Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 57 - 58)

5. Kết cấu luận án

2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội

Trong thời kỳ 2001 - 2010, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh Bình Định liên tục tăng ở mức cao, bình quân 9,85%/năm (bình quân cả nước 2001 - 2010: 7,26%/năm) và quy mô GRDP theo giá 2010 là 28.827,3 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 8,90%/năm (bình quân cả nước 2001 - 2005: 7,51%/năm); giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 10,8%/năm (bình quân cả nước 2006 - 2010: 7,01%/năm) và giai đoạn 2011 -2016 GRDP tăng trung bình đạt 7,2% năm và quy mô GRDP năm 2016 là 41.185,5 tỷ đồng. Mức bình quân GRDP/người/năm theo giá so sánh 2010 tăng đáng kể, năm 2000 chỉ có 3,13 triệu đồng/người/năm, năm 2005 tăng lên 6,97 triệu đồng/người/ năm, đến năm 2010 tăng lên 17,90 triệu đồng/người/năm (bình quân cả nước năm 2010: 22,787 triệu đồng/người/năm) và năm 2016 đạt 44,5 triệu đồng/người/năm. GRDP/người tăng đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người tăng góp phần cải thiện đời sống và tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời kỳ 2001 - 2016 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, song tốc độ chuyển dịch chậm và chưa phát huy vai trò của khu vực thương mại dịch vụ. Sau 16 năm, đến năm 2016: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng: 10,14%, thương mại - dịch vụ giảm 2,36%, khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 7,79% chiếm 27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp của cả nước chiếm 20,58%).

Tình hình phát triển xã hội

Dân số trung bình năm 2016 của tỉnh Bình Định là 1,525 triệu người, là tỉnh có dân số lớn nhất so các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, trong đó: Thành thị khoảng 472 ngàn người, chiếm 31%, nông thôn là 1.052 ngàn người, chiếm 69% tổng dân số. Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001- 2016 toàn tỉnh là 0,145%/năm, trong đó: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,45% (năm 2001) xuống còn 0,93% (năm 2016), tỷ lệ tăng cơ học trong những năm gần đây có xu thế tăng dần (năm 2001 là -1,26%, năm 2010 là -1,03%, năm 2016 là -0,78%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 250 người/km2. Dân số phân bố không đều, ở các huyện miền núi chỉ 31 - 39 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 310 - 836 người/km2, khu vực đô thị gần 1.000 người/km2. Cơ cấu

dân số trẻ chiếm 62,7% dưới 30 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 51,3% và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn cao.

Tổng số lao động đang làm việc năm 2016 là 924 nghìn người (chiếm 60,59% dân số toàn tỉnh); trong đó lao động khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 74,64% (năm 2001) xuống còn 64,70% (năm 2005) và xuống 49% (năm 2016); cơ cấu lao động khu vực này của tỉnh cao hơn so với bình quân chung cả nước (năm 2016 cả nước 42%).

Thu nhập bình quân một hộ ở nông thôn Bình Định khoảng 25,5 - 33 triệu đồng/năm, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 38 - 44%, cho thấy đời sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới đã và đang đổi thay từng ngày; từ đó, khả năng đầu tư để tăng quy mô đàn và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị của hộ nông dân ngày càng cao hơn, thúc đẩy chăn nuôi phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 57 - 58)