Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh rút ra cho công ty xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Qua kinh nghiệm về nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu trong, ngoài nước nêu trên, cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xăng dầu trong nước là yêu cầu hàng đầu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu và thị trường xăng dầu Việt Nam nói chung và Petrolimex Bắc Ninh nói riêng.

Bài học thứ nhất là phải biết tự liên kết với nhau theo hướng quốc tế hóa để nhanh chóng có sức mạnh cạnh tranh. Trong liên kết nên chú trọng lợi ích dài hạn hơn lợi ích ngắn hạn.

Bài học thứ hai là phải có ý chí tiến công, khai phá và liên tục mở rộng thị trường bằng cách khai thác tối đa lợi thế so sánh, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản phẩm, tạo ra sự khác biệt và mang lại sự tiện ích cho người tiêu dùng.

Bài học thứ ba là bên cạnh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ điều tiết thị trường, công ty đã đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực quản lý để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thích ứng với xu thế hội nhập, nhằm mục tiêu thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng và không ngừng phát triển thêm khách hàng mới.

Tóm lại, để làm được điều đó Petrolimex Bắc Ninh cần nắm chắc định hướng của Nhà nước và tập đoàn từ đó xây dựng chiến lược, định hướng phát triển trong dài hạn phù hợp với điều kiện phát triển thị trường của Đơn vị.

Năng lực cạnh tranh của Petrolimex Bắc Ninh cần được tạo nên bằng việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên lợi thế về hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín thương hiệu đã được khẳng định. Khi các

cam kết được thực hiện, với sự tham gia phân phối của các DN nước ngoài là dấu hiệu tốt cho thị trường xăng dầu. Theo đó, gia tăng sự cạnh tranh, đồng nghĩa với thị trường sẽ phát triển, hoạt động có hiệu quả, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn, nhất là khi Việt Nam sẽ dần tiến đến thị trường bán lẻ xăng dầu cạnh tranh thực sự. Nhờ đó, mặc dù đối mặt với cạnh tranh trước những đối thủ có nguồn lực mạnh và bề dày kinh nghiệm thì Chi nhánh vẫn có thể giữ được thị phần và hiệu quả kinh doanh.

Để vận dụng tốt kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh, Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninhcần nắm rõ tình hình diễn biến của thị trường, xét trong điều kiện tiềm lực hiện có của mình để đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất; chú trọng các điểm nhấn về phát triển các dịch vụ mới nhằm nâng cao sự tiện dụng, thiết thực trong giảm chi phí đối với khách hàng, đề cao chất lượng và đặc biệt là thân thiện với môi trường như phát triển hệ thống CHXD bán hàng tự động, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, CHXD kết hợp các dịch vụ đỗ xe, nhà nghỉ, ăn uống,... Điều căn bản nhất được rút ra từ thành công của các doanh nghiệp là tính sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén, biết áp dụng các qui định của Nhà nước, nhìn thấy cái khách hàng cần, phát hiện ra con người để sử dụng và kiến tạo, đổi mới nâng cao năng lực điều hành, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đồng thời với đó là triệt để thực hiện các quy định về xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 44)