Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 112 - 116)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

3.4. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020

3.4.1.6. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác

Tăng cƣơng nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nƣớc, xây dựng các chiến lƣợc thị trƣờng, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nƣớc, trong khu vực và trên thế giới.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lƣu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong, ngoài nƣớc; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch.

3.4.1.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Phải có quan điểm phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, cho nên vừa khai tác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát huy giá trị. Với tính chất

đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn đòi hỏi công tác quy hoạch và nghiên cứu thị trƣờng phải đi trƣớc một bƣớc để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của tỉnh.

Trƣớc hết chúng ta cần tăng cƣờng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, thành phần kinh tế, cộng đồng, các chủ thể quản lý phát triển du lịch, quản lý di sản, tài nguyên về yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch phải đƣợc bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý, phải coi việc bảo tồn di sản, tài nguyên không chỉ là hoạt động gìn giữ, bảo vệ đơn thuần mà còn là đầu tƣ phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm tính khoa học, dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển.

Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại, xác định khả năng phát huy giá trị phục vụ du lịch của TNDL làm cơ sở phát triển sản phẩm du lịch, hình thành, phát triển và công nhận các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.

Triển khai thực hiện chƣơng trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên; thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn với việc khai thác phát triển du lịch.

Riêng đối với TNDL nhân văn:

Trƣớc hết, cần lập hồ sơ khoa học để nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan giá trị của các di tích trên nhiều mặt: lịch sử, kiến trúc, văn hoá, mỹ thuật, địa giới..

Quy hoạch chi tiết hệ thống di tích lịch sử kiến trúc của Phú Yên, trong đó xác định những di tích đặc biệt giá trị, những di tích cần đƣợc bảo vệ nguyên trạng, phƣơng án chống xuống cấp cho các di tích, nâng cấp CSHT những nơi có di tích….

Tập trung mọi lỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Trƣớc khi tiến hành cần phải có sự nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ trên mọi phƣơng diện: lịch sử, hiện tại, tƣơng lai của di tích, sự tác động của thời tiết khí hậu, con ngƣời …và đặc biệt là xin ý kiến của các chuyên gia giỏi để có các phƣơng án khoa học, sự thận trọng đó là hết sức cần

thiết bởi những di sản mà cha ông ta để lại chứa đựng những giá trị thiêng liêng vô giá nhƣng lại hết sức mong manh.

Không gian cũng là một phần không thể thiếu của kiến trúc, do vậy cần thận trọng trong việc cấp phép xây dựng các công trình mới ảnh hƣởng đến cảnh quan ở những khu vực nhạy cảm.

Cƣơng quyết cƣỡng chế phá bỏ những trƣờng hợp lấn chiếm di tích, trả lại không gian cho di tích.

Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng và giá trị trên nhiều mặt của các di tích, qua sự hiểu biết đó sẽ hình thành cho ngƣời dân, những ngƣời đang sinh sống cùng các di tích tình yêu niềm tự hào về các di sản vô giá mà cha ông ta để lại. Chính sự bảo vệ của dân cƣ sở tại mới là sự bảo vệ quan trọng nhất, trực tiếp nhất có tác dụng nhất.

Tuyên truyền, đào tạo kiến thức cho hƣớng dẫn viên du lịch: Sở du lịch Phú Yên cần phối hợp với các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp lữ hành để mời các chuyên gia đầu ngành tập huấn kiến thức về di tích (sử học, kiến trúc, mỹ thuật, văn hoá…) và giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho hƣớng dẫn viên, qua đó hƣớng dẫn viên sẽ có những tác động tích cực tới du khách khi họ tới thăm quan di tích, biến du khách từ những ngƣời có nguy cơ xâm hại di tích trở thành những ngƣời tham gia bảo vệ di tích dƣới nhiều hình thức.

Bảo vệ môi trường du lịch:

Xây dựng các công trình tại các khu, điểm du lịch phải hài hoà với cảnh quan và môi trƣờng xung quanh.

Tổ chức, cá nhân khi lập dự án, thiết kế, xây dựng các khu du lịch phải đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh và mặt nƣớc trong khu du lịch phù hợp với mục đích và tính chất sử dụng của khu du lịch.

Tổ chức, cá nhân khi thi công công trình xây dựng tại các khu vực ven bờ biển, hồ, sông, suối và các khu vực có bãi tắm du lịch không đƣợc gây xói lở, làm trƣợt dốc, cát hoặc làm rơi vãi vật liệu xây dựng và các loại chất thải xuống khu

Bảo vệ môi trƣờng tại các khu bảo tồn: Không chặt phá cây trong khu rừng đặc dụng; không săn bắn, bẫy bắn động vật hoang dã; không tổ chức các hoạt động gây tiếng ồn và quấy nhiễu sinh hoạt bình thƣờng của các loài động vật hoang dã; không đƣa các loài động vật, thực vật lạ vào chăn thả, trồng ở khu, điểm du lịch; không mang hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy vào rừng; không đốt lửa trong các khu bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức thu gom rác thải, xử lý nƣớc thải trong các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5945- 1995 trƣớc khi đổ ra môi trƣờng;

Thƣờng xuyên phổ biến, giáo dục cho du khách và cộng đồng dân cƣ trong khu, điểm du lịch về bảo vệ đa dạng sinh học, phòng và chống cháy rừng, xả rác đúng nơi quy định.

Giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ về môi trƣờng không chỉ dừng lại ở du khách, cộng đồng dân cƣ địa phƣơng mà còn phải tiến hành ở cả các cấp quản lý, các đơn vị và đối tƣợng kinh doanh tại điểm du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức nhƣ: tổ chức cuộc vận động, phổ biến văn bản hƣớng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, chiếu phim…

- Bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch: Trong quá trình tiến hành các hoạt dộng lễ hội, liên hoan du lịch, ban tổ chức phải khoanh vùng để hạn chế khách du lịch vào tham quan tại khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm và có biện pháp tránh tập trung lƣợng khách quá lớn tại một thời điểm để bảo đảm tính bền vững của môi trƣờng du lịch; bố trí nơi đặt thùng rác, các thiết bị vệ sinh bảo đảm vệ sinh và thuận tiện cho khách; tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan liên quan tiến hành thu gom rác để đƣa đến nơi xử lý.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội, liên hoan du lịch phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất thải trong quá trình hoạt động phải đƣợc thu gom và xử lý bảo đảm vệ sinh môi trƣờng

Những hoạt động của du lịch tác động không nhỏ đến môi trƣờng. Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng là một trong những trọng tâm của ngành du lịch Phú Yên trong

thời gian tới cũng nhƣ nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở Phú Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)