Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Các số liệu và thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh bao gồm: Báo cáo tổng kết; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo quyết toán qua các năm 2015-2017 cũng như các tư liệu hiện có về khả năng cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, internet…

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 29 doanh nghiệp đầu mối và 155 thương nhân phân phối xăng dầu. Petrolimex là doanh nghiệp đầu mối chiếm trên 60% thị phần xăng dầu trên cả nước. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Những năm qua Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Hình 3.2. Đầu mối phân phối xăng dầu và thị phần của Petrolimex

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có các doanh nghiệp phân phối xăng dầu như Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOIL), công ty xăng dầu quân đội (MIPEC), Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP (PETEC), Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương. Tuy

nhiên, đối thủ cạnh tranh chính của Petrolimex Bắc Ninh là Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh và Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương.

+ Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh:

Địa chỉ: Thôn Tri Hồ, Xã Tân Chi, Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hình thức sở hữu: Công ty TNHH một thành viên.

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các sản phẩm xăng dầu. + Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương

Địa chỉ: Số 677, đại lộ Lê Thanh Nghị, Phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.

Tiến hành điều tra sâu qua bảng câu hỏi ở phụ lục 1 về quy mô kinh doanh, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý các phòng ban của Petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương.

Điều tra trực tiếp, phỏng vấn khách hàng

Chúng tôi tiến hành điều tra mẫu trên những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của petrolimex Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV Hải Linh Bắc Ninh, Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương.

Đối tượng khảo sát bao gồm 3 nhóm khách hàng chính là: khách hàng đại lý/tổng đại lý, khách hàng mua lẻ và khách hàng công nghiệp (mua buôn). Chủ thể nghiên cứu không phải toàn bộ mà chỉ là một bộ phận mang tính đại diện. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý và chủ doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp, phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân là khách hàng mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu.

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Petrolimex Bắc Ninh: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý (điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng

dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH một thành viên Hải Linh Bắc Ninh: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý (điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Điều tra khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Công ty CP vật tư xăng dầu Hải Dương: Tiến hành điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 30 khách hàng đại lý/tổng đại lý (điều tra 8 huyện mỗi huyện 3-4 khách hàng), điều tra trực tiếp chủ doanh doanh nghiệp của 20 khách hàng công nghiệp (điều tra 8 huyện mỗi huyện 2-3 khách hàng), phỏng vấn ngẫu nhiên 50 khách hàng cá nhân mua lẻ tại cửa hàng xăng dầu (2 cửa hàng mỗi cửa hàng 20-30 khách hàng) để thu thập một số thông tin chung cung cấp cho nghiên cứu: chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, chất lượng dịch vụ (chi tiết theo phiếu điều tra ở phụ lục 2).

- Phương pháp tiến hành khảo sát: Tiếp cận trực tiếp khách hàng, nhờ nhân viên phòng kinh doanh mang đến trực tiếp cho khách hàng và gửi Email cho một số khách hàng. Sau khi thu thập, bảng câu hỏi sẽ được lọc nhằm loại bỏ những bảng trả lời thiếu thông tin, không phù hợp với yêu cầu phân tích.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả thành các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị các số liệu thu thập được. Sử dụng phương pháp này nhằm

mục đích phân tích, đánh giá các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của Petrolimex Bắc Ninh qua các giai đoạn.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng các nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét chính xác về năng lực cạnh tranh của Petrolimex Bắc Ninh.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin một cách có chọn lọc từ những ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Những người đại diện trọng lĩnh vực nghiên cứu như: Những người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, các cán bộ ở các đơn vị, các cấp, các ngành trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu… Từ đó có thể giúp cho việc nhận xét và đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giúp cho việc nghiên cứu được chính xác và đúng đắn hơn.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Chỉ tiêu tài chính

Tài chính là tiêu chí lớn và tổng quát để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng lực tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả và linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết lập và cũng cố vị thế cạnh tranh của mình. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng cần đánh giá là:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

- Lợi nhuận ròng = doanh thu – các khoản chi phí - thuế thu nhập - Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

+ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Lợi nhuận sau thuế

ROS (%) = X 100 Doanh thu

+ Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế

ROA (%) = X 100 Tổng tài sản

+ Tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

ROE (%) = X 100 Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. + Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh thu của thị trường.

hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối (Relative market share) + Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp/Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh.

hay Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp.

Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.

Chỉ tiêu đánh giá của khách hàng

- Số lượng hàng hóa theo đúng yêu cầu

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ bán hàng - Nguồn hàng cung cấp ổn định, kịp thời

- Hình thức thanh toán - Chính sách bán hàng

- Thời gian đáp ứng hàng hóa - Giao dịch mua hàng thuận lợi

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng(trước, trong và sau bán) - Xử lý và phản hồi ý kiến của khách hàng kịp thời - Thái độ phục vụ của nhân viên chuyên nghiệp - Thương hiệu, hình ảnh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I – CHI NHÁNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2015-2017 DẦU KHU VỰC I – CHI NHÁNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2015-2017 4.1.1. Năng lực tài chính

Cơ chế tài chính

Theo quy chế tài chính được Công ty xăng dầu khu vực I phê duyệt thì Petrolimex Bắc Ninh có các quyền và nghĩa vụ sau đây :

+ Quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và tài sản do Công ty giao. + Tự quyết định và chịu trách nhiệm trước Công ty xăng dầu khu vực I và pháp luật của Nhà nước về các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.

