Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 112 - 115)

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 Giá trị trung bình 6,45 6,65 5,95 5,5 7,8 7,1 5,6 6,85 Mode 8 5 6 7 9 8 6 7 Độ lệch chuẩn 2,37 2,30 2,19 2,52 1,61 1,71 2,33 1,73 Nhỏ nhất 2 2 1 1 4 4 1 2 Lớn nhất 10 10 9 10 10 10 10 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó

1: Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển chăn nuôi đại gia súc 2: Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa phương

3 :Các hộ chăn nuôi đại gia súc đã có và nắm được thông tin quy hoạch 4 :Các vùng chăn nuôi đại gia súc đã phát triển phù hợp theo quy hoạch 5 :Tổng đàn bò đang theo đúng với quy hoạch

6 :Cơ cấu đàn bò đang theo đúng với quy hoạch

7 :Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát triển theo quy hoạch và hỗ trợ cho CN 8 :Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt

Ở phần trên có xem xét sự sự gia tăng số lượng đàn gia súc và hệ thống giết mổ trong mối quan hệ với quy hoạch. Kết quả cho thấy tuy đã có định hướng phát triển nhưng dường như vẫn chưa thể điều chỉnh được tính tự phát trong phát triển dưới ảnh hưởng từ tác động của thị trường. Phần dưới sẽ xem xét kỹ hơn qua ý kiến của các chuyên gia, những người vừa tham gia hoạch định và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi. Với mức đánh giá từ không liên quan, 1 là ít quan trọng đến 10 là quan trọng nhất, điểm trung bình càng cao hàm ý tác động của yếu tố thành phần càng cao.

Nhân tố thành Quy hoạch phát triển chăn nuôi ĐGS có 8 yếu tố thành phần, theo ý kiến các chuyên gia các yếu tố này có điểm trung bình từ 5,5 tới 7,8 ở mức trung bình khá, độ lệch chuẩn khá lớn và điểm cho tập trung không khác giá trị trung bình. Nhìn chung Quy hoạch phát triển chăn nuôi có tác động nhưng chỉ ở mức quan trọng trung bình khá. Hai yếu tố được đánh giá cao nhất hay có ảnh hướng tốt nhất của quy hoạch phát triển là tổng đàn ĐGS theo đúng với quy hoạch và cơ cấu đàn đang theo đúng với quy hoạch.

Tổng đàn đại gia súc đang theo đúng với quy hoạch được đánh giá mức điểm trung bình là 7,8 hay mức khá, nghĩa là quy hoạch đã bảo đảm định hướng sự phát triển về mặt số lượng. Điều này đúng với thực tế khi tổng đàn trong quy hoạch với thực tế tương đương nhau, các chuyên gia đánh giá mức gần quan trọng nhất nhiều nhất (mode = 9) và độ lệch chuẩn thấp chỉ 1,66.

Cơ cấu ĐGS đang theo đúng với quy hoạch được đánh giá khá với mức điểm trung bình là 7,1. Điều này hàm ý rằng quy hoạch đã điều chỉnh để cơ cấu đàn gia súc đặc biệt là đàn bò có sự thay đổi tích cực, ví dụ tỷ lệ bò lai sind đạt trên 71%, lợn lai 95%, Điều này được số chuyên gia đánh giá khá nhiều nhất (mode = 8) và khá tập trung (độ lệch chuẩn là 1,71).

Yếu tố được các chuyên gia đánh giá thấp nhất hay ảnh hưởng kém nhất là “Các vùng chăn nuôi ĐGS đã phát triển phù hợp theo quy hoạch” hay hàm ý Các vùng chăn nuôi này đã phát triển chưa phù hợp lắm theo quy hoạch, điều này cũng

đúng với những phân tích ở phần thực trạng phát triển ĐGS tỉnh Bình Định, với điểm trung bình 5,5 hay quan trọng trung bình, mode = 7 nhưng ít có sự thống nhất vì độ lệch lớn là 2,52 từ điểm 1 tới 10,

Yếu tố có mức đánh giá kém thứ hai là “Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát triển theo quy hoạch và hỗ trợ cho CN ĐGS” hay hàm ý rằng quy hoạch đã không tác động để các cơ sở này phát triển theo định hướng. Điều này đúng với phần thực trạng trên và điểm trung bình chỉ là 5,6, mode = 6 nhưng độ thống nhất thấp.

Các chuyên gia cũng đánh giá các yếu tố “Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển chăn nuôi ĐGS”, “Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa phương” và “Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt” có mức quan trọng trung bình khá với điểm số là 6,45, 6,65 và 6,85, Mức độ thống nhất không cao (độ lệch chuẩn khá cao, trên 2,33 chỉ có yếu tố cuối có độ lệch là 1,73).

Từ phân tích có thể thấy, công tác quy hoạch đã có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi này như bảo đảm tăng trưởng đàn và cơ cấu đàn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện như nâng cao chất lượng quy hoạch để hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, thúc đẩy sự phát triển hệ thống giết mổ, đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý quy hoạch.

Ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi

Nhân tố chính sách phát triển được đánh giá có mức ảnh hưởng khá hơn so với quy hoạch, điểm trung bình chủ yếu là trung bình khá và khá.

Các chuyên gia cũng đánh giá “Chính sách về hỗ trợ giống vật nuôi là phù hợp” với mức điểm cao nhất là 7,73 và số chuyên gia đánh giá điểm 9 nhiều nhất (mode = 9) và mức thống nhất khá cao (độ lệch chuẩn là 1,33), điều này cũng hàm ý các chính sách phát triển đã giúp cho người chăn nuôi con giống và cải tạo giống gia súc địa phương góp phần tăng năng suất và phù hợp với phân tích ở thực trang phát triển chăn nuôi.

Bảng 4.6. Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súcChỉ tiêu 1 2 3 4 5 6

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w