Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 27 - 34)

5. Kết cấu luận án

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

Trên cơ sở những nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi nói chung và ĐGS nói riêng của các nhà khoa học đi trước, một số nhà khoa học của Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi ĐGS như:

Hoàng Mạnh Quân (2000) đã nghiên cứu về phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình trên cơ sở xem xét toàn diện các giải pháp kinh tế - và kỹ thuật. Bằng cách tiếp cận vi mô thông qua phân tích các yếu tố kinh tế và kỹ thuật như vốn, lao động, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh, chọn giống, với sản lượng, giá trị gia tăng. Các số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu điều tra sơ cấp các hộ chăn nuôi bò. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là đối tượng nghiên cứu là chăn nuôi sản phẩm bò gồm bò sữa, bò

thịt, bò sinh sản. Chỉ riêng bò sữa và bò thịt thì các yếu tố kinh tế kỹ thuật cũng rất khác nhau và do vậy các giải pháp cũng không thể giống nhau được. Nhưng dù sao đây cũng là nghiên cứu hữu ích cho nghiên cứu về phát triển chăn nuôi đại gia súc nhất là phương pháp nghiên cứu. Nhưng cũng cần lưu ý đối tượng và đặc thù nghiên cứu sau này [51].

Nguyễn Thế Nhã (2002) đã nêu rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng. Đồng thời các tác giả cũng trình bày Tình hình, phương hướng và biện pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn ở Việt Nam. Tất cả những nội dung này rất hữu ích cho việc hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc ở một địa phương. Nghiên cứu này trình bày các nội dung này trên góc độ khái quát chung của cả nước, do vậy khi vận dụng cho một địa phương phải có những sự kế thừa sáng tạo phù hợp với đặc thù của địa phương như Bình Định [45].

Bùi Quang Bình (2004) công bố nghiên cứu Tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Bình Định. Quan niệm về phát triển chăn nuôi bò thịt ở đây được xác định trên các khía cạnh gia tăng về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến tổ chức sản xuất, bảo đảm các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với số liệu thứ cấp là chủ yếu. Các vấn đề cốt lõi của sự phát triển chăn nuôi bò cũng đã được tác giả chỉ ra, đó là : đàn bò thịt với quy mô số lượng còn chưa xứng với tiềm năng, chất lượng của con giống chưa cao dẫn tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp; tổ chức quản lý vĩ mô còn mang tính hành chính chưa sát thực tế thể hiện ở việc đề ra, việc phát triển nhưng thiếu một quy hoạch chi tiết cụ thể, quá trình điều hành hoạt động của các cơ quan chức năng chưa sát thực tế, chưa nhận thức đúng vai trò của các hợp tác xã trong vấn đề này và thiếu chính sách và giải pháp hình thành và phát triển hệ thống HTX kiểu mới - hệ thống cung cấp các dịch vụ cho chăn nuôi bò; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý tại cơ sở của tỉnh còn thiếu và mỏng, cơ chế chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài chưa có; người sản xuất - các hộ gia đình và trang trại thiếu vốn để đầu tư lâu dài. Họ thiếu kiến thức về kỹ thuật, thú y, và tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng thâm canh; hệ thống các hoạt động phụ trợ hoạt động chưa

hiệu quả, chưa hình thành hệ thống dịch vụ đảm bảo cho các hoạt động này, chưa đáp ứng cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc ở địa phương trên quy mô hàng hóa lớn; các giải pháp phát triển cũng theo hướng hoàn thiện các nội dung này. Trên cơ sở này tác giả kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi cho địa phương vì một số kết luận của nghiên cứu được công bố vẫn còn giá trị và kế thừa. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa sử dụng các dữ liệu sơ cấp để bổ sung cho các kết luận nghiên cứu, vì vậy đây là gợi mở để sử dụng các dữ liệu sơ cấp cho các phân tích và nhận định cho luận án này [7].

Nguyễn Văn Chung (2005) khi nghiên cứu về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Lạng Sơn đã đi nghiên cứu các nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh Lạng Sơn. Với đề tài này tác giả đi đánh giá sâu về thực trạng phát triển thông qua phân tích tình hình phát triển chăn nuôi thông qua số lượng đàn, năng suất, cơ cấu đàn và thu nhập của người chăn nuôi. Tác giả tập trung xem xét các chính sách và giải pháp mà chính quyền ở đây áp dụng để thúc đẩy phát triển ngành này. Ở đây vì mục tiêu kiến nghị giải pháp là chính mà nghiên cứu không đi sâu vào phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ [18].

