Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 64 - 69)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

2.2.2.1. Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ kinh tế

* Khách du lịch

- Số lƣợt khách du lịch: Trong thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc, hoạt động du lịch Phú Yên bƣớc đầu đạt kết quả đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt, trƣớc hết là số lƣợng khách du lịch đến Phú Yên. Trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trƣởng trung bình năm đạt 45%, đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Phú Yên. Xem diễn biến lƣợng khách du lịch đến Phú Yên đến năm 2011 (phụ lục 2).

Có thể đánh giá diễn biến phát triển khách du lịch Phú Yên theo các giai đoạn:

2000 – 2005: Đây là giai đoạn UBND tỉnh ban hành quyết định về chƣơng trình hành động phát triển du lịch đến năm 2005 và định hƣớng đến năm 2010, sau 5 năm tổ chức thực hiện, du lịch Phú Yên đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, công tác chỉ đạo điều hành đã đƣợc ổn định và triển khai đồng bộ, tốc độ tăng trƣởng bình quân về khách du lịch duy trì ở mức 19%/năm. Năm 2011, lƣợng khách du lịch đến Phú Yên đạt 52.670 lƣợt khách và tiếp tục duy trì mức tăng đều đặn ở các năm tiếp theo. Mặc dù 2 năm 2003 và 2004 ngành du lịch thế giới và cả nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề từ dịch bệnh và các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị…..thì Phú Yên vẫn

duy trì đƣợc đều đặn lƣợng khách du lịch và đến cuối năm 2005, lƣợng khách du lịch đến Phú Yên đã đạt 80.500, tăng 2,3 lần so với năm 2000.

Giai đoạn 2006 đến nay: Cùng với sự phục hồi của du lịch thế giới và du lịch Việt Nam, khách du lịch đến Phú Yên vẫn tiếp tục duy trì đƣợc mạch tăng trƣởng, lƣợng khách qua các năm tăng ổn định, trung bình đón đƣợc sắp xỉ 153.000 lƣợt khách/năm. Năm 2010 lƣợng khách du lịch đến Phú Yên 312.000 lƣợt khách, duy trì mức tăng trƣởng 34,0%/năm.

Tính chung cho cả hai giai đoạn 2000 – 2010, lƣợng khách đến Phú Yên có nhịp độ tăng trƣởng tƣơng đối bền vững ở mức 45%/năm.

Riêng năm 2011, khách du lịch lƣu trú tăng trên 38%, trong đó khách quốc tế tăng 46% so với năm 2010. Đến tháng 6 tháng đầu năm 2012, tổng lƣợt khách đến Phú Yên là 255.000 lƣợt, đạt 51 % kế hoạch năm, tăng 8,5 % so cùng kỳ 2011; trong đó khách quốc tế 17.200 lƣợt, tăng 2,1 %; chủ yếu là Trung Quốc, Việt Kiều, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Úc, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản …

Nếu so sánh với dự báo của quy hoạch 1996 (cho giai đoạn 2000 – 2010) đều không đạt so với chỉ tiêu dự báo đề ra. Thực tế lƣợng khách quốc tế đến Phú Yên chỉ đạt xấp xỉ 10% và lƣợng khách du lịch nội địa chỉ đạt xấp xỉ 59% chỉ tiêu dự báo (ví dụ năm 2005, dự báo đón đƣợc 32 ngàn khách quốc tế, thực tế chỉ đón đƣợc 2,7 ngàn; 190 ngàn khách nội địa, thực tế chỉ đón đƣợc 77,8 ngàn; năm 2010 dự báo 80 ngàn lƣợt khách quốc tế, thực tế chỉ đón đƣợc 12 ngàn; 320 lƣợt khách nội địa, thực tế đón đƣợc gần 300 ngàn).

So sánh với các tỉnh khác trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhƣ Khánh Hòa, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận và hai trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lƣợng khách đến Phú Yên còn khá khiêm tốn, đặc biệt là với hai tỉnh lân cận Bình Định và Khánh Hòa thì lƣợng khách đến Phú Yên chỉ chiếm trung bình 24,4% lƣợng khách đến Bình Định và 10,4% lƣợng khách đến Khánh Hòa (xem phụ lục 3). Điều này cho thấy sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của du lịch Phú Yên còn yếu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng về

khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế cao hơn so với các địa phƣơng khác 25,2%/năm.

- Ngày lƣu trú trung bình: Qua số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Yên cho thấy chỉ tiêu về ngày lƣu trú của khách du lịch có xu hƣớng tăng lên, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Giai đoạn 2000 – 2005 khách quốc tế lƣu trú tại Phú Yên dao động từ 1,6 – 1,8 ngày; từ năm 2006 trở lại đây ngày lƣu trú dao động từ 1,7 – 2 ngày và đến năm 2011 đã lên đến 2,9 ngày. Ngày lƣu trú trung bình của khách nội địa cũng dao động từ 1,2 – 1,6 ngày. Song nếu so với dự báo của quy hoạch du lịch năm 1996 thì chƣa đạt (dự báo từ 2,8 – 3 ngày). Điều này cho thấy du lịch Phú Yên còn có những hạn chế, chƣa giữ chân đƣợc khách du lịch, vì sản phẩm du lịch chƣa mang tính đặc thù, các sản phẩm bổ chƣa đáp ứng nhu cầu du khách.

