Đơn vị tính: (%) Chỉ tiêu 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2016 1991- 2016 Tốc độ tăng trưởng vốn
đầu tư chăn nuôi ĐGS 5,848 15,6 3,151 20 5,60 10
Hệ số hiệu quả vốn đầu
tư trong chăn nuôi ĐGS 0,164 0,192 0,209 0,217 0,273 0,216
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Hệ số hiệu quả đầu tư của ngành chăn nuôi ĐGS thể hiện trên bảng 3.13. Hệ số này tăng liên tục trong những năm qua, trung bình 1991-2016 là 0,216 và cao nhất là giai đoạn 2011-2016 là 0,273 và thấp nhất là giai đoạn 1991-1995 là 0,164. Điều này cũng hàm ý rằng hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi ĐGS đang giảm. Vì hệ số này cho biết để tăng 1 đồng giá trị sản xuất cần mấy đồng vốn đầu tư cho ngành này.
Bảng 3.14. Tình hình vốn kinh doanh của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định
Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Tổng số vốn trung bình của hộ 175 106.531,1 216.921,1 20.000 2.605.000 Số vốn dành cho chăn nuôi 175 95.471,72 207.519,1 20.000 2.600.000 Số vốn tự có 175 95.099,77 185.770,3 15.000 2.405.000
(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)
Để thấy rõ hơn về Tình hình huy động và sử dụng vốn trong chăn nuôi ĐGS, phần tiếp theo sẽ xem xét mức huy động và khả năng về vốn của các hộ chăn nuôi ở tỉnh. Số liệu bảng 3.14 cho thấy tổng số vốn trung bình của hộ điều tra là 106 triệu đồng, nhưng chênh lệch khá lớn giữa các hộ chăn nuôi. Hộ có tổng số vốn ít nhất chỉ có 20 triệu đồng trong khi hộ cao nhất có tới 2,6 tỷ đồng. Số vốn huy động cho chăn nuôi trung bình là gần 955 triệu đồng và có mức chênh lệch giống như trên. Số vốn tự có của hộ gia đình trung bình là 95 triệu, trong đó hộ thấp nhất là 15 triệu đồng và cao nhất là 2,4 tỷ đồng.
Khảo sát các hộ chăn nuôi ĐGS cho thấy những khó khăn của hộ về vốn cho kinh doanh. Chăn nuôi đại gia súc như bò, lợn cần rất nhiều vốn. Ngoài vốn để xây dựng chuồng trại, nhà xưởng, mua sắm máy móc, còn cần vốn để chi phí mua thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, con giống…. trong đó chi phí thức ăn rất nhiều. Tuy nhiên thực tế số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 10,8% số hộ khảo sát trả lời có vay thêm vốn để kinh doanh. Vốn vay chỉ khoảng 23 triệu đồng trung bình và hộ vay ít nhất là 0 đồng và nhiều nhất là 200 triệu đồng. Tỷ lệ vốn dành cho chăn nuôi chiếm
khoảng 90%. Về nguồn vốn thì tỷ lệ vốn tự có so với tổng số chiếm gần 90% và vốn vay chỉ khoảng 10%. Cơ số này cũng có sự khác biệt giữa hộ chăn nuôi bò, lợn và trâu. Trung bình về vốn của hộ chăn nuôi bò, lợn gần như nhau, nhưng hộ chăn nuôi trâu chỉ bằng 60% mức trung bình. Điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích về cơ cấu vốn của hộ chăn nuôi ĐGS ở Bình Định tỷ lệ vốn tự có so với tổng số chiếm gần 90% và vốn vay chỉ khoảng 10%. Mục đích vay vốn chủ yếu để mua giống.
Những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách để phát triển chăn nuôi đại gia súc trong đó có chính sách vốn vay. Tuy nhiên không phải hộ chăn nuôi nào cũng được hưởng chính sách này. Số liệu khảo sát cũng cho thấy chỉ có khoảng 12,5% vay được vốn từ chính sách này. Qua đó cho thấy, chính sách vốn vay còn chưa đi vào cuộc sống.