Nguyễn Văn Thiện (2005) đã nghiên cứu kết quả về chăn nuôi gia súc trong 20 năm qua và hướng phát triển, nghiên cứu trong thời gian tới, trong nghiên cứu tác giả đã nêu rõ: trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc cũng như chăn nuôi gia cầm, để cung cấp các sản phẩm chăn nuôi cho xã hội, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hướng phát triển chung của ngành chăn nuôi là phát triển theo hướng bền vững như: phát triển toàn diện các loài vật nuôi thích hợp với các nguồn sinh thái khác nhau; kết hợp hài hòa giữa chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp, giữa chăn nuôi nhỏ trong gia đình và chăn nuôi trang trại, tạo ra ngành chăn nuôi hàng hóa có năng suất, có hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Riêng ngành chăn nuôi gia súc cần chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê…) [63].

Trong nghiên cứu sau này Bùi Quang Bình (2005) đã điểm qua tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở Bình Định nhiều năm qua. Trong nghiên cứu, tác giả khẳng định chăn nuôi bò thịt không phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi bò sữa, ít bệnh và phù hợp với trình độ chăn nuôi của nông dân và có thể tận dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Nếu nhìn từ góc độ thị trường, hiện tại nhu cầu thị trường là rất lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Với những điều kiện của tỉnh Bình Định, việc phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là bò thịt là khâu đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH nông nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương một cách bền vững. Những kết luận này có giá trị để nghiên cứu sinh xem xét vai trò hay ảnh hưởng từ sự phát triển ngành chăn nuôi ĐGS tới sự phát triển kinh tế ở Bình Định. Tuy nhiên quan điểm phát triển bền vững của tác giả chỉ gắn với việc phát huy thế mạnh của tự nhiên với tiềm năng lao động và kinh nghiệm làm ăn của người chăn nuôi mà chưa chưa quan tâm tới yếu tố hội nhập. Nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo việc chạy theo lai tạo quá nhanh đàn bò ta mà không bảo tồn nguồn gen này có thể sẽ trả giá trong hội nhập. Đây cũng là gợi ý cho định hướng phát triển chăn nuôi trong hội nhập cần phải giữ lại những yếu tố bản sắc từ chỉ dẫn địa lý của địa phương [8].

Nghiên cứu của Dao The Anh and Vu Trong Binh (2005) chỉ ra rằng: chăn nuôi bò thịt có tiềm năng trong phát triển ở các tỉnh phía Bắc khi đồng cỏ ở đây rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, tuy nhiên hệ thống giống bò thịt ở đây còn nhiều hạn chế như tỷ lệ bò lai thấp, trọng lượng và chất lượng thịt chưa đảm bảo. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp về giống và thức ăn [77].

Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2006) đã tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nhưng chỉ hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan tới đầu vào của quá trình sản xuất. Đó là tạo nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nghiên cứu trên xuất phát từ nhận diện vấn đề lớn nhất để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi là

những hạn chế về nguồn thức ăn. Mặc dù tiềm năng tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp rất lớn ở địa phương nhưng đã không được khai thác và phát huy. Lý do lớn nhất là phương thức chăn nuôi kiểu cũ và không có định hướng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong tạo và chế biến nguồn thức ăn. Bằng phương pháp thực nghiệm và phân tích thống kê, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giống cỏ và cách chế biến bảo quản thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nghiên cứu này chỉ tập trung vào một hướng nhưng cũng gợi ý cho nghiên cứu sinh cần xem xét vấn đề đầu vào cho chăn nuôi ĐGS như bảo đảm sự phát triển bền vững [42].

