Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 38 - 44)

5. Kết cấu luận án

1.3.3.Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

1.3.3.Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi cao và ổn định

Trong lý thuyết kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng sản lượng là sự mở rộng năng lực sản xuất và đạt được kết quả sản xuất tốt hơn theo thời gian, được biểu hiện bằng mức gia tăng sản lượng của nền kinh tế (Bùi Quang Bình, 2012).

Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi ĐGS là sự mở rộng năng lực sản xuất của ngành này và đi kèm là sự gia tăng sản lượng. Mức tăng trưởng sản lượng trong chăn nuôi đại gia súc được đo lường bằng tỷ lệ và mức tăng giá trị sản xuất (tiêu chí 1). Mỗi mức năng lực sản xuất sẽ tương ứng với một mức sản lượng và mức tăng số lượng (tiêu chí 2). Sự mở rộng năng lực sản xuất là sự tăng khả năng sản xuất sản phẩm qua đó tăng lượng thịt cho thị trường và sản lượng tăng lên. Nhưng sự gia tăng này phải gắn với nhu cầu, thích ứng với những thay đổi của nhu cầu để tránh tình trạng mở rộng năng lực sản xuất dẫn tới dư thừa (cung lớn hơn cầu). Trên góc độ hoạch định chính sách thì việc duy trì và mở rộng năng lực sản xuất này phải theo quy hoạch phát triển chung của ngành và địa phương. Phải bảo đảm thích ứng các bộ phận các khâu trong chăn nuôi và mối liên kết giữa chúng. Không chỉ phát triển chăn nuôi mà còn phải chú trọng dịch vụ đầu vào và chuỗi giá trị đầu ra, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến và chuỗi thương mại tiêu thụ sản phẩm.

Theo các lý thuyết về phát triển trong kinh tế, tăng trưởng sản lượng chăn nuôi phải đi liền với quá trình tích lũy và mở rộng các nhân tố sản xuất trong ngành này, bao gồm vốn, lao động, đất đai và công nghệ sản xuất. Nếu tăng tích lũy và mở rộng các nhân tố trên thì chỉ tăng trưởng về lượng và sẽ kéo theo sản xuất dư thừa hay thiếu hụt, nghĩa là kém ổn định. Nghĩa là sự gia tăng sản lượng gắn với độ ổn định sản xuất, và được đo lường bằng so sánh giữa độ lệch chuẩn và tỷ lệ tăng trưởng trung bình sản lượng (tiêu chí 3). Trong điều kiện ngày nay phải không ngừng cải thiện và áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi sẽ giữ vai trò quyết định hơn cho

sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Nhưng muốn cải tiến và áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi thì không thể thiếu vốn đầu tư và lao động có trình độ cao. Điều này có nghĩa là chuyển sang mô hình tăng trưởng sản xuất chăn nuôi ĐGS theo chiều sâu, dựa trên công nghệ phải bảo đảm sự thích ứng và một tỷ lệ các yếu tố sản xuất thích hợp. Trong kinh tế thị trường, quy luật thị trường có thể điều tiết để dần dần sản xuất sẽ cân bằng và từng bước theo quy luật nhưng sẽ rất dài và nhiều điều chỉnh gây bất ổn. Cần phải có bàn tay nhà nước tham gia điều tiết không chỉ bằng quy hoạch mà các chính sách kinh tế khác nhau nhằm bảo đảm cho sự tăng trưởng sản xuất chăn nuôi ĐGS theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường.

Sự tham gia của nhà nước cùng với thị trường điều tiết sản xuất chăn nuôi thông qua các quy định và thể chế cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất. Từ đầu vào, tổ chức sản xuất và tiêu thụ cuối cùng mà quan trọng nhất là tạo điều kiện và thúc đẩy tham gia vào chuỗi giá trị thịt thế giới cũng như mở rộng thị trường ra nước ngoài. Đồng thời nhà nước chính là người định hướng thực hiện liên kết 4 nhà trong ngành sản xuất này.

Các tiêu chí phản ánh

- Mức và tỷ lệ tăng giá trị sản xuất;

- Mức và tỷ lệ tăng số lượng;

- Độ ổn định sản xuất;

Cơ cấu chăn nuôi thay đổi hợp lý và hiệu quả

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu chăn nuôi ĐGS nói riêng thể hiện không chỉ cấu trúc bên trong của chung mà quan trọng hơn đã thể hiện các tỷ lệ phân bổ nguồn lực cũng như cơ chế vận hành của hệ thống.

