Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi bò Hộ chăn nuôi lợn
1. Năng suất vốn của hộ chăn nuôi đại gia súc ( lần )
GO/IC 4,27 3,28
VA/IC 3,27 2,19
MI/IC 3,22 2,10
2. Năng suất lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc ( 1.000 đồng/người )
GO/LC 48.099,4 48.824,5
VA/LC 36.838,4 32.565,9
MI/LC 36.272,2 31.198,8
Về năng suất lao động, số liệu trên bảng 3.20 cho thấy mỗi lao động chăn nuôi của hộ chăn nuôi bò tạo ra 48.099,4 ngàn đồng GO; 36.838,4 ngàn đồng giá trị gia tăng và 36.272,2 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp. Các con số này của hộ chăn nuôi lợn lần lượt là 48.824,5; 32.565,9 và 31.198,8 ngàn đồng. Như vậy năng suất lao động của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn.
Đánh giá về thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi đại gia súc
Kết quả chăn nuôi đại gia súc chỉ là một trong cấu thành giá trị sản xuất của hộ sản xuất; kết quả sản xuất tăng dần nhưng chưa cao, có sự khác biệt khá lớn giữa giá trị sản xuất chăn nuôi bò và lợn của các huyện trong tỉnh. Kết quả sản xuất phụ thuộc vào mức độ tập trung sản xuất;
Hiệu quả trong chăn nuôi đại gia súc chưa thực sự cao, có sự khác biệt giữa các loại gia súc, trong đó tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ thu nhập hỗn hợp của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn;
Năng suất vốn và năng suất lao động trong chăn nuôi ĐGS có sự khác biệt theo nhóm trong đó của chăn nuôi bò cao nhất.
Kết luận chương 3
Từ kết quả phân tích trên có thể thấy giả thuyết thứ nhất của luận án đã được chứng minh và thể hiện mấy điểm sau:
Thứ nhất, sản lượng chăn nuôi ĐGS của Bình Định khá nhanh nhờ năng lực sản xuất mở rộng khá nhanh hay tăng trưởng chủ yếu về quy mô và số lượng đàn, chất lượng và hiệu quả kém.
Thứ hai, những thay đổi cơ cấu chăn nuôi ĐGS có những dấu hiệu khá tốt, tập trung phát triển các loại đại gia súc mà địa phương có tiềm năng. Đồng thời từng bước hình thành các vùng chuyên môn hóa với chăn nuôi bò và lợn. Tuy nhiên cơ cấu chăn nuôi cũng thể hiện rõ sự mất cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu
sự bảo bởi khả năng thích ứng với thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý.
Thứ ba, sự phát triển chăn ĐGS tỉnh Bình Định những năm qua đã được bảo đảm nguồn lực lớn và đã sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Tuy nhiên các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn nuôi vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất.
Thứ tư, chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại là chủ yếu, trang trại chăn nuôi đã hình thành nhưng vẫn còn ít và quy mô nhỏ. Phương thức chăn nuôi khá đa dạng bao gồm cả truyền thống, bán và thâm canh tùy theo điều kiện nhưng bán thâm canh vẫn là phổ biến. Nếu lựa chọn và áp dụng mô hình tổ chức sản xuất phù hợp và hiện đại sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển chăn nuôi đại gia súc ở đây.
Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐGS tỉnh Bình Định vẫn là thị trường nội tỉnh và các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường xuất khẩu còn nhỏ. Các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ĐGS hình thành mang tính tự phát và có mối liên kết lỏng, chưa phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối.
Thứ sáu, kết quả sản xuất chăn nuôi ĐGS nhìn chung cao hơn sản xuất nông nghiệp nói chung. Kết quả sản xuất chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn. Hiệu quả sản xuất chăn nuôi đại gia súc có sự khác biệt giữa hình thức chăn nuôi. Chăn nuôi bò có ưu thế cả về năng suất chung và năng suất từng phần so với chăn nuôi lợn.
Chương 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC
4.1. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số liệu vĩ mô
4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kinhtế lượng tế lượng
Phát triển chăn nuôi đại gia súc được đại diện bởi chỉ tiêu giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia súc (GO theo giá 2010). GO phản ánh kết quả sản xuất và thể hiện năng lực sản xuất của ngành, cũng như các nghiên cứu trong kinh tế, chỉ tiêu này thường được sử dụng làm đại diện sự phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Tình hình phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định về cơ bản được phân tích ở trên. Các yếu tố sản xuất cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi ĐGS bao gồm vốn sản xuất, vốn con người, lao động và điều kiện thời tiết khí hậu. Các yếu tố liên quan khác sẽ được xem xét qua khảo sát ý kiến chuyên gia ở mục dưới.
Giá trị sản xuất chăn nuôi ĐGS theo giá 2010 tăng khá nhanh. Nếu năm 1991 GTSX chăn nuôi đại gia súc chỉ mới 443,8 tỷ đồng thì năm 2000 là 814,8 tỷ đồng, năm 2010 là 2.674,4 tỷ đồng và năm 2016 là 4.111 tỷ đồng.
Đầu tư cho chăn nuôi ĐGS khá biến động. Giai đoạn 1991-2016, tăng trưởng trung bình vốn đầu tư trong chăn nuôi gia súc không ổn định, là khoảng 10% nhưng giai đoạn 2006-2010 đạt cao nhất đạt hơn 20% và giai đoạn 2011-2016 chỉ là 5,6%. Giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư cho chăn nuôi ĐGS năm 1991 là 18,7 tỷ đồng thì năm 2000 là 59,2 tỷ đồng, năm 2005 là 82,8 tỷ đồng, năm 2010 là 257 tỷ đồng và năm 2016 là 610,2 tỷ đồng.
Lao động trong trong chăn nuôi ĐGS cũng tăng nhưng rất chậm. Nếu năm 1991 số lượng lao động là hơn 29 ngàn người thì đến năm 2000 và đạt gần 39 ngàn năm 2016. Như vậy từ 1991 đến 2016 qua số lao động trong ngành này đã tăng gần 10 ngàn người.
Vốn con người trong chăn nuôi đại gia súc được đại diện bằng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành chăn nuôi. Nếu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp chỉ khoảng dưới 8% qua đào tạo thì ở ngành này là trên 10%. Năm 1991 tỷ lệ này của lao động chăn nuôi ĐGS là 7,31% thì năm 2000 là 8,32%, năm 2010 là 10,28% và 2016 là 12,14%.
Thời tiết khí hậu của tỉnh Bình Định được đại diện bằng nhiệt độ trung bình trong năm. Nhiệt độ ở đây dao động từ gần 26 độ đến gần 28 độ. Nhìn chung thay đổi không nhiều nhưng cũng thể hiện rõ tăng dần do biến đổi khí hậu ngày càng khắt nghiệt.
Phần dưới đây sẽ mô tả các số liệu thống kê cho phân tích
Thống kê mô tả các biến trong mô hình