Nguyễn Mạnh Quân (2006) trong nghiên cứu về Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng –PRA và điều tra sơ cấp các hộ chăn nuôi bò thịt ở đây để đánh giá thực trạng của hoạt động này. Kết quả của nghiên cứu đã làm rõ được Tình hình phát triển chăn nuôi chung thông qua quy mô và tốc độ tăng đàn bò, cơ cấu giống bò, Tình hình thức ăn cho đàn bò và chuyển giao kỹ thuật cho chăn nuôi. Đồng thời phân tích thực trạng chăn nuôi của các hộ gia đình theo quy mô sản xuất và phương thức chăn nuôi. Ở đây tác giả đã tập trung nỗ lực để xem xét tính bền vững của thu nhập khi áp dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau. Nghiên cứu chưa đề cập đến thị trường đầu ra của chăn nuôi bò thịt. Nhưng từ kết quả phân tích trên cũng đã chỉ rõ quan niệm về phát triển chăn nuôi gia súc thông qua sự gia tăng quy mô đàn bò, những thay đổi về cơ cấu, bảo đảm nguồn thức ăn và chuyển giao kỹ thuật và phương thức sản chăn nuôi phù hợp và cần kết hợp hai cách tiếp cận vi mô và vĩ mô để phân tích phát triển chăn nuôi đại gia súc [53].

Nghiên cứu của Berthouly C. (2008) khẳng định, nơi có lợi thế trong việc phát triển đại gia súc, nhất là phát triển đàn trâu và đàn bò là tỉnh Hà Giang của Việt Nam. Trong 10 năm từ 1998 – 2008, số lượng đàn bò liên tục tăng lên (11,3%/năm), chất lượng thịt ngày càng được cải thiện nhưng người dân chưa chủ động trong việc phát triển đàn bò (phòng bệnh, chuyển đổi giống, cung cấp khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng,…), điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ chăn nuôi [75].

Theo Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng: với đặc điểm khô, nóng, độ ẩm thấp..., miền Trung chính là nơi có điều kiện thiên phú để phát triển bò thịt và miền trung chỉ thích hợp nuôi bò thịt chứ không phải bò sữa. Ở nước ta, bò thịt các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hóa... hiện nay đã trở thành thương hiệu. Đối với nông dân nghèo miền Trung, làm ruộng mãi không thể khá, chỉ cần một con bò là có thể thành sản nghiệp lớn của họ [67].

Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2007) khi nghiên cứu để xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực đồng bằng Sông Hồng trên địa bàn 2 tỉnh là Nam Định và Bắc Ninh đã xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại; bằng phương pháp phân tích hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi nhuận/chi phí đã xác định yếu tố chi phí đầu tư như: con giống, thú y có tỷ lệ thuận, chi phí thức ăn có tỷ lệ nghịch. Trên cơ sở phân tích này muốn phát triển chăn nuôi lợn thì cần phải đầu tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức ăn thì mới có thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn [19].

Lê Ngọc Hướng (2012) đã tập trung nghiên cứu về sản xuất lợn thịt, cung ứng và tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lợn thịt, đi sâu phân tích tài chính, phân tích kinh tế, kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia vào ngành hàng lợn thịt và đề xuất các giải pháp kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển ổn định ngành hàng. Tác giả đã sử dụng 3 phương pháp: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo chuỗi cung ứng và tiếp cận có sự tham gia để phân tích ngành hàng. Công trình khoa học này đã sử dụng mô hình logic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, ứng xử của các tác nhân. Mặc dù vậy, nghiên cứu chỉ mới đề cập liên kết dọc, chưa đề cập đến liên kết ngang, chưa đề cập rõ về cầu ngành hàng và chưa chỉ ra được tác nhân gây ảnh hưởng chính và thiệt hại lớn [27].

Theo Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2017) chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP) là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã và đang áp dụng

quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy vậy, để ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi này cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGAHP, làm cơ sở để các cơ quan chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và người chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và phát triển chăn nuôi một cách bền vững [72].

Lê Thị Mai Hương (2015) tập trung xem xét kết quả, hiệu quả của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Các trang trại ở đây theo 4 nhóm tham gia sản xuất kinh doanh là công ty có vốn FDI, các hợp tác xã, các công ty cổ phần, hộ gia đình. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: (i) số liệu thứ cấp của các cơ quan như Sở NN&PTNT Đồng Nai, Cục Thống kê tỉnh, số liệu thống kê các huyện, thị trong tỉnh, các số liệu nghiên cứu của các trường đại học. (ii) Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại chăn nuôi heo theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Phạm vi điều tra là các trang trại chăn nuôi heo trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi heo của các công ty có vốn FDI hoạt động có hiệu quả nhất vì họ có thế mạnh về vốn, công

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w