5. Kết cấu luận án
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc
1.4.4. Yếu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ luôn là quyết định tới sự phát triển của nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng. Tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của yếu tố này tới phát triển kinh tế đã được bàn tới ở hầu hết các lý thuyết kinh tế. Nhưng chỉ lý thuyết tăng trưởng nội sinh tập trung sâu hơn về cách thức phát huy ảnh hưởng của yếu tố này tới tăng trưởng sản lượng. Theo lý thuyết này, việc thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ như con giống mới, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi… và nâng cao trình độ cho lao động trong chăn nuôi sẽ là cơ sở để thúc đẩy phát triển bền vững.
Theo Mankiw (2010) đổi mới công nghệ sản xuất là thay đổi, áp dụng các cách kết hợp mới hơn các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới. Do đó trong chăn nuôi ĐGS, chuyển từ phương thức chăn nuôi quảng canh sang thâm canh, áp dụng nhiều hơn kỹ thuật, công nghệ mới và trang thiết bị mới, giống mới và chuyên môn hóa sâu. Nhưng đó là xu thế tất yếu theo những thay đổi của thị trường. Vì hiện nay, phát triển chăn nuôi theo hướng thân thiện môi trường và ứng dụng công nghệ cao là xu thế ở nhiều nước phát triển [83].
Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và qua kết quả các công trình thực nghiệm cũng chỉ ra vai trò của yếu tố này thể hiện ở trình độ của người sản xuất nông nghiệp quyết định thế nào tới sản lượng, năng suất như các công trình nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2004). Trong điều kiện hiện nay việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là tất yếu khách quan, không thể thiếu được. Nó góp phần không nhỏ vào tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra, đặc biệt là các phương pháp chăn nuôi khoa học cho phép đem lại kết quả cao nhất như kỹ thuật chế biến thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho bò (ủ chua, ủ urê, trộn cám,…), kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi (Phạm Quang Hùng, 2006) và Trương La, 2012).