5. Kết cấu luận án
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp phân tích
Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi đại gia súc là một lĩnh vực trong nông nghiệp với những đặc điểm gắn với điều kiện tự nhiên nên phương pháp phân tích cần có sự lựa chọn cho phù hợp. Nhưng trong phần nghiên cứu này chủ yếu là phân tích định tính vì những số liệu thứ cấp chỉ cho phép như vậy. Phương pháp phân tích theo khung phân tích sau:
Khung phân tích
Hình 2.1. Khung phân tích
(Nguồn: của tác giả)
Khác Vốn con người Lao động Vốn Năng lực sản xuất Cơ chế chính sách phát triển Chăn nuôi ĐGS Thị trường
Phát triển chăn nuôi ĐGS:
+ Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi cao và ổn định
+ Cơ cấu chăn nuôi thay đổi hợp lý và hiệu quả
+Tổ chức sản xuất hợp lý
+ Hiệu quả cao ..
Các phương pháp phân tích bao gồm:
Phương pháp diễn dịch trong suy luận:
Tức là nghiên cứu tiến hành xem xét Tình hình phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định từ khái quát đến cụ thể. Quá trình này dựa trên cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi, bài học đúc kết từ thực tiễn để làm cơ sở xem xét đánh giá toàn diện quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS từ tăng trưởng sản lượng, cơ cấu chăn nuôi, huy động và sử dụng nguồn lực, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi từ đó rút ra những thành công và hạn chế cùng với các nguyên nhân của quá trình này trong từng điều kiện cụ thể của địa phương.
Phương pháp quy nạp trong suy luận:
Nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ cụ thể đến khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS sẽ phân tích cụ thể, toàn diện quá trình phát triển chăn nuôi đại gia súc từ tăng trưởng sản lượng, cơ cấu chăn nuôi, huy động và sử dụng nguồn lực, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính quy luật và hệ thống.
Phương pháp phân tích thống kê gồm Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được về chăn nuôi ĐGS qua các cách thức khác nhau. Phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc tính của đối tượng nghiên cứu ở đây. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng số liệu về phát triển chăn nuôi ĐGS. Để hiểu được các hiện tượng và đánh giá chính xác quá trình này, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể có các phương pháp cụ thể như sau:
(i) Phương pháp phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp như sử dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng phát triển chăn nuôi ĐGS của địa phương trong những điều kiện thời gian cụ thể.
(ii) Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương pháp dãy số thời gian … để phân tích biến động và xu thế thay đổi của sự phát triển đại gia súc của địa phương.
Phân tích so sánh
Phương pháp xem xét quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS bằng cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có và số liệu thực tế của quá trình chăn nuôi này hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động.
Phân tích chuỗi thời gian
Phương pháp này sẽ xem xét và phân tích quá trình thay đổi Tình hình chăn nuôi ĐGS theo thời gian để tìm ra những xu hướng thay đổi mang tính tích cực hay không. Kết quả sẽ làm cơ sở cho các đánh giá quá trình phát triển này.
Mô hình kinh tế lượng
Từ tổng quan nghiên cứu, nhất là các lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế đã mô phỏng và chỉ ra cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế. Sản lượng và gia tăng sản lượng thường thể hiện sự phát triển, các yếu tố tạo ra và quyết định sản lượng chính là các nhân tố ảnh hưởng. Vì thế lý thuyết này đã là cơ sở để xây dựng mô hình kinh tế lượng cho phân tích mà cụ thể sẽ áp dụng hàm sản xuất - Cobb- Douglass.
Ngoài ra, một số nghiên cứu sau đây đã sử dụng hàm sản xuất để xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Nghiên cứu của Bezabih và Hadera (2007) đã xem xét ảnh hưởng của công nghệ, rủi ro do thiên nhiên gây ra như bão và dịch bệnh bùng phát… đến sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên tai và dịch bệnh là những nguyên nhân chính làm suy giảm năng suất. Hơn nữa, dân số tăng nhanh nên diện tích đất được giao cho mỗi hộ gia đình giảm dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất. Do đó muốn tăng năng suất thì người nông dân cần xem thâm canh trong sản xuất như là một phương tiện để tối đa hóa năng suất đất đai. Nghiên cứu này cũng là cơ sở để hình thành phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS [73].
Đinh Phi Hổ (2003) đã trình bày lý thuyết về sản xuất nông nghiệp theo cách tiếp cận kinh tế học vi mô. Ở đây tác giả dựa trên hàm sản xuất để phản ánh quá trình ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất nông nghiệp hay sản lượng nông nghiệp. Thông qua cách tiếp cận này, cho thấy cách thức phân tích chi phí đầu vào và doanh thu trong nông nghiệp. Trong phần sau tác giả đã trình bày lý thuyết thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Có thể thấy cách tiếp cận vi mô của tác giả là những gợi ý hình thành mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh (2010) tập trung xem xét Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân có vay vốn ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu ở đây nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến thu nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT. Dựa trên số liệu khảo sát 180 hộ, gồm chăn nuôi gia súc, trồng trọt …có sử dụng vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT ở 9 xã thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích hồi quy, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động của các nhân tố đến thu nhập hỗn hợp của các hộ nghiên cứu. Trong mô hình biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp và biến độc lập gồm: trình độ học vấn, tuổi, lao động của hộ, lượng vốn vay, chi phí đầu vào, diện tích đất canh tác, lãi suất. Kết quả cho thấy cho thấy các yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó, các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ nông dân [2].
