Tình hình lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 51 - 54)

Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng bán hàng, chất lượng an toàn phòng cháy chữa cháy, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong Chi nhánh không cao, trình độ kém sẽ dẫn tới chất lượng phục vụ kém, mất an toàn phòng cháy chữa

cháy, làm mất uy tín với khách hàng, làm mất thị trường, giảm năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Chi nhánh đã xây dựng được cho mình một tập thể, đội ngũ lao động có trình độ, lành nghề đáp ứng được yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm cao.

Bảng 3.1.Tình hình lao động của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh năm 2017

Phân loại Số lượng (người ) Tỷ lệ (%)

1. Phân chia theo trình độ chuyên môn

- Trên đại học 02 0,95

- Đại học, cao đẳng 45 21,43

- Trung cấp 65 30,95

- Công nhân 98 46,67

2. Phân chia theo giới tính

- Nam 130 61,90

- Nữ 80 38,10

Nguồn: Phòng TCHC –Petrolimex Bắc Ninh - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 210 người, trong đó: + Ban giám đốc: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc

+ Phòng kinh doanh: 09 người + Phòng tài chính kế toán: 07 người + Phòng tổ chức hành chính: 07 người + Phòng quản lý kỹ thuật: 08 người + Kho dầu: 09 người

+ Hệ thống các cửa hàng xăng dầu: 168 người.

- Phần lớn các cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học và cao đẳng tập trung tại các phòng ban nghiệp vụ của công ty, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc, cũng như quản lý chặt chẽ các hoạt động

của các đơn vị trực thuộc. Đội ngũ cửa hàng trưởng phụ trách các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hầu hết đều đã có trình độ đại học, cao đẳng, đây là những người quản lý trực tiếp khâu bán lẻ trong toàn hệ thống. Các công nhân bán lẻ đều đạt trình độ văn hoá 12/12, có trình độ chuyên môn được đào tạo đúng ngành nghề tại các trường công nhân kỹ thuật dài hạn hoặc trung học chuyên nghiệp.

- Nhìn vào cơ cấu lao động có thể thấy tỷ lệ lao động nữ trong công ty khá cao, mà hầu hết là những đối tượng lao động trẻ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại tại các cửa hàng xăng dầu. Do đó, khi họ nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ sẽ khó khăn cho việc bố trí lao động làm thay và ảnh hưởng đến tính ổn định lao động của công ty.

- Về thu nhập của CBCNV: Hiện nay, Chi nhánh đang sử dụng đồng thời

hai hệ thống thang bảng lương: Thang bảng lương áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, gọi là lương vòng 1 và thang bảng lương do Công ty tự xây dựng theo quy định của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, gọi là lương vòng 2.

+ Lương vòng 1 dùng để trả lương, nâng lương, đóng nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và chi trả các chế độ khác theo quy định của Nhà nước.

+ Lương vòng 2 là thu nhập thực tế mà lao động nhận được hay còn gọi là lương chức danh công việc. Mức lương nhận được của mỗi người không phụ thuộc vào việc người đó làm việc tại công ty lâu năm hay ít năm mà phụ thuộc vào công việc người đó đang đảm nhận và hiệu quả giải quyết công việc. Việc xây dựng thang bảng lương này có ưu điểm: khắc phục được phần nào những hạn chế của việc trả lương theo bảng lương của Nhà nước, nhằm thu hút, động viên những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho Chi nhánh, đặc biệt là những lao động trẻ mới vào làm việc tại Chi nhánh. Thu nhập bình quân của CBCNV Chi nhánh là 7.150.000 đồng/người/tháng (số liệu năm 2017).

- Về công tác đào tạo và phát triển nhân lực: đây là một công việc trong

quản trị nhân lực rất được Chi nhánh rất quan tâm. Để thực hiện đào tạo nhân viên mình Chi nhánh đã áp dụng các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực như sau:

+ Đào tạo định kỳ hàng năm: Chi nhánh tổ chức các lớp tập huấn tập trung tại Chi nhánh, mời các chuyên gia ở trong và ngoài Chi nhánh đến để đào tạo cho nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, quy trình an toàn, quy trình phòng cháy chữa cháy, nghiệp vụ an ninh...

+ Ngoài ra Chi nhánh cũng luôn khuyến khích nhân viên tự học tập nâng cao trình độ ở bên ngoài bằng các hình thức hỗ trợ kinh phí đào tạo.

- Về thực hiện chế độ cho người lao động: Chi nhánh là một trong những

doanh nghiệp được sở lao động thương binh xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội của tỉnh đánh giá thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT, bảo hộ lao động rất tốt, đúng theo quy định của Nhà nước. Kinh doanh xăng dầu là ngành độc hại, nguy hiểm đòi hỏi cao về công tác an toàn vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy. Các công nhân của Chi nhánh đều được trang bị quần áo bảo hộ và các phương tiện lao động đạt tiêu chuẩn của ngành. Do thực hiện tốt công tác về bảo hộ lao động, những năm qua Chi nhánh không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, không xảy ra hiện tượng cháy nổ, người lao động được chăm sóc cả về sức khỏe và tinh thần, đảm bảo hoàn thành công việc được giao, gắn bó với doanh nghiệp.

- Về công tác khen thưởng, kỷ luật: cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh có những quy định riêng, cụ thể về các hình thức khen thưởng và kỷ luật. Trong quản lý lao động, ngoài các biện pháp hành chính mang tính chất bắt buộc người lao động tuân theo những nội quy kỷ luật lao động, Chi nhánh còn có những hình thức khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh hình thức khen thưởng các hình thức kỷ luật cũng được thực hiện. Đối với những tập thể và cá nhân vi phạm nội quy, quy chế của Chi nhánh, vi phạm quy trình kinh doanh sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)