Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ sinh thái tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 70 - 72)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

2.2.2.3. Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ sinh thái tự

- % chất thải chƣa đƣợc thu gom xử lý

Tính cho đến nay, Phú Yên có khoảng gần 200 cơ sở kinh doanh lĩnh vực du lịch, trong đó có gần 2/3 lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và 170 cơ sở kinh doanh lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng và tiến hành xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên 90% cơ sở xử lý chất thải chƣa đạt tiêu chuẩn môi trƣờng nên lƣợng nƣớc thải công nghiệp đổ trực tiếp vào cống thoát và đổ ra biển, sông, hồ, gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Tuy vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở Phú Yên chƣa đáng kể, nhƣng căn cứ vào kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc sông vùng ven biển nhƣ bảng trên, thấy rằng khả năng ô nhiễm do ảnh hƣởng các chất ô nhiễm từ các dòng chảy đổ ra biển rất đáng chú ý. Đặc biệt, tại cửa sông Đà Rằng – nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh du

lịch nhất, nguồn nƣớc thải từ các cơ sở trên cũng là nguyên nhân đáng kể góp phần ô nhiễm biển, nguồn nƣớc ngầm……v…v…..

Hiện nay mạng lƣới các cơ sở kinh doanh du lịch đang tập trung vào vùng ven biển, vùng đồng bằng, dọc theo quốc lộ IA, quốc lộ 25, 06 tuyến tỉnh lộ sẽ là thách thức lớn đối với môi trƣờng trong tƣơng lai.

Để khắc phục vấn đề này, Ngày 10/02/2012, UBND tỉnh Phú Yên ra Thông báo số 71/TB-UBND về việc cho phép lập thủ tục chuẩn bị đầu tƣ dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại tại xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa.

Nhà máy này xử lý 80 tấn/ngày chất thải rắn sinh hoạt, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại: 600 tấn/tháng. Thời gian hoạt động là 50 năm.

Nhà máy phải bố trí cuối hƣớng gió, cuối dòng chảy, xung quanh Nhà máy trồng cây xanh cách ly, không bố trí ở vùng thƣờng bị ngập nƣớc, vùng có vết đứt gãy kiến tạo, khoảng cách an toàn về môi trƣờng nhỏ nhất giữa Nhà máy đến chân các công trình xây dựng khác > 500m.

- % tiêu thụ sản phẩm, động thực vật quý hiếm

Hiện tại Phú Yên chƣa có con số cụ thể về tình hình tiêu thụ sản phẩm động vật quý hiếm phục vụ cho du lịch bởi vì Sở Tài nguyên môi trƣờng Phú Yên vừa triển khai dự án "Bảo tồn một số nguồn gen động thực vật quý hiếm" tại các khu rừng đặc dụng, có động thực vật quý hiếm của tỉnh.

Trƣớc mắt dự án tập trung điều tra, thống kê, đầu tƣ bảo vệ nguồn gen thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (huyện Sơn Hòa) và Khu bảo tồn đèo Cả (huyện Đông Hòa) dƣới hình thức tạo thành các "ngân hàng gen".

Giai đoạn hai của dự án là xây dựng một vành đai xanh từ đèo Cả đến Krông Trai tiếp giáp với huyện Ma Đrắc (tỉnh Đắc Lắc). Riêng khu vực ven biển, tỉnh có chƣơng trình ƣu tiên xây dựng các khu bảo tồn biển tại Cù lao Ông Hổ, Hòn Than, Hòn Nƣa và Lao Mai Nha.

Các chuyên gia đánh giá phần lớn các công trình du lịch nhƣ các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, công viên tổng hợp, khách sạn, nhà hàng….đƣợc xây dựng tƣơng đối phù hợp hài hòa với kiến trúc chung, góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phƣơng, cải tạo bộ mặt nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- % phương tiện vận tải sạch/vận tải cơ giới

Đa phần hiện này ngành du lịch Phú Yên toàn vận dụng phƣơng tiện vận tải cơ giới, về phƣơng tiện vận tải sạch chỉ có ở một số khu du lịch, nhƣng con số đó không đáng kể, đó chỉ là vài chiếc xe đạp phục vụ du khách trong khu du lịch. Cho nên lƣợng khí thải từ các phƣơng tiện vận tải cơ giới trong phục vụ du lịch thải ra môi trƣờng khá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)