Khoảng trống nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 34)

5. Kết cấu luận án

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu:

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên có thể rút ra các khoảng trống sau:

Thứ nhất, Khoảng trống vận dụng lý luận trong nghiên cứu; Các nghiên cứu về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng được thực hiện gắn với các nền kinh tế khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu này đã góp phần làm giàu, bổ sung, hoàn thiện và phong phú thêm về mảng lý thuyết này. Vì thế một nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS gắn với đặc thù của tỉnh Bình Định sẽ là sự vận dụng lý luận về phát triển trong nghiên cứu trường hợp cụ thể và kết quả có được góp phần làm phong phú và bổ sung về kết quả thực nghiệm.

Thứ hai, Khoảng trống về thực tiễn phát triển chăn nuôi ĐGS ở Bình Định; Kết quả nghiên cứu được tổng quan trên đây tuy có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi ĐGS của các nước và các địa phương khác của Việt Nam. Đồng thời các nghiên cứu cũng đề cập tới nhiều khía cạnh về phát triển ngành này. Tuy nhiên một nghiên cứu đánh giá toàn diện về trạng thái và trình độ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định, trong đó trọng tâm xem xét cách thức huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển chăn nuôi ĐGS ở Bình Định vẫn còn thiếu vắng.

Thứ ba, Khoảng trống về hoạch định chính sách; Kết quả nghiên cứu được tổng quan trên đây tuy có nhiều công trình đã cung cấp các hàm ý chính sách về phát triển chăn nuôi ĐGS nhưng gắn với nền nông nghiệp quốc gia hay lãnh thổ nào đó không phải Bình Định. Vì vậy vẫn thiếu vắng một nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu hoạch định chính sách phát triển ngành chăn nuôi này cho Bình Định.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w