Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu luận án

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng mà xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, là ngành sử dụng các đầu vào của tự nhiên.

Trong lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, vai trò của tài nguyên đặc biệt là đất đai với tăng trưởng kinh tế đã được đề cập. David Ricardo (1817) một nhà kinh tế thuộc trường phải này đã chỉ rõ vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Do diện tích đất nông nghiệp màu mỡ là có giới hạn nên nếu mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn nghĩa là phải sử dụng những diện tích kém màu mỡ hơn. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận của nông nghiệp cũng giảm dần. Giá lương thực phẩm tăng khiến cho phải thay đổi tiền lương trong công nghiệp dẫn tới giảm tích lũy và vì thế doanh nghiệp phải hạn chế đầu tư, kết quả là tăng trưởng không được duy trì. Quan điểm này vẫn có ý nghĩa lớn ngày nay trong phát triển nông nghiệp, đó là phải sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm yếu tố sản xuất này.

Từ các lý thuyết về mô hình phát triển nông nghiệp như lý thuyết theo hai giai đoạn, lý thuyết hàm sản xuất... đều đã khẳng định mức ảnh hưởng của nhân tố tài nguyên trong tất cả các giai đoạn phát triển của nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền nông nghiệp đó. Với các nền nông nghiệp phát triển, nhờ có đầu tư thỏa đáng và trình độ công nghệ tiên tiến được áp dụng mà năng suất nông nghiệp ngày càng cao, yếu tố tài nguyên cũng được sử dụng hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Ngược lại với các nước đang phát triển, quy mô tài nguyên, độ màu mỡ, điều kiện thời tiết … ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Trong chăn nuôi ĐGS thức ăn và nước uống rất quan trọng trong chăn nuôi. Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho đàn vật nuôi. Ngoài việc trồng cỏ, sử dụng phế phụ phẩm từ trồng trọt và thức ăn tinh thì các bãi cỏ tự nhiên cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi,

nhất là ở các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống theo kiểu chăn thả hoàn toàn. Bên cạnh đó còn phải kể đến nước uống, nó có tác dụng điều hoà thân nhiệt, là dung môi cho sự trao đổi chất, nó chiếm tới 80% trọng lượng cơ thể. Ngoài ra nước còn dùng để tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh cho bò (Trần Quang Hạnh, 2007).

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w