+ Nộp thuế và các nghĩa vụ với Nhà nước và Công ty xăng dầu khu vực I. + Được huy động vốn dưới mọi hình thức để đầu tư xây dựng và phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Khả năng huy động vốn

Là một doanh nghiệp lớn của tỉnh Bắc Ninh, có uy tín lâu năm với tổng tài sản lớn, Petrolimex Bắc Ninh hoàn toàn có khả năng huy động vốn dài hạn của các tổ chức tín dụng để đầu tư các dự án lớn. Thêm vào đó đối với các dự án trọng điểm có giá trị đầu tư rất lớn Chi nhánh được Công ty xăng dầu khu vực I đứng ra bảo lãnh để vay tín dụng.

Các chỉ tiêu tài chính

Bảng 4.1 cho thấy tỷ suất sinh lợi ROA của đơn vị là khá cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất ROA bình quân 3 năm đạt 111.13%.Ngược lại, chỉ số ROS của đơn vịqua các năm 2015, 2016, 2017là tương đối thấp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Chính phủ thay đổi chủ trương không bù lỗ cho mặt hàng xăng dầu. Trong khi đó giá cả xăng dầu thế giới biến động tăng đột biến do những bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi, ngược lại xăng dầu trong nước lại có mức tăng không đáng kể do chính sách kiểm soát giá, kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Có thể nói năm 2017 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017

Các chỉ tiêu tài chính 2015 2016 2017 So sánh (%) (Tr. đồng) (Tr. đồng) (Tr. đồng) 2016/2015 2017/2016 Bình quân Doanh Thu 1.721.602 1.388.795 1.949.368 81 140 106,41 Lợi nhuận sau thuế 13.678 16.278 18.262 119 112 115,55 Tổng tài sản 91.935 82.180 99.384 89 121 103,97

ROA 14,88 19,81 18,38 133 93 111,13

ROS 0,794 1,172 0,937 148 80 108,59

Nguồn: Phòng KTTC – Petrolimex Bắc Ninh Nhìn chung năng lực tài chính của Chi nhánh là khá tốt, tuy nhiên Chi nhánh vẫn cần phải tích cực cải thiện nhiều hơn nữa chỉ tiêu khả năng sinh lời, để có thể đảm bảo phát triển một cách ổn định và bền vững.

Bảng 4.2. So Sánh các chỉ tiêu tài chính của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh với các đối thủ cạnh tranh năm 2017

ĐVT:Tr.đồng Các chỉ tiêu tài chính Petrolimex Bắc Ninh Công ty TNHH Hải Linh Công ty CP VTXD Hải Dương Doanh Thu 1.949.368 790.625 730.321 Lợi nhuận sau thuế 18.262 8.346 6.934

Tổng tài sản 99.384 43.000 35.000

ROA 18,38 19,41 19,81

ROS 0,937 1,056 0,949

Nguồn: số liệu điều tra Bảng 4.2 cho thấy chỉ số ROA và ROS của Petrolimex Bắc Ninh nhỏ hơn hai đối thủ còn lại, điều đó chứng tỏ các Công ty đối thủ kinh doanh hiệu quả hơn và quản lý nguồn vốn tốt hơn.

4.1.2. Nguồn nhân lực và quản trị nhân lực

Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng bán hàng, chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong Chi nhánh không cao, trình độ kém sẽ dẫn tới chất lượng phục vụ kém, mất an toàn phòng cháy chữa cháy, làm mất uy tín với khách hàng, làm mất thị trường, giảm năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Chi nhánh đã xây dựng được cho mình một tập thể, đội ngũ lao động có trình độ, lành nghề đáp ứng được yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm cao.

Đánh giá về những ưu điểm trong công tác quản trị nhân lực ở Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh có thể liệt kê ra như sau:

+ Xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, bố trí lao động với sự phân cấp quản lý và các chức danh rõ ràng.

+ Có các biện pháp quản lý và đánh giá thực hiện công việc của người lao động khác nhau cho phép có thông tin đầy đủ và nhiều chiều phục vụ cho công tác quản trị nhân lực của Chi nhánh.

+ Thường xuyên có các chương trình đào tạo phát triển nhân viên. Đồng thời gắn liền lợi ích của người lao động với việc học tập nâng cao trình độ của họ.

+ Hệ thống trả lương của Chi nhánh đã gắn với kết quả công việc của người lao động, có tác dụng tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành công việc thông qua việc giao đơn giá tiền lương cho một số đơn vị trực tiếp sản xuất như khối các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trung tâm kinh doanh hàng hóa khác.

+ Có các chính sách tạo động lực khuyến khích người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Quan tâm đầy đủ tới công tác động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh bằng nhiều hình thức khác nhau: thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhân các dịp lễ, tết, ốm đau; hàng năm đã tổ chức nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên, tạo cho người lao động sự thoải mái để tiếp tục công việc có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)