- Mức chi tiêu của khách: Theo thống kê của Sở VHTTDL Phú Yên thì giai đoạn 2000 – 2011, chi tiêu của một khách du lịch quốc tế tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn từ 240 – 460 ngàn VND/ngày; khách du lịch nội địa chỉ trong khoảng 140 – 280 ngàn VND/ngày. Mức chi tiêu này cũng thấp hơn nhiều so với dự báo của quy hoạch du lịch năm 1996 khoảng 160 – 240 ngàn VND/ngày (khách quốc tế), 500 – 600 ngàn VND/ngày (khách nội địa).

* Thu nhập du lịch

Bảng 2.2: Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Thu nhập du lịch Cơ cấu thu nhập (%) Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc

tế Nội địa 2000 12.389,4 533,0 11.856,4 100,0% 4,3 95,7 2001 14.765,4 971,3 13.794,1 100,0% 6,6 93,4 2002 18.171,0 1.194,5 16.976,5 100,0% 6,6 93,4 2003 24.625,8 1.882,8 22.743,0 100,0% 7,7 92,3

2005 36.900,0 3.515,4 33.384,6 100,0% 9,5 90,5 2006 57.060,0 4.450,7 52.609,3 100,0% 7,8 92,2 2007 85.399,2 6558,7 78.840,5 100,0% 7,7 92,3 2008 162.176,4 15.957,7 146.218,7 100,0% 9,8 90,2 2009 253.800,0 24.283,3 229.516,7 100,0% 9,6 90,4 2010 360.000,0 31.248,0 328.752,0 100,0% 8,68 91,32 2011 648.000,0 45.622,0 602.378,0 100,0% 7,04 92,96 6/2012 278.2000,0

Nguồn: Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 của Sở VHTT và DL Phú Yên

Số liệu thống kê cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh vừa qua đã có sự tăng trƣởng đáng kể. Nếu nhƣ năm 2000 tổng thu nhập của toàn ngành mới đạt khoảng 12,39 tỷ đồng thì đến năm 2001 đã tăng lên gấp 1,2 lần đạt mức 14,77 tỷ đồng. Đến năm 2003 thu nhập du lịch đạt 24,63 tỷ đồng, năm 2005 toàn ngành thu đƣợc 36,9 tỷ đồng (dự báo 352 tỷ đồng).

Giai đoạn 2006 – nay, tiếp tục đà tăng trƣởng trƣớc đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến Phú Yên, thu nhập du lịch Phú Yên đã có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ với mức thu trung bình 139,61 tỷ/năm. Riêng năm 2011 tăng hơn 80% so với năm 2010.

Tốc độ tăng trƣởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2000 – 6/2012 đạt 61%/năm.

- Cơ cấu doanh thu: Trong những năm qua, du lịch Phú Yên chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lƣu trú, ăn uống và vận chuyển của khách. Dịch vụ lữ hành đƣa khách đi tham quan còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu. Khách du lịch quốc tế và nội địa đều chi tiêu nhiều cho dịch vụ lƣu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống dao động từ 29,0 – 30,0%, tiếp đến là doanh thu từ lƣu trú tỷ lệ dao động trên dƣới 36,0%.

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu du lịch theo dịch vụ, giai đoạn đến năm 2010 Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng TB (%) Ăn uống 10,33 13,63 18,28 38,11 75,61 143,27 33,9 Lƣu trú 12,08 20,31 33,26 56,53 76,98 81,37 37,7 Lữ hành 1,99 3,25 4,76 8,53 15,20 22,11 32,8 Vận chuyển 0,81 1,43 2,13 4,54 7,61 13,57 48,2 Bán hàng hóa 5,76 6,93 10,79 23,03 31,42 37,82 35,3 Doanh thu khác 5,93 11,51 16,17 31,43 46,98 57,93 46,6

Nguồn: Theo báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 của Sở VHTT và DL Phú Yên)

* Tỷ trọng GDP ngành du lịch trên tổng số GDP chung của tỉnh

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, trong cơ cấu nền kinh tế hiện đại thì giá trị các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại hoá nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu trong niên giám thống kê tỉnh Phú Yên , năm 2000 GDP ngành du lịch Phú Yên đạt xấp xỉ 3,8%, 2005 đạt xấp xỉ 3,1%, 2010 đạt xấp xỉ 3,6%, 2011 đạt xấp xỉ 3,6%. Tốc độ tăng trƣởng bình quân GDP du lịch thời kỳ 2000 – 2011 đạt 18,6%/năm. Phú Yên phấn đấu đến năm 2015 GDP ngành du lịch tăng lên 5,7% và đến năm 2020 là 7,2%.

* Du lịch Phú Yên phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư

Du lịch Phú Yên phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cƣ và công tác xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch Phú Yên, ngoài việc thu hút lực lƣợng lao động trực tiếp (năm 2005 khoảng gần 400 ngƣời, năm 2008 là 1.680 ngƣời và năm 2009 thu hút khoảng 2000 ngƣời), bên cạnh đó còn kéo theo lực lƣợng lao động gián tiếp ngoài xã hội lớn gấp nhiều lần

dịch vụ du lịch). Đến nay, ngành du lịch đã tạo ra khoảng 430.000 lao động trực tiếp và gần 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du lịch nhƣ đƣa đón khách, xản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống…..góp phần làm tăng thu nhập cho ngƣời dân, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, du lịch góp phần làm giảm sự tập trung căng thẳng ở những trung tâm dân cƣ: các tài nguyên thiên nhiên thƣờng nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi phải có sự đầu tƣ về mọi mặt giao thông, bƣu điện, văn hoá… và làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó. Du lịch đánh thức các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống bởi các món đồ thủ công mỹ nghệ luôn là những mặt hàng lƣu niệm hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)