Phần tiếp theo sẽ phân tích tình hình lao động trong ngành chăn nuôi ĐGS. Số lượng lao động huy động đã tăng liên tục trong những năm qua. Nếu năm 2000 gần 33 ngàn người thì đến năm 2016 đạt gần 39 ngàn người. Như vậy từ 2000 đến 2016 qua số lao động trong ngành này đã tăng gần 11,3 ngàn người. Tăng trưởng bình quân khoảng 1,1% năm. Xu thế này đã cho thấy sự phát triển chăn nuôi đại gia súc đã được bảo đảm bởi việc huy động nguồn lực lao động cho ngành đã tăng dần.
Bảng 3.15. Tình hình một số chỉ tiêu liên quan tới lao động của chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu Năm1991 Năm2000 Năm2010 Năm2016
Lao động trong chăn nuôi ĐGS
(1.000 người) 29,72 32,87 36,36 38,80
% lao động trong ĐGS so với lao động trong nông nghiệp theo nghĩa
hẹp 11,83 11,83 14,79 16,84
NSLĐ (triệu đồng/người) 3,92 7,58 23,23 65,07
Tỷ lệ vốn đầu tư/lao động chăn nuôi
ĐGS (triệu đồng/lao động) 0,63 1,80 7,07 15,73
% Lao động qua đào tạo 7,31 8,32 10,28 12,14
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Năng suất lao động trong ngành chăn nuôi như Bảng 3.15 tăng liên tục trong những năm qua. Theo giá hiện hành, năm 1991 năng suất lao động là gần 4 triệu đồng/người đã tăng lên 7,58 triệu đồng/người năm 2000, 23,23 triệu đồng/người, năm 2010 và 65 triệu đồng/người năm 2016 tức tăng hơn 20 lần. Điều này cho thấy mặc dù biến động về Tình hình giá cả đầu ra nhưng năng suất vẫn tăng do quy mô ĐGS tăng trong thời kỳ này. NSLĐ tăng nhờ sự gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với lao động (cấu tạo hữu cơ) và tỷ lệ lao động qua đào tạo ở đây. Đó là kết quả gia tăng đầu tư đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất và kỹ thuật cho ngành chăn nuôi đại gia súc.
Về phân bổ lao động trong ngành chăn nuôi đại gia súc cơ bản được tập trung cho chăn nuôi bò và lợn và hiện chiếm khoảng 95 % lao động. Về chất lượng lao động về cơ bản không cao, nếu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp chỉ khoảng dưới 8% qua đào tạo thì ở ngành này là trên 10%. Bảng 3.15 cho thấy nếu năm 1986 là 6,7%, năm 1991 tỷ lệ này của lao động chăn nuôi ĐGS là 7,31% thì năm 2000 là 8,32%, năm 2010 là 10,28% và 2016 là 12,14%.
Bảng 3.16. Chất lượng lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định
Chỉ tiêu Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Tuổi trung bình của chủ hộ
chăn nuôi ĐGS 175 53,03 11,29 29 82
Số năm học phổ thông 175 7,21 3,130 0 12
Số lao động chăn nuôi đại
gia súc của hộ (lao động) 175 1,43 0,572 1 4
(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)
Theo kết quả điều tra, độ tuổi trung bình của chủ hộ chăn nuôi ĐGS là 53 tuổi, trong đó trẻ nhất là 29 và cao nhất là 82 tuổi. Những người ở độ tuổi này thường có thâm niên và kinh nghiệm chăn nuôi khá. Học vấn của chủ hộ trung bình là 7,521 năm, nhưng chênh lệch khá lớn có nhiều người không đi học năm nào nhưng nhiều người tốt nghiệp 12. Những người có trình độ thấp thường tập trung ở các huyện
miền núi như An Lão và Vân Canh, trung bình ở An Lão là 5,3 và Vân Canh là 3,3 năm. Số lao động trung bình mỗi hộ là 1,43 lao động. Khoảng chênh lệch khá lớn, thấp nhất là 1 và cao nhất là 4. Dường như xu hướng sử dụng lao động gia đình vẫn là chủ yếu thay vì thuê mướn. Điều này gắn với kiểu tổ chức sản xuất trong chăn nuôi đại gia súc hiện nay ở tỉnh Bình Định. Đó là tổ chức theo hộ gia đình với quy mô nhỏ. .