Nghiên cứu Lê Đình Hải (2017) tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Dựa trên số liệu khảo sát các nông hộ ở đây gồm chăn nuôi gia súc và trồng trọt, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng này tới thu nhập của nông hộ với biến phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm: diện tích đất của hộ, giới tính chủ hộ, độ tuổi chủ hộ, số năm đi học, lượng vốn vay, khoảng cách đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy quy mô vốn, diện tích đất của nông hộ và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thu nhập của hộ [29].
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) xem xét thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu sử dụng: (i) phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA private) và phương pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm, ở đồng bằng sông Cửu Long; (ii) mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thu nhập của hộ và các biến độc lập là: trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích của hộ, vay vốn, tỷ lệ lao động, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, kiểm dịch. Số liệu dùng cho phân tích là số liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm 307 quan sát ở Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95% và nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp. Xuất phát từ một số vấn đề thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích số liệu thực tế cho thấy rằng để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi cần sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp [71].
Nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015) nhằm phân tích thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa qua nghiên cứu điển hình tại huyện Hà Trung và Thọ Xuân. Dựa trên số liệu điều tra của 80 nông hộ ở đây, tác giả sử dụng phương pháp phân tích chính là thống kê mô tả và hồi quy đa biến để phân tích. Trong mô hình hội quy, biến phụ thuộc là thu nhập, biến độc lập là địa bàn, giới tính, trình độ học vấn, số lao động, diện tích đất sản xuất, giá trị phương tiện sản xuất, vốn lưu động, khả năng tiếp cận vốn vay. Kết quả cho thấy chất lượng lao động, qui mô đất đai và lượng vốn của các nông hộ điều tra còn ở mức thấp. Thu nhập của nông hộ ở mức bình quân 72 triệu đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của hộ. Các nguồn lực của nông hộ như qui mô đất sản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ lệ thuận với
thu nhập của hộ, trong đó qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng dương lớn nhất. Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và địa bàn cũng có tác động tích cực tới thu nhập của nông hộ nhưng ít hơn [38].
Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để ước lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn ngẫu nhiên, các hộ này bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong mô hình hồi quy, biến phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm số thành viên hộ, thời gian sống tại địa phương, thời gian cư trú, diện tích đất, lao động của hộ, vị trí xã hội, khả năng vay vốn, khoảng cách từ nơi ở đến đô thị, lãi suất, số tiền vay chính thức. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ ở An Giang [23].
Bảng 2.1. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng
Tác giả
Mục đích và Phương pháp
nghiên cứu
Mô hình biến số Kết quả nghiên cứu
Đinh Phi Hổ (2003) Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất nông nghiệp. Kết hợp định tính và định lượng.
Hàm sản xuất Cobb –Douglas. Biến phụ thuộc kết quả sản xuất nông nghiệp các biến độc lập là diện tích đất canh tác cho hộ; lao động của hộ; vốn dùng trong sản xuất; kiến thức của chủ hộ và các biến độc lập khác.
Các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất nông nghiệp, hay thu nhập của hộ nông nghiệp. Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) Xem xét thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác
định các yếu tố
Mô hình hồi quy đa biến dạng hàm sản xuất với biến phụ thuộc là thu nhập của hộ và các biến độc lập là: Trình độ học vấn của chủ hộ; Tổng diện tích của hộ; Vay vốn; Tỷ lệ lao động; Ảnh hưởng dịch cúm gia cầm.
Thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ
ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết hợp định tính và định lượng.
chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Lê Đình Hải (2017)
Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ; Kết hợp định tính và định lượng.
Mô hình hồi quy đa biến – hàm sản xuất. Biến phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm: diện tích đất của hộ, giới tính chủ hộ, độ tuổi chủ hộ, số năm đi học, lượng vốn vay, Khoảng cách đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, áp
dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Quy mô vốn, diện tích đất của nông hộ và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến thu nhập của hộ. Phân tích thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa, Kết hợp định tính và định lượng.
Mô hình hồi hàm sản xuất với biến phụ thuộc là Thu nhập, biến độc lập là Địa bàn, Giới tính, Trình độ học vấn, Số lao động, Diện tích đất sản xuất, Giá trị phương tiện SX, Vốn lưu động, Khả năng tiếp cận vốn vay.
Chất lượng lao động, qui mô đất đai và lượng vốn của các nông hộ điều tra còn ở mức thấp. Thu nhập của nông hộ ở mức bình quân 72 triệu đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ lệ khá cao Chu Thị trong tổng thu nhập của hộ. Kim Các nguồn lực của nông hộ Loan, như qui mô đất sản xuất, số Nguyễn lượng và trình độ học vấn
Văn của lao động, giá trị phương Hướng tiện sản xuất tỷ lệ thuận với (2015) thu nhập của hộ, trong đó
qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng dương lớn nhất. Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và vị trí địa lý cũng có tác động tích cực tới thu nhập của nông hộ nhưng ít hơn.
Nguyễn Lan Duyên (2014) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Kết hợp định tính và định lượng.
Hồi quy đa biến biến phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm Số thành viên hộ;