Cơ cấu chăn nuôi ĐGS tiếp cận theo quan điểm cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành của hoạt động sản xuất trong chăn nuôi ĐGS trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và được thể hiện qua tỷ lệ đầu vào và đầu ra của các bộ phận hay ngành chăn nuôi ĐGS như tiêu chí dưới. Mối quan hệ về số lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi phân ngành nhỏ của nó trong tổng yếu tố đầu vào hay tổng sản lượng đầu ra. Cơ cấu chăn nuôi ĐGS

không bất định mà luôn thay đổi do nhiều yếu tố tác động cả chủ quan và khách quan. Khi cơ cấu chăn nuôi ĐGS thay đổi thường được gọi đó là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.

Cũng theo cách tiếp cận cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS là sự thay đổi của cơ cấu theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển và các điều kiện kinh tế- xã hội nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu chăn nuôi ĐGS phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. Những thay đổi này thể hiện thông qua tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng đầu vào và đầu ra trong chăn nuôi ĐGS và thể hiện ở các tiêu chí dưới.

Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS hợp lý và hiệu quả là quá trình thay đổi cơ cấu để hình thành các cấu thành và tỷ lệ các yếu tố đầu vào của các bộ phận trong chăn nuôi hợp lý. Sự hợp lý này làm cho các nguồn lực được kết hợp sử dụng hiệu quả, từ đó thúc đẩy tăng trưởng chung.

Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường và chính sách, trong đó yếu tố thị trường như thu nhập, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng. Nhưng cũng có cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào như các nguồn tự nhiên, nguồn lực con người, vốn hay khía cạnh đầu ra chẳng hạn thị trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế (Bùi Quang Bình và Nguyễn Hồng Quang (2016). Nhưng dù phân chia theo cách nào thì đều khẳng định cơ cấu chăn nuôi của mỗi nước hay địa phương hình thành và thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của các yếu tố này. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng mức độ tác động của các nhân tố cũng khác nhau tùy theo thời điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu chăn nuôi ĐGS khác nhau theo thời gian nhưng về cơ bản trong dài hạn chúng vẫn tạo ra những xu thế chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi như sau: nhu cầu sản phẩm ĐGS ngày càng tăng, xu thế sản phẩm sạch, sản phẩm sản xuất theo công nghệ cao và thân thiện môi trường ngày càng tăng.

- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lượng của các ngành trong chăn nuôi;

-Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lượng sản phẩm chăn nuôi theo các ngành;

-Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng các yếu tố đầu vào cho các ngành trong chăn nuôi ĐGS.

Huy động phân bổ sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi hiệu quả

Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng được để cập ở trên đã khẳng định mối quan hệ giữa kết quả sản lượng và cách thức huy động sử dụng nguồn lực trong sản xuất. Hay nói cách khác tăng trưởng sản lượng và gia tăng năng lực chăn nuôi ĐGS phụ thuộc vào cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho chăn nuôi ĐGS. Gia tăng năng lực chăn nuôi theo cách mở rộng sử dụng các nguồn lực – phát triển theo chiều rộng, nâng cao hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực – phát triển theo chiều sâu.

Theo cách lập luận đó, có thể: (1) Huy động thêm các nguồn lực để tăng quy mô sản xuất ngành chăn nuôi này như đầu tư tăng thêm số lượng đàn, mở rộng diện tích đồng cỏ để tăng lượng thức ăn. (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp chẳng hạn đầu tư cải tạo giống cho đàn ĐGS, thâm canh trồng cỏ trên một đơn vị diện tích, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người chăn nuôi hay áp dụng quy trình công nghệ quản lý chăn nuôi. Cách phát triển thứ nhất dường như gặp phải giới hạn của quy luật lợi suất giảm dần khi tăng nguồn lực cho sản xuất. Hơn nữa nhiều nguồn lực trong nông nghiệp bị giới hạn cứng chẳng hạn diện tích đất canh tác. Nhưng cách phát triển dựa trên tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố khác lại không bị giới hạn. Các nhà kinh tế học cho rằng phát triển nông nghiệp phải chú trọng phát triển chăn nuôi nhờ đó sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất và thu nhập của nông dân. Nghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để tăng năng suất vẫn là xu hướng chính để gia tăng sản lượng chăn nuôi hay là phát triển theo cách thứ hai. Liên quan tới các nguồn lực được xem xét dưới đây.

Để bảo đảm cho phát triển chăn nuôi ĐGS, không chỉ huy động đủ số lượng mà cần phân bổ cho ngành này nguồn lao động có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi phải có chính sách lao động tập trung và ưu tiên cho ngành sản xuất này. Cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực lao động cho phát triển chăn nuôi ĐGS này được thể hiện qua các tiêu chí : (i) Lao động trong chăn nuôi ĐGS; (ii) % lao động trong ĐGS so với lao động trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp; (iii) Mức năng suất lao động; (iv) Tỷ lệ vốn đầu tư/lao động chăn nuôi ĐGS; (v) % Lao động qua đào tạo.

Cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư là cách thức, biện pháp của chính quyền nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất trong chăn nuôi ĐGS có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư và sử dụng chúng hiệu quả. Điều này được thể hiện ở các tiêu chí: (i) Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp và chăn nuôi ĐGS; (ii)Tỷ lệ vốn đầu tư phân bổ cho chăn nuôi ĐGS; (iii) Hệ số hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi ĐGS

Chăn nuôi đại gia súc còn yêu cầu có diện tích đất để phục vụ chăn nuôi. Diện tích đất gồm đất làm chuồng trại, đất chăn thả và đồng cỏ. Diện tích lớn nhất cho chăn nuôi là đồng cỏ cho gia súc. Thực tế khảo sát cho thấy bình quân một ha trồng cỏ thể đáp ứng cho 30 con bò. Nhưng với diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một lao động ở Việt Nam nói chung khá thấp trung bình khoảng 0,4 ha/người năm 2016 thì nguồn lực đất cho phát triển chăn nuôi ĐGS không lớn. cách thức huy động phân bổ sử dụng đất hay các chính sách và biện pháp được sử dụng để phân bổ sử dụng cho phát triển đồng cỏ, trại chăn nuôi và các công trình hạ tầng phụ trợ hợp lý sẽ đáp ứng yêu cầu. Điều này thể hiện các tiêu chí: (i) Diện tích đất dành cho chăn nuôi; (ii) Diện tích đất dành cho trồng cỏ chăn nuôi ĐGS; (iii) Tỷ lệ diện tích đất dành cho hạng mục chuồng trại, hạ tầng, và đồng cỏ.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc theo hướng hiện đại

Lý thuyết về phát triển nông nghiệp đã khẳng định tầm quan trọng của tổ chức sản xuất trong chăn nuôi. Trình độ tổ chức sản xuất sẽ cho phép gắn kết và sử dụng các yếu tố sản xuất hiệu quả hơn.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi ĐGS là sự bố trí các công đoạn các khâu trong quá trình chăn nuôi nhằm thực hiện chu trình sản xuất kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Mục tiêu của tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng hiện đại là sự bố trí các

công đoạn, các khâu của quá trình chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó quyết định lựa chọn tổ chức sản xuất theo kiểu nào, hình thức nào là tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, chủng loại hay kết cấu sản phẩm của người sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng hiện đại là sự bố trí quá trình chăn nuôi theo định hướng tập trung đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngay từ đầu vào, quy trình chăn nuôi và sản phẩm đầu ra hay tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Có 2 hình thức liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang. Đối với liên kết dọc, doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư tổ chức sản xuất, ứng dụng KHKT; người chăn nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất. Liên kết dọc có ưu điểm là người chăn nuôi tham gia chuỗi có thu nhập ổn định, lợi nhuận ít bị biến động bởi giá cả thị trường. Đối với chuỗi liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh liên kết lại nhằm hỗ trợ nhau đưa sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển. Trong mô hình liên kết này, đơn vị kinh doanh đóng vai trò cầu nối giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, phân phối.

Đối với một ngành sản xuất, tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, nhân sự, phương thức sản xuất, cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra. Sự yếu kém hoặc ách tắc ở bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất. Chăn nuôi ĐGS ở nước ta hiện nay chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: Hộ gia đình, hợp tác xã và trang trại, trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi đại gia súc được nâng cao

Quá trình sản xuất trong chăn nuôi ĐGS thực sự phát triển khi nó mang lại cho người nuôi hiệu quả cao, góp phần gia tăng thu nhập và tích lũy từ chăn nuôi. Nếu không thỏa mãn điều này thì người sản xuất sẽ chuyển nguồn lực sang sản xuất sản phẩm khác khi đó quy mô chăn nuôi sẽ giảm. Hiệu quả chăn nuôi ĐGS được xem xét trên cả góc độ kinh tế và xã hội.

Thông thường, hiệu quả kinh tế thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế. Do đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ĐGS cũng phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực ở đây và được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả và chi phí trong ngành chăn nuôi này. Theo đó hiệu quả kinh tế bằng quan hệ so sánh giữa giá trị sản xuất chăn nuôi ĐGS và chi phí sản xuất hay chi phí lao động. Nhưng trong nhiều trường hợp có thể xem xét giữa giá trị sản xuất và giá trị gia tăng để biết tỷ lệ chi phí trung gian. Cũng có thể xem xét quan hệ giữa giá trị sản xuất hay gia tăng trên 1 đồng đầu tư.

Dưới góc độ xã hội, kết quả là tổng thu nhập của lao động nhận được từ chăn nuôi, số lượng công ăn việc làm cho lao động từ ngành này và những ảnh hưởng xã hội tích cực mà nó đem tới.

Các giải pháp để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi ĐGS là áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tổ chức tốt sản xuất, nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 38 - 44)