Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 60 - 63)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

2.2.1.6. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

Lực lƣợng lao động trong ngành du lịch của tỉnh tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhìn chung, chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Số lao động có trình độ qua đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu.

Chất lƣợng lao động nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công việc, trong quá trình phục vụ đây đó vẫn thƣờng thấy các nhân viên

trong ngành còn thiếu chu đáo. Kỹ năng giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ du lịch thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ đối với các nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch còn hạn chế. Chƣa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khá cao.

Nguyên nhân của các yếu kém này là do ngành du lịch tỉnh chƣa thực sự có chiến lƣợc đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản, chƣa có đội ngũ quản trị nhân sự có tính chuyên nghiệp cao, quy trình tuyển chọn nhân sự, công tác đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực chƣa đƣợc chú ý đứng mức cũng nhƣ chƣa thực sự quan tâm giải quyết tốt chính sách đãi ngộ, sử dụng và bồi dƣỡng ngƣời lao động một cách thỏa đáng… Thứ hai là công tác đào tạo du lịch hiện nay tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn còn nhiều bất cập và còn có khoảng cách khá lớn giữa qui mô, chất lƣợng, ngành nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế. Trong quá trình học tập, học sinh - sinh viên lại ít có cơ hội đƣợc cọ sát, đi thực tập thực tế nhiều, vì vậy sau khi tốt nghiệp ra trƣờng hầu hết các bạn đều rất lúng túng với công việc. Mặt khác, trong khi các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đang rất thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao về bàn - buồng - bếp - bar - lễ tân… thì các trƣờng nói trên chủ yếu tập trung đào tạo các chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch! Vì vậy, nhu cầu thực tế lao động du lịch hiện nay đang có nghịch lý là “thừa thầy thiếu thợ”!

Để từng bƣớc giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm Sở VHTT và DL làm công tác điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên và đƣa ra kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, quan tâm đồng bào các dân tộc, khuyến khích kêu gọi lao động du lịch từ các khu vực khác,... lựa chọn chƣơng trình, phƣơng thức và cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao.

2.2.1.7. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Những năm qua, vấn đề nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch địa phƣơng đã đƣợc triển khai, nhƣng hiệu quả thiết thực còn thấp.

Điều này một phần do đội ngũ nhân lực còn yếu kém, một phần do nguồn ngân sách đầu tƣ cho lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

2.2.1.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Tính đến năm 2010, toàn tỉnh hiện đã đầu tƣ và khai thác gần 30 điểm phục vụ du lịch trong đó có 7 bãi biển, 4 vịnh, 2 điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác, 16 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật và một vài khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí khác.

Việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua đang ở tình trạng mất cân đối, hầu nhƣ tập trung ở khu vực thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận. Điều này, đã và đang là nguyên nhân làm xuống cấp môi trƣờng ở những khu vực này. Trong khi đó một số nơi tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác hoặc khai chƣa triệt để tập trung ở các huyện Tuy An, Sông Cầu ….. điều này vừa làm ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên môi trƣờng bị xâm hại.

Bên cạnh đó, một số hoạt động dân sinh thiếu ý thức nhƣ hiện tƣơng khai thác rừng lấy gỗ, làm rẫy, đánh bắt thủy hải sản làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trƣờng du lịch.

2.2.1.9. Liên kết hợp tác phát triển du lịch

Liên kết giữa các địa phƣơng trong xây dựng sản phẩm, phát triển du lịch là vấn đề đã đƣợc đặt ra trong nhiều năm qua nhƣ một yếu tố sống còn để có bƣớc tiến đột phá và bền vững về du lịch tại mỗi khu vực. Song, cho đến nay hầu hết các địa phƣơng vẫn mạnh ai nấy làm, vẫn chƣa đƣa cái bắt tay trên giấy vào thực tế, Phú Yên cùng nằm trong trƣờng hợp trên.

Năm Du lịch Quốc gia 2011 tổ chức tại Phú Yên cho đến nay chƣa tạo ra thêm một sản phẩm du lịch có tính liên kết nào. Các chƣơng trình liên kết du lịch đã triển khai nhiều năm nay nhƣng trên thực tế chƣa hình thành nên tour ổn định, mà chủ yếu là các tour farmtrip, khảo sát lẻ tẻ theo định kỳ.

toàn riêng biệt, không có sự tham gia của địa phƣơng bạn, cố gắng lôi khách về mình, mà quên mất các cam kết hợp tác cùng khai thác du khách, các chƣơng trình liên kết, các chuyến khảo sát sản phẩm chung trƣớc đó.

Các chƣơng trình cam kết liên kết du lịch, vai trò của doanh nghiệp chƣa đƣợc đặt ở vị trí trung tâm. Doanh nghiệp đƣợc mời tham gia chƣơng trình nhƣng lại không có không gian cho các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, bàn bạc giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có cơ hội để bắt tay nhau hợp tác sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 60 - 63)