Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 118 - 120)

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 Giá trị trung bình 7,95 8,35 8,1 6,6 6,2 7,7 Mode 9 9 9 7 7 9 Độ lệch chuẩn 1,39 1,14 1,21 1,27 1,61 1,34 Nhỏ nhất 4 6 5 4 3 5 Lớn nhất 10 10 10 9 9 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó:

1: Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi ĐGS tiên tiến ở tỉnh

2: Các mô hình chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi áp dụng rộng rãi 3: Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn đại gia súc 4: Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS

5: Giảm chi phí chăn nuôi

6: Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đã hỗ trợ người chăn nuôi tốt

Điều quan trọng và tác động rõ và mạnh của công tác khuyến nông là đã nâng cao được trình độ kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn ĐGS ở tỉnh, vì thế được các chuyên gia đã đánh giá khá cao, điểm trung bình là 8,1 và có độ tập trung. Công tác khuyến nông thông qua “Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đã hỗ trợ người chăn

nuôi” của tỉnh nhưng năm qua được các chuyên gia đánh giá khá cao mức ảnh hưởng của yếu tố này, điểm trung bình là 7,7, tập huấn kỹ thuật và công tác khuyến nông có vai trò lớn để cải thiện trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc, số liệu khảo sát các hộ chăn nuôi đại gia súc cho thấy 81/175 hộ hay 46% tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, như vậy số hộ tham gia là không nhiều, tham gia tập huấn chủ yếu là người chồng với tỷ lệ là 63/81, vợ tham gia là 14/81 và con là 2/81, điều này cũng phù hợp vì số chủ hộ là đàn ông chiếm đa số, chăn nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao vì vậy các hộ gia đình ngoài kênh tập huấn còn có nhiều kênh khác để tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi, số liệu khảo sát cho thấy ngoài số hộ có được kiến thức kỹ thuật nhờ được tập huấn khuyến nông chiếm 46%, còn 35% nhờ kế thừa kinh nghiệm gia đình, và 16% nhờ học từ các nông trường doanh nghiệp, tỷ lệ hộ có được nhờ tự đúc rút kinh nghiệm hay học hỏi từ các hộ khác chỉ chiếm khoảng 3%,

Công tác khuyến nông có tác động chỉ ở mức trung bình khá với hai yếu tố, đó là “Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS” và “Giảm chi phí chăn nuôi”, điểm trung bình chỉ hay mức tác động chỉ là 6,6 và 6,2.

Như vậy công tác khuyến nông chăn nuôi đại gia súc đã góp phần cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi tuy nhiên vẫn còn chưa bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS và cắt giảm chi phí chăn nuôi.

Ảnh hưởng của công tác thú y

Trong công tác thú y, các chuyên gia cho điểm cao nhất là việc “Xử lý tốt các đợt dịch bệnh của ĐGS nhanh và kịp thời” với điểm trung bình là 8,1, độ thống nhất cao (độ lệch chuẩn là 0,97), điều này cũng hàm ý công tác thú y đã xử lý tốt và góp phần dập các đợt dịch nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi,

Việc “Người chăn nuôi chấp hành và thực hiện phòng trừ dịch bệnh cho động vật tốt nhờ công tác tuyên truyền và kiểm tra của các cơ quan thú y” được đánh giá ở mức tác động là 8, như vậy ảnh hưởng của công tác tuyên truyền và kiểm tra của các cơ quan thú y đã tạo ra ý thức chấp hành nghiêm túc, đúng quy trình, quy định của người chăn nuôi, điều này đã bảo đảm chăn nuôi đại gia súc tránh được dịch bệnh.

Bảng 4.9. Mức ảnh hưởng của công tác thú yChỉ tiêu 1 2 3 4 5 6

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 118 - 120)