Mức ảnh hưởng của công tác thú y

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 120 - 121)

Giá trị trung bình 6,65 8 7,45 7,05 5,8 8,1 Mode 6 9 8 8 5 9 Độ lệch chuẩn 0,99 1,03 0,89 1,05 1,64 0,97 Nhỏ nhất 5 6 6 5 2 6 Lớn nhất 8 9 9 9 9 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó:

1: Các cơ sở chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn về chuồng trại và xử lý chất thải 2: Người chăn nuôi chấp hành và thực hiện phòng trừ dịch bệnh cho động vật tốt nhờ công tác tuyên truyền và kiểm tra

3: Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đã thúc đẩy thực hiện nghiêm túc của người chăn nuôi và giết mổ

4: Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh cho người chăn nuôi

5: Việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y theo đúng quy định đã được người cung cấp và chăn nuôi thực hiện tốt

6: Xử lý tốt các đợt dịch bệnh nhanh và kịp thời

“Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đã thúc đẩy thực hiện nghiêm túc của người chăn nuôi và giết mổ” và “Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh cho người chăn nuôi” được các chuyên gia đánh giá khá tốt, mức tác động trung bình là 7,45 và 7,05.

Ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các chuyên gia về “Việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y theo đúng quy định đã được người cung cấp và chăn nuôi thực hiện tốt” rất thấp, điểm trung bình là 5,8, điều này cũng hàm ý công tác quản lý thức ăn và thuốc thú y chưa tốt.

Yếu tố “bảo đảm tiêu chuẩn về chuồng trại và xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi” cũng chỉ đạt mức ảnh hưởng trung bình khá và bằng 6,65, điều này cũng

cho thấy vấn đề bảo đảm tiêu chuẩn về kỹ thuật và xử lý chất thải của hộ chăn nuôi chưa tốt cần phải cải thiện nếu không các biện pháp thú y khác cũng mất ý nghĩa.

Rõ ràng công tác thú y cần phải hoàn thiện hơn về quản lý thuốc thú y, tiêu chuẩn thức ăn cũng như cải tạo và xây dựng chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác

Các dịch vụ hỗ trợ khác cho chăn nuôi ở tỉnh Bình Định được các chuyên gia đánh giá có tác động không mạnh như các yếu tố trên, tất cả các yếu tố chỉ ở mức trung bình và trung bình khá.

Mức ảnh hưởng kém nhất là “dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm”, các chuyên gia đánh giá mức ảnh hưởng là 5,5, đây cũng là vấn đề chung của Việt Nam.

Dịch vụ “Hỗ trợ người chăn nuôi có thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trong và ngoài nước tốt” cũng chỉ cao hơn chút ít, mức điểm đánh giá trung bình là 5,65.

Các dịch vụ “Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh”, “Hỗ trợ liên kết 4 nhà” trong chăn nuôi ĐGS, “Hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan” cũng chỉ đạt trung bình khá, điểm trung bình lần lượt là 6,85, 6,7 và 6,35.

Như vậy cải thiện dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi là nhiệm vụ rất quan trọng, trong đó dịch vụ hỗ trợ tìm đầu ra, hỗ trợ thông tin thị trường là quan trọng nhất, các dịch vụ này sẽ góp phần giúp người chăn nuôi có thể hoạch định chiến lược chăn nuôi tốt và hiệu quả.

Bảng 4.10. Mức ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khácChỉ tiêu 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w