Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 133 - 134)

5. Kết cấu luận án

5.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên quan đến phát

5.1.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới

Kể từ sau cuộc cách mạng nông nghiệp 1960 đến nay, ngành chăn nuôi ĐGS trên thế giới đã đạt tốc độ phát triển cao và liên tục, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào chăn nuôi nên góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới khi trải qua 4 giai đoạn sẽ giảm số cơ sở chăn nuôi, song lại tăng số lượng vật nuôi ở một cơ sở và tính hợp tác liên kết ngày càng cao. Dự báo những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi thế giới trong thế kỷ hai mốt sẽ ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.

Các cơ hội

Cầu sản phẩm chăn nuôi trên thế giới sẽ tăng đáng kể do: dân số tăng từ 7,7 tỷ người vào năm 2018 sẽ lên 9 tỷ người vào năm 2040, bình quân thu nhập đầu người tăng, nhất là ở những nước đang phát triển.

Cách mạng công nghiệp 4,0 diễn ra và tác động mạnh, nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ được ứng dụng thành công trong ngành chăn nuôi nói chung và ĐGS nói riêng, đặc biệt là lai tạo thành công các giống vật nuôi có năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, kháng bệnh.

Chính phủ các nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi nói chung và ĐGS nói riêng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm toàn cầu và từng quốc gia.

Cầu các sản phẩm chăn ĐGS chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tăng, trên thực tế cung luôn không đủ cầu.

Thách thức

Biến đổi khí hậu diễn biến rất phức tạp, các yếu tố thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất ngày càng ngắn lại, mức độ ảnh hưởng rộng, cường độ cao và thay đổi

đột ngột (bão, lũ lụt, giá lạnh, xâm nhập mặn, khô hạn - nắng nóng...) đã ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi cũng như việc sản xuất thức ăn chăn nuôi ĐGS và hoạt động sinh lý của vật nuôi.

Dịch bệnh gây hại cho ĐGS xảy ra trên diện rộng, khó kiểm soát, virus gây bệnh luôn có biến thể, kháng thuốc (điển hình bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng, lợn tai xanh...) khó ngăn chặn dịch bệnh một cách triệt để.

Chăn nuôi thiếu kiểm soát đối với ĐGS tập trung là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, trước hết là đất sản xuất, nguồn nước, không khí,… đầu tư xử lý tốn kém và sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, nên không ít nhà đầu tư xây dựng công trình chăn nuôi ĐGS mang tính đối phó hoặc không vận hành.

Các rào cản kỹ thuật liên tục được dựng lên và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, trên thực tế đã xảy ra các cuộc chiến mậu dịch đối với các sản phẩm chăn nuôi của các thị trường lớn ngày càng nhiều.

Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng khan hiếm và giá bán liên tục tăng (dự báo đến 2050 giá tăng ít nhất gấp 2,0 lần năm 2010), trong khi chi phí thấp lại tiếp tục giảm.

Địa bàn và không gian dành cho phát triển chăn nuôi đại gia súc bị thu hẹp do gia tăng diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, sa mạc hóa, ngập úng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w