Từ phân tích trên có thể rút ra những đánh giá sau:
Thứ nhất, diện tích đất dành cho chăn nuôi ĐGS có tăng nhưng khá còn thấp, quy mô đàn đại gia súc tăng nhanh hơn nhiều so với nguồn cung thức ăn. Đây là sự mất cân đối sẽ hạn chế sự phát triển chăn nuôi ĐGS.
Thứ hai, vốn đầu tư được huy động cho ngành này tăng liên tục đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả sử dụng vốn khá, tuy nhiên tăng không đều và hiệu quả đầu tư đang giảm. Khả năng huy động vốn của hộ chăn nuôi ĐGS cao nhưng chênh lệch khá lớn, nguồn vốn vẫn chủ yếu là vốn tự có, vốn vay còn rất thấp.
Thứ ba, lượng lao động chăn nuôi ĐGS tăng những năm qua, chất lượng lao động được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, năng suất lao động tăng, trang bị cho lao động cũng tăng.
3.4. Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc
Phần này sẽ phân tích tổ chức sản xuất trong chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định. Phát triển chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng đòi hỏi trình độ tổ chức sản xuất chặt chẽ và thiết lập được mối liên hệ phù hợp và hiệu quả mới bảo đảm hiệu quả sản xuất.
Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy tổng số trang trại của tỉnh năm 2011 chỉ có 14 trang trại chăn nuôi và năm 2016 là 114 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 99 trang trại nuôi lợn, còn lại là chăn nuôi hỗn hợp trâu, bò. Qua đó cho thấy, số lượng trang trại còn quá thấp so với tổng đàn chăn nuôi đại gia súc, và các hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình và gia trại.
Chăn nuôi truyền thống
Phương thức chăn nuôi ĐGS truyền thống là phương thức chăn nuôi còn khá phổ biến trong các nông hộ ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số như ở An Lão và Vân Canh…. Theo kết quả khảo sát thì có 24,5% (43/175) số hộ chăn nuôi theo cách này. Chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm và cách thức từ lâu đời nay và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu theo lối quản canh dựa nhiều vào tự nhiên. Chăn nuôi với quy mô 2-3 con/hộ với trâu và bò, quy mô 2- 20 con /hộ với chăn nuôi lợn.
Các giống ĐGS nuôi chủ yếu là giống địa địa phương với đàn bò là bò vàng và giống bò lai Zebu. Loại này có tỷ lệ máu lai thấp. Giống trâu gồm 100% là giống địa phương. Chúng đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nhưng có hạn chế về trọng lượng, năng suất và tỷ lệ thịt khi giết mổ. Giống lợn chủ yếu là giống lai. Tỷ lệ chuồng trại kiên cố thấp chỉ đạt 51%; bán kiên cố là 36% và không có chuồng trại là 13% (tập trung ở các hộ là người Đồng bào dân tộc thiểu số).
Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu từ tự nhiên như cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phụ phẩm ngành trồng trọt, khoảng 90% khẩu phần ăn và 10% còn lại được cung cấp từ thức ăn bổ sung (cám gạo, cám bắp, cám mì,…).
Chăn nuôi bán thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi ĐGS chủ yếu của các trang trại, gia trại và của một số hộ chăn nuôi hiện nay ở Bình Định. Số liệu khảo sát hộ chăn nuôi ĐGS cho thấy có 57,7% (101/175) số hộ khảo sát lựa chọn phương thức bán thâm canh trong chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả ngoài đồng, bãi và cho ăn tại chuồng (gồm cỏ, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh). Giống bò được nuôi thường là bò lai Zêbu có tỷ lệ máu lai từ 50% trở lên và trâu là 100% giống địa phương... Giống lợn chủ yếu gồm giống lai như lợn Ba Xuyên hay lợn Thuộc Nhiêu và giống ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc .
Quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đất đai và khả năng đầu tư của hộ và trang trại. Đối với trang trại, gia trại quy mô chăn nuôi phổ biến từ 15-20 con, cũng có một số trạng trại có hơn 20 con. Đối với hộ chăn nuôi, quy mô phổ biến từ 5-7 con/hộ theo số liệu khảo sát.
