Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 116 - 118)

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 Giá trị trung bình 8,2 7,77 5 4,75 5,65 Mode 9 9 3 5 4 Độ lệch chuẩn 2,02 1,71 2,51 2,27 2,30 Nhỏ nhất 2 3 0 0 1 Lớn nhất 10 10 9 9 9

Trong đó:

1: Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phục giúp cho người chăn nuôi có các thông tin cần thiết

2: Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí CN 3: Cơ sở hạ tầng giết mổ phù hợp và chi phí thấp

4: Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải quyết đầu ra 5: Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải

Các chuyên gia cũng cho rằng “Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải quyết đầu ra” chưa tốt, điểm trung bình chỉ là 4,75. Số chuyên gia đánh giá mức ảnh hưởng trung bình lớn nhất (mode = 5) và độ phân tán lớn, kết quả này cũng hàm ý tỉnh chưa chú trọng phát triển hạ tầng thương mại hoặc phát triển hạ tầng này chưa phù hợp nên chưa giúp giải quyết đầu ra cho chăn nuôi ĐGS. Ngoài ra, “Cơ sở hạ tầng giết mổ phù hợp và chi phí thấp” chỉ được đánh giá có ảnh hưởng trung bình, điểm trung bình là 5, điều này cũng phù hợp với thực tế về sự phát triển của hệ thống này ở tỉnh Bình Định. Riêng đối với “Mức ảnh hưởng của Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải” tuy được chuyên gia đánh giá cao hơn một chút nhưng về cơ bản cũng chỉ đạt mức trung bình khá, điểm trung bình 5,65 và các ý kiến không tập trung, điều này cũng hàm ý cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chưa được chú trọng phát triển hoặc người chăn nuôi thiếu kinh phí để thực hiện.

Theo ý kiến của các chuyên gia mức ảnh hưởng của hạ tầng giao thông và truyền thông khá trong khi hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ ảnh hưởng thấp, nghĩa là cần định hướng lại sự phát triển hạ tầng thương mại phục vụ tốt giải quyết đầu ra cho chăn nuôi và tập trung nhiều nỗ lực hơn để phát triển hạ tầng chế biến và giết mổ đại gia súc.

Ảnh hưởng của công tác khuyến nông

Công tác khuyến nông cho chăn nuôi ĐGS đã được tỉnh Bình Định rất chú trọng. Các thành tựu trong phát triển chăn nuôi đại gia súc những năm qua có sự đóng góp của công tác khuyến nông tỉnh. Điều này cũng được thể hiện qua đánh giá của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của công tác khuyến nông ở tỉnh, có 4 trên 6 yếu tố được đánh giá khá và khá tốt, chỉ có hai yếu tố được đánh giá trung bình khá.

Tuy yếu tố “Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi ĐGS tiên tiến ở tỉnh” được đánh giá ở mức tác động khá tốt (trung bình 7,95), nghĩa là các mô hình được cơ quan khuyến nông đưa ra đạt được tiêu chuẩn tiến bộ và có thể áp dụng vào thực tiễn,

Nhưng yếu tố “Các mô hình chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi áp dụng rộng rãi” đã được chuyên gia nhận định là người chăn nuôi ở tỉnh đã áp dụng các mô hình vào chăn nuôi đại gia súc, điểm trung bình là 8,35 với độ tập trung khá cao (độ lệch chuẩn là 1,14), điều này hàm ý rằng tác động của việc đưa mô hình chăn nuôi tiên tiến là khá mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w