Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu luận án

3.4. Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc

Phần này sẽ phân tích tổ chức sản xuất trong chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định. Phát triển chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng đòi hỏi trình độ tổ chức sản xuất chặt chẽ và thiết lập được mối liên hệ phù hợp và hiệu quả mới bảo đảm hiệu quả sản xuất.

Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy tổng số trang trại của tỉnh năm 2011 chỉ có 14 trang trại chăn nuôi và năm 2016 là 114 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 99 trang trại nuôi lợn, còn lại là chăn nuôi hỗn hợp trâu, bò. Qua đó cho thấy, số lượng trang trại còn quá thấp so với tổng đàn chăn nuôi đại gia súc, và các hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình và gia trại.

Chăn nuôi truyền thống

Phương thức chăn nuôi ĐGS truyền thống là phương thức chăn nuôi còn khá phổ biến trong các nông hộ ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số như ở An Lão và Vân Canh…. Theo kết quả khảo sát thì có 24,5% (43/175) số hộ chăn nuôi theo cách này. Chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm và cách thức từ lâu đời nay và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu theo lối quản canh dựa nhiều vào tự nhiên. Chăn nuôi với quy mô 2-3 con/hộ với trâu và bò, quy mô 2- 20 con /hộ với chăn nuôi lợn.

Các giống ĐGS nuôi chủ yếu là giống địa địa phương với đàn bò là bò vàng và giống bò lai Zebu. Loại này có tỷ lệ máu lai thấp. Giống trâu gồm 100% là giống địa phương. Chúng đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nhưng có hạn chế về trọng lượng, năng suất và tỷ lệ thịt khi giết mổ. Giống lợn chủ yếu là giống lai. Tỷ lệ chuồng trại kiên cố thấp chỉ đạt 51%; bán kiên cố là 36% và không có chuồng trại là 13% (tập trung ở các hộ là người Đồng bào dân tộc thiểu số).

Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu từ tự nhiên như cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phụ phẩm ngành trồng trọt, khoảng 90% khẩu phần ăn và 10% còn lại được cung cấp từ thức ăn bổ sung (cám gạo, cám bắp, cám mì,…).

Chăn nuôi bán thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi ĐGS chủ yếu của các trang trại, gia trại và của một số hộ chăn nuôi hiện nay ở Bình Định. Số liệu khảo sát hộ chăn nuôi ĐGS cho thấy có 57,7% (101/175) số hộ khảo sát lựa chọn phương thức bán thâm canh trong chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả ngoài đồng, bãi và cho ăn tại chuồng (gồm cỏ, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh). Giống bò được nuôi thường là bò lai Zêbu có tỷ lệ máu lai từ 50% trở lên và trâu là 100% giống địa phương... Giống lợn chủ yếu gồm giống lai như lợn Ba Xuyên hay lợn Thuộc Nhiêu và giống ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc .

Quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đất đai và khả năng đầu tư của hộ và trang trại. Đối với trang trại, gia trại quy mô chăn nuôi phổ biến từ 15-20 con, cũng có một số trạng trại có hơn 20 con. Đối với hộ chăn nuôi, quy mô phổ biến từ 5-7 con/hộ theo số liệu khảo sát.

Chăn nuôi thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi mới phát triển ở Bình Định trong thời gian gần đây, số liệu khảo sát cho thấy có 17,7% số hộ lựa chọn phương thức này. Đây là phương thức chăn nuôi đòi hỏi đầu tư cao. Rất nhiều hoạt động đang được thực

hiện. Năm 2014, Sở NN&PTNT Bình Định đã triển khai “Đề án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” trong đó tập trung khuyến khích người dân chăn nuôi với quy mô trang trại thâm canh. Theo quy mô đề án, đến năm 2015 tổng đàn bò đạt 260.000 con; năm 2020 đạt 520.000 con, trong đó, đàn bò nuôi trong nông hộ là 320.000 con; đàn bò nuôi trong doanh nghiệp 200.000 con. Năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. Khi chăn nuôi theo hình thức này, các cơ sở chăn nuôi có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Về quy mô một cơ sở chăn nuôi dao động từ 8-15 con/hộ, đây là số lượng khá phù hợp với điều kiện đầu tư của các hộ. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là nuôi bò lai có tỷ lệ máu ngoại cao, giống bò được nuôi chủ yếu là bò lai Sind, bò vàng địa phương chiếm thấp, khoảng 7%.

Về chuồng trại: Hầu hết được xây dựng kiên cố trên nền xi măng (hiện đã có 72,12% bán kiên cố) và có hơn 50% số hộ xây dựng thêm hầm ủ thức ăn, hầm ủ phân, hầm chứa nước tiểu và nước dội chuồng. Theo ý kiến của các chuyên gia, việc xây dựng các hầm chứa vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp các hộ giảm chi phí bón phân cho cỏ và còn giải quyết được vấn đề thiếu nước tưới trong mùa khô cho cây cỏ.

Về cung cấp và chế biến thức ăn: Khoảng 60% khẩu phần ăn của trâu bò được cung cấp từ thức ăn thô xanh (cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm của ngành trồng trọt) và 40% khẩu phần còn lại được bổ sung từ thức ăn tinh (cám viên, cám gạo, cám bắp, muối,...). Ngoài việc sử dụng các loại cỏ và phụ phẩm trồng trọt cho gia súc ăn ngay thì các hộ chăn nuôi còn ủ chua, ủ urê, trộn hỗn hợp các loại thức ăn để tăng độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò, cũng như chủ động thức ăn cho bò trong mùa khô.

Công nghệ trong chăn nuôi: Các cơ sở bước đầu áp dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi như hệ thống quản lý còn giống, lịch trình chăn nuôi, hệ thống kiểm tra và kiểm soát thức ăn.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w