Chăn nuôi thâm canh
Đây là phương thức chăn nuôi mới phát triển ở Bình Định trong thời gian gần đây, số liệu khảo sát cho thấy có 17,7% số hộ lựa chọn phương thức này. Đây là phương thức chăn nuôi đòi hỏi đầu tư cao. Rất nhiều hoạt động đang được thực
hiện. Năm 2014, Sở NN&PTNT Bình Định đã triển khai “Đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” trong đó tập trung khuyến khích người dân chăn nuôi với quy mô trang trại thâm canh. Theo quy mô đề án, đến năm 2015 tổng đàn bò đạt 260.000 con; năm 2020 đạt 520.000 con, trong đó, đàn bò nuôi trong nông hộ là 320.000 con; đàn bò nuôi trong doanh nghiệp 200.000 con. Năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. Khi chăn nuôi theo hình thức này, các cơ sở chăn nuôi có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Về quy mô một cơ sở chăn nuôi dao động từ 8-15 con/hộ, đây là số lượng khá phù hợp với điều kiện đầu tư của các hộ. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là nuôi bò lai có tỷ lệ máu ngoại cao, giống bò được nuôi chủ yếu là bò lai Sind, bò vàng địa phương chiếm thấp, khoảng 7%.
Về chuồng trại: Hầu hết được xây dựng kiên cố trên nền xi măng (hiện đã có 72,12% bán kiên cố) và có hơn 50% số hộ xây dựng thêm hầm ủ thức ăn, hầm ủ phân, hầm chứa nước tiểu và nước dội chuồng. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc xây dựng các hầm chứa vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp các hộ giảm chi phí bón phân cho cỏ và còn giải quyết được vấn đề thiếu nước tưới trong mùa khô cho cây cỏ.
Về cung cấp và chế biến thức ăn: Khoảng 60% khẩu phần ăn của trâu bò được cung cấp từ thức ăn thô xanh (cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm của ngành trồng trọt) và 40% khẩu phần còn lại được bổ sung từ thức ăn tinh (cám viên, cám gạo, cám bắp, muối,...). Ngoài việc sử dụng các loại cỏ và phụ phẩm trồng trọt cho gia súc ăn ngay thì các hộ chăn nuôi còn ủ chua, ủ urê, trộn hỗn hợp các loại thức ăn để tăng độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò, cũng như chủ động thức ăn cho bò trong mùa khô.
Công nghệ trong chăn nuôi: Các cơ sở bước đầu áp dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi như hệ thống quản lý còn giống, lịch trình chăn nuôi, hệ thống kiểm tra và kiểm soát thức ăn.
3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc
Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc không chỉ xem xét phương thức chăn nuôi của người chăn nuôi mà cần xem xét mô liên kết của họ trong sản xuất. Tổ chức sản xuất từ khâu đầu vào, chăm sóc nuôi đàn gia súc, các hoạt động phụ trợ và giết mổ chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn thô sơ chuỗi giá trị thiếu liên kết và giá trị thấp. Số liệu khảo sát cho thấy các hộ chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi của mình cho thương lái, cơ sở thu mua và doanh nghiệp và họ thường bán ngay tại cơ sở chăn nuôi. Trong đó tới 98% số hộ bán cho thương lái và cơ sở thu mua, chỉ có gần 2% bán cho doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định như trên là do thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ gồm (i) thị trường địa phương gồm các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh; (ii) Thị trường các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và địa phương lân cận; Theo đó, thị trường nội tỉnh tiêu thụ khoảng 60%. Thị trường các thành phố lớn khoảng 40%.
Tình hình tiêu thụ của đại gia súc trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các kênh tiêu thụ như sau:
Hình 3.1. Chuỗi giá trị bò và lợn ở Bình Định
Do đàn lợn và bò là loại đại gia súc lớn nhất của Bình Định, nên ở đây sẽ tập trung phân tích 2 chuỗi giá trị của chúng qua đó sẽ đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cơ bản các kênh giữa lợn và bò giống nhau nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng giữa