Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm công ty xăng dầu khu vực i– chi nhánh bắc ninh
3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đây là hoạt động kinh doanh chủ đạo, quan trọng nhất của đơn vị, bao gồm xăng Ron 92, E5 Ron 92, Ron 95, DO 0,05S, DO 0,001S, dầu mazut FO 3,5S, dầu hỏa chiếm 99% sản lượng bán ra. Kết quả sản lượng xuất bán xăng dầu từ năm 2015 đến năm 2017 như sau:
Bảng 3.3. Sản lượng xăng dầu xuất bán giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (M3) (M3) (M3) 2016/2015 2017/2016 quân Bình 1. Bán lẻ 53.615 61.110 65.864 113,98 107,78 110,84 2. Bán buôn 38.718 26.527 23.134 68,51 87,21 77,30 3.Bán ĐL/TNNQBL 50.551 61.576 79.663 121,81 129,37 125,53 Tổng cộng 142.884 149.213 168.661 104,43 113,03 108,65
Nguồn: Phòng kinh doanh - Petrolimex Bắc Ninh Bảng 3.3 cho thấy sản lượng bán lẻ, bán TĐL/TNNQBL tăng hàng năm do sự phát triển của xã hội,mức độ xe cộ ngày một đông hơn, Chi nhánh cũng không ngừng mở thêm mạng lưới bán lẻ trên địa bàn các huyện thành thị để gia tăng sản lượng và tạo công ăn việc làm cho nhiều cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Sản lượng bán cho TĐL/TNNQBL tăng trưởng hàng năm ở mức cao (trên 20%), điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách bán hàng, thu hút thêm được nhiều khách hàng mới và khách hàng trung thành hơn với Chi nhánh, việc nhập hàng từ các đầu mối khác rất hạn chế. Tuy nhiên sản lượng bán buôn lại giảm đột
biến từ năm 2016 do khách hàng lớn (chiếm trên 90% sản lượng bán buôn của Chi nhánh)là Công ty TNHH kính nổi Việt Nam (VFG) đã chuyển đổi một phần công nghệ từ công nghệ đốt bằng dầu mazut FO sang dùng Gas, dầu điều, làm cho sản lượng xuất bán cho công ty này giảm khoảng 35% so với các năm trước.
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) (M3) (M3) (M3) 2016/2015 2017/2016 Bình quân 1. Doanh thu thuần 1.721.602 1.388.795 1.949.368 80,67 140,36 106,41 2. Giá vốn hàng bán 1.663.574 1.313.208 1.887.999 78,94 143,77 106,53 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 58.028 75.587 61.369 130,26 81,19 102,84 4. Chi phí bán hàng 44.213 59.125 43.132 133,73 72,95 98,77 5. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 13.815 16.462 18.237 119,16 110,78 114,90 6. Lợi nhuận khác 4 -71 164 7. Tổng lợi
nhuận trước thuế 13.819 16.391 18.401 118,61 112,26 115,39 8. Thuế TNDN
phải nộp 141 113 139 80,14 123,01 99,29
9. Lợi nhuận sau
thuế 13.678 16.278 18.262 119,01 112,19 115,55 10. Nộp NSNN 244.107 332.127 382.975 136,06 115,31 125,26 Nguồn: Phòng KTTC - Petrolimex Bắc Ninh
Doanh thu
Năm 2016 là năm có nhiều biến động về giá xăng dầu, tuy sản lượng tăng
so với năm 2015 nhưng daonh thu lại giảm là do giá xăng dầu liên tục giảm. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho người tiêu dùng, kìm hãm lạm phát do tăng giá xăng dầu. Tuy nhiên, năm 2017 lại là năm doanh thu tăng đột biến, một phần là do giá xăng dầu biến động tăng, phần còn lại là do sản lượng tăng cao (tăng trưởng hơn 13% so với năm 2016).
Lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước
Lợi nhuận hàng năm của Petrolimex Bắc Ninh tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân 3 năm đạt 115,55%. Lợi nhuận tăng trưởng ở đây là do đơn vị đã thực hiện tốt công tác quản lý, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa năng suất lao động. Có thể nói với nguồn nhân lực 210 người, mỗi năm tạo ra lợi nhuận trên dưới 17 tỷ đồng không phải là lớn đối với một đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, Petrolimex Bắc Ninh là doanh nghiệp nhà nước, ngoài mục tiêu kinh tế Petrolimex Bắc Ninh còn đóng vai trò hết sức quan trọng là mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp nguồn hàng cho hoạt động xã hội. Petrolimex Bắc Ninh là đơn vị nộp ngân sách top 10 trong tỉnh với gần 383 tỷ đồng, vượt 10% so với kế hoạch đặt ra.
Khái quát lại, qua phân tích kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 của Petrolimex Bắc Ninh, cho thấy Đơn vị đã có những bước tăng trưởng đều ở các năm, thị phần tiếp tục được phát triển đáp ứng tốt nhu cầu tại địa bàn góp phần đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng tại địa phương, hiện là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phân tích đánh giá tài sản và nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật cho thấy Đơn vị đang có lợi thế so với các đối thủ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực với chất lượng chưa thực sự cao và phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, năng lực marketing còn nhiều hạn chế so với các đối thủ khác nên khả năng cạnh tranh có phần yếu thế. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, gia tăng thị phần thì trong thời gian tới Petrolimex Bắc Ninh cần có những cải thiện về nguồn nhân lực, công nghệ và chính sách marketing đột phá.