Tạo thương hiệu điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch của các địa phƣơng

1.4.2. Tạo thương hiệu điểm đến du lịch

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển trải dài 385km với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, môi trƣờng tự nhiên khá trọn vẹn, khí hậu ôn hòa đầy nắng gió quanh năm... là điều kiện lý tƣởng để vùng biển xinh đẹp này phát triển mạnh du lịch biển, đảo.

Chính nhờ đó, năm 2003 Vịnh Nha Trang đƣợc gia nhập Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, tạo đà để ngành du lịch địa phƣơng xây dựng thƣơng hiệu du lịch biển Nha Trang-Khánh Hòa ngày càng mang tính chuyên nghiệp, tạo sức hút đặc biệt với mọi du khách trong và ngoài nƣớc.

Nhờ tính chuyên nghiệp cao, cộng với công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh môi trƣờng du lịch văn minh, thân thiện, nhất là công tác bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc coi trọng, nên Nha Trang đã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện, nhiều chƣơng trình mang tầm cỡ quốc tế đƣợc tổ chức thành công tại đây. Tiêu biểu nhƣ cuộc thi Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu thế giới ngƣời Việt; các hội nghị, hội thảo quốc tế, Festival Biển Nha Trang; kết nối con đƣờng di sản miền Trung, Tháng Tám Nha Trang điểm hẹn, các cuộc thi du thuyền quốc tế, thể thao trên biển... tạo đƣợc những tiếng vang lớn trong quá trình xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu du lịch Nha Trang-Khánh Hòa.

Sự ra đời của các khu du lịch lớn nhƣ Vinpearlland, Diamond Bay, White Sand Dốc Lết, Hòn Tằm... góp phần tôn vinh hình ảnh không thể thiếu trên thị trƣờng du lịch khách nội địa và quốc tế.

Mặt khác, đƣợc sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới, khu vực biển quanh đảo Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang đã đƣợc chọn làm khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Mục tiêu của dự án là bảo tồn hệ sinh thái biển đa dạng và còn nguyên sơ tại khu vực này, đồng thời chú trọng tạo việc làm cho cƣ dân sống quanh đảo và lợi ích của cộng đồng cũng đƣợc quan tâm hơn, khẳng định vai trò to lớn của cộng đồng dân cƣ và các doanh nghiệp trong xây dựng môi trƣờng biển thân thiện và bền vững.

Cùng với đó, Khánh Hòa còn hình thành nên hệ thống công viên cây xanh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; đi đôi với việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, xử lý nƣớc thải trên các tuyến đƣờng phố chính; khuyến khích các doanh nghiệp có những ý tƣởng sáng tạo trong việc đầu tƣ xây dựng các khu du lịch, sản phẩm, dịch vụ mang tính chất gần gũi với thiên nhiên; yêu cầu ngƣời dân và các doanh nghiệp sử dụng các chất liệu có trong tự nhiên, hạn chế tối đa việc khai thác quá mức, hủy hoại đến môi trƣờng sinh thái; tập trung phát triển du lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên biển, du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch sinh thái biển.

Theo nhận xét của một số chuyên gia về du lịch thì phát triển du lịch ở tỉnh nói riêng và ở Việt Nam nói chúng vẫn mới chỉ là những tuyến điểm du lịch đơn lẻ, chƣa mang tầm vóc thƣơng hiệu quốc gia.

Sự tăng trƣởng lƣợng khách du lịch biển hầu nhƣ phụ thuộc vào việc khai thác, tận dụng những lợi thế sẵn có của tự nhiên, mà chƣa có sự tái đầu tƣ và bảo tồn tài nguyên du lịch biển một cách bài bản. Việc lựa chọn, triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch ở nƣớc ngoài còn khó khăn do bị động, nhân sự mỏng nên gặp nhiều hạn chế.

Ý nghĩa và tƣ duy xây dựng thƣơng hiệu du lịch biển chƣa đƣợc các doanh nghiệp du lịch xác định một cách thấu đáo. Việc khai thác tài nguyên du lịch biển chồng

chéo và mâu thuẫn giữa các ngành và lĩnh vực, nên tiềm năng biển, đảo Việt Nam không phát huy đƣợc tối đa cho hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của Việt Nam.

Do đó, Khánh Hòa đã và đang có những định hƣớng lớn trong công tác quy hoạch du lịch theo hƣớng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo bƣớc đột phá nhằm tạo dựng thƣơng hiệu Du lịch biển Nha Trang-Khánh Hòa, để khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn tiềm năng du lịch đặc sắc ở vùng biển đảo này.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhƣ chúng ta đã biết, ngày nay du lịch phát triển rất nhanh và mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia nói chung và một địa phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, nếu một địa phƣơng phát triển du lịch chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trƣớc mắt thì tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả khó lƣờng về văn hóa, xã hội và môi trƣờng. Do đó để khắc phục vấn đề “lợi bất cập hại” này, thì phải có một cái nhìn và cách làm đúng dựa trên những nguyên tắc nhất định để phát triển du lịch nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Phát triển du lịch ngoài dựa trên những nguyên tắc căn bản. Bên cạnh đó, còn phải nghiên cứu về điều kiện để phát triển. Đây là một công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển du lịch của mỗi địa phƣơng.

Sự liên kết hợp lý giữa các địa phƣơng sẽ tạo nên chuỗi du lịch hấp dẫn, không chỉ hạn chế đƣợc tình trạng nhàm chán về hoạt động du lịch mà còn tạo thành khu du lịch mạnh về địa điểm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, từ đó giảm đƣợc giá tour và du khách có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn điểm đến. Đây là việc làm không mới đối với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Sự liên kết cần những nỗ lực chung và quyết tâm từ các địa phƣơng, sự vào cuộc của doanh nghiệp cùng làm du lịch để lợi ích sẽ tăng và đƣợc chia đều cho các bên, góp phần cho nền du lịch địa phƣơng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)