Mở rộng hợp tác, liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 116 - 118)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

3.4. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020

3.4.1.8. Mở rộng hợp tác, liên kết phát triển du lịch

Sự liên kết hợp lý giữa các địa phƣơng sẽ tạo nên chuỗi du lịch hấp dẫn, không chỉ hạn chế đƣợc tình trạng nhàm chán về hoạt động du lịch mà còn tạo thành khu du lịch mạnh về địa điểm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, từ đó giảm đƣợc giá tour và du khách có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn điểm đến. Sự liên kết cần những nỗ lực chung và quyết tâm từ các địa phƣơng, sự vào cuộc của doanh nghiệp cùng làm du lịch để lợi ích sẽ tăng và đƣợc chia đều cho các bên, góp phần cho nền du lịch địa phƣơng phát triển bền vững.

Hợp tác phát triển du lịch phú Yên đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: Hợp tác với các địa phƣơng khác theo tuyến hành trình du lịch, theo sản phẩm du lịch: căn cứ vào những đặc thù về giao thông, vị trí địa lý, về đặc điểm tự nhiên, văn hoá lịch sử… Phú Yên có thể hợp tác với một số địa phƣơng trong phát triển du lịch:

Thƣ nhất, Phú yên có thể liên kết với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng duyên hải Nam Trung bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Có thể khẳng định đây là vùng đất có những lợi thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch biển, đảo... với chiều dài hơn 1.300 km chạy suốt từ đèo hải Vân đến bãi biển Hàm Tân với nhiều danh lam thắng cảnh. Đây cũng là vùng đất lịch sử và con ngƣời để lại nhiều di tích, nhất là nền văn hóa Chăm rực rỡ. Hiện nay, trên phạm vi vùng cũng nhƣ từng địa phƣơng chƣa có một chiến lƣợc phát triển kinh tế du lịch có cơ sở khoa học vững chắc, bảo đảm cho ngành kinh tế này phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Các sản phẩm du lịch biển, đảo của vùng còn đơn điệu, tạo sự hấp dẫn đối với du khách chƣa lớn; tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch của đội ngũ trong ngành còn hạn chế, ý thức của ngƣời dân trong việc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan du lịch cũng nhƣ tham gia phát triển kinh tế du lịch còn khá hạn chế.

Để khắc phục những yếu kém, hạn chế trên, trƣớc hết, các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Nam Trung bộ cần bàn bạc, thống nhất và tập trung giải quyết một số vấn đề lớn. Đó là nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện có cơ sở khoa học về tiềm năng du lịch nói chung, tiềm năng du lịch biển, đảo nói riêng của cả vùng cũng nhƣ của từng địa phƣơng, để làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lƣợc phát triển du lịch trong thời gian tới mạnh hơn.

Trên cơ sở đó, các địa phƣơng cần có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng đồng bộ và hiện đại các cơ sở vật chất, kỹ thuật thiết yếu cho sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Mỗi địa phƣơng cần có sự đầu tƣ cho việc nghiên cứu các loại sản phẩm du lịch biển, đảo với mục tiêu phải tạo ra đƣợc các sản phẩm đa dạng, chất lƣợng cao, bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tƣợng du khách.

Muốn nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách, các tỉnh phải tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt là kiến thức chuyên môn, giao tiếp, phục vụ. Từng địa phƣơng phải gắn chặt giữa du lịch biển, đảo với các hình thức du lịch khác nhƣ du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, đồng thời phải có sự liên kết, gắn kết mật thiết giữa các tỉnh và gắn kết du lịch trong vùng với du lịch các vùng lân cận nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong phát triển kinh tế du lịch vùng, miền theo hƣớng phát triển bền vững.

Thứ hai, Phú Yên liên kết với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên hỗ trợ lẫn nhau về phát triển du lịch, khai thác khách du lịch quốc tế khu vực Đông Bắc Campuchia, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum). Tiềm năng hình thành vùng liên kết du lịch giữa Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung với các tỉnh Tây Nguyên và thị trƣờng du lịch các nƣớc bạn Lào, Đông Bắc Thái Lai, Campuchia càng thể hiện rõ khi các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai)… tạo cửa ngõ để thông thƣơng, thu hút khách du lịch quốc tế. Đây là thế mạnh để phát triển loại hình du lịch liên kết biển-đồng bằng-miền núi.

Ngoài ra Phú Yên còn có thể liên kết liên lục với các thành phố lớn khác trên thế giới trong việc phối hợp để gửi và nhận khách du lịch lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 116 - 118)