Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 63 - 66)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Chỉ tiêu tài chính

Tài chính là tiêu chí lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng cần đánh giá là:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

- Lợi nhuận ròng = doanh thu – các khoản chi phí - thuế thu nhập - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

+ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Lợi nhuận sau thuế

ROS (%) = X 100 Doanh thu

+ Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế

ROA (%) = X 100 Tổng tài sản

+ Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

ROE (%) = X 100 Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. + Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh thu của thị trường.

hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share) + Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp/Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh.

hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp.

Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

Chỉ tiêu đánh giá của khách hàng

- Số lượng hàng hóa theo đúng yêu cầu

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ bán hàng - Nguồn hàng cung cấp ổn định, kịp thời

- Hình thức thanh toán - Chính sách bán hàng

- Thời gian đáp ứng hàng hóa - Giao dịch mua hàng thuận lợi

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng(trước, trong và sau bán) - Xử lý và phản hồi ý kiến của khách hàng kịp thời - Thái độ phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp - Thương hiệu, hình ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)