Đơn vị tính: (%)
Chỉ tiêu 1991-2000 2001-2010 2011-2016 1986-2016
GTSX nông nghiệp 28,17 21,3 42,72 30,39
GTSX chăn nuôi ĐGS 40,42 38,5 32,50 38,86
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Tóm lại, GTSX chăn nuôi ĐGS là tăng khá nhanh nhưng kém ổn định, trong đó chăn nuôi bò, heo có quy mô lớn hơn nhưng kém ổn định nên ảnh hưởng đến xu hướng chung.
Tiếp theo sẽ xem xét tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc dưới góc độ hiện vật tức là số lượng đầu con và lượng thịt xuất chuồng.
Tổng đàn gia súc chính nhìn chung đều tăng trong suốt những năm qua. Tổng đàn bò cũng tăng từ 194 ngàn con năm 1991 lên 238,8 ngàn con năm 2000 và lên 301,7 năm 2016, tức tăng gần 107 ngàn con. Tổng đàn trâu từ hơn 15,4 ngàn con năm 1991, tăng lên hơn 18,6 ngàn con năm 2000, đã tăng lên 21,1 ngàn con năm 2016, tức tăng gần 6 ngàn con so với 1991. Tổng đàn heo trong từng mốc theo thời gian này lần lượt là 242 ngàn con, 299,3 ngàn con, 411 ngàn con và 851 ngàn con, tăng 551 ngàn con.
Về lượng thịt hơi xuất chuồng cũng tăng theo số lượng đàn những năm qua. Lượng thịt hơi xuất chuồng chung tăng 5,1 lần từ 27.730 tấn năm 1991 lên 142.097 tấn năm 2016.
Bảng 3.4. Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của đại gia súc tỉnh Bình Định
Đơn vị tính: 1.000 con và tấn Chỉ tiêu Năm 1991 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Tổng đàn trâu 15,4 18,6 19,4 21,5 21,1 Tổng đàn bò 194,9 238,8 276,5 266,0 301,7 Tổng đàn heo 299,3 411,1 569,4 797,7 851,1
Thịt hơi xuất chuồng 27.730 55.458 106.951 132.961 142.097
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Quy mô sản lượng chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định đã tăng khá nhanh. Điều này đã cho thấy năng lực sản xuất chăn nuôi ĐGS tăng khá nhanh nhưng ở đây chủ yếu là năng lực sản xuất chăn nuôi theo chiều rộng, tăng số lượng và quy mô đàn. Việc gia tăng quy mô đàn này cũng như tình trạng chung cả nước, đã dẫn tới tình trạng phá vỡ quy hoạch. Bảng 3.5 cho thấy chỉ có số lượng đàn trâu và lợn còn dư địa theo quy hoạch, còn đàn bò đã vượt so với quy hoạch năm 2015 và tốc độ này sẽ vượt quy hoạch năm 2020. Lưu ý, trong quy hoạch có tính tới sự cân đối giữa quỹ đất cho phát triển đồng cỏ, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ thú y, cung cấp đầu vào và hệ thống giết mổ. Khi vượt quá về lượng sẽ rất khó đảm bảo về chất lượng của quá trình phát triển chăn nuôi.
Việc quy mô sản lượng chăn nuôi bò cao hơn và vượt quy hoạch, đã thể hiện sự kém bền vững trong phát triển. Với đàn lợn, dù chưa hết dư địa nhưng tình trạng biến động giá lợn cuối 2016 và năm 2017 khi cung vượt cầu. Hậu quả người sản xuất đã cắt giảm lượng lợn. Lý do của tình trạng này còn do năng lực và bảo quản chế biến thịt còn quá yếu và do đó khó có thể tạo ra hệ thống kho đệm điều hòa quá trình cung cấp thịt cho thị trường.