Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 140 - 141)

5. Kết cấu luận án

5.2.2. Định hướng phát triển

Định hướng chung

Phát triển chăn nuôi ĐGS trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái trong tỉnh để phát triển toàn diện, bền vững theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đối xử nhân đạo với vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Phát triển ngành chăn nuôi ĐGS theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống. Đồng thời Nâng cao sức cạnh tranh của chăn nuôi ĐGS trên cơ sở ứng dụng nhanh khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong ngành chăn nuôi ĐGS phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Định hướng cụ thể:

Chăn nuôi lợn: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại - công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, đồng thời phát triển chăn nuôi lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ ở một số địa phương miền núi.

Chăn nuôi bò: Tăng nhanh tỷ lệ đàn bò lai, phát triển ở quy mô thích hợp, quan tâm đến chất lượng con giống phù hợp với đặc điểm về khí hậu thời tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản phẩm, đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi, trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.

Chăn nuôi trâu: Phát triển ở quy mô thích hợp với đặc điểm về khí hậu thời tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản phẩm. Khuyến khích phát triển theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại.

Chăn nuôi dê: Tăng nhanh số lượng, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi, trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w