Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 86 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vự c

4.2.2. Các yếu tố khách quan

4.2.2.1. Các yếu tố của nền kinh tế

Phân tích các yếu tố của nền kinh tế bao gồm: sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, sự biến động của giá cả và tỷ giá…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Chi nhánh, vì vậy cần phân tích cụ thể khi đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh.

Việc nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, AFTA đã mở ra những cơ hội phát triển mới, trong đó phải kể đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ được sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế (như nguồn vốn ODA, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…), nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Tuy cuộc khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn từ năm 2008 đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, làm suy giảm đáng kể đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì kinh tế nước ta vẫn đạt được những tiến bộ đáng kể.

Giá cả hàng hóa tăng đẩy chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất tăng cao. Ngoài ra mức độ tăng giá cả còn liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Giá xăng dầu trong thời gian qua tăng cao (hiện nay là 17.990 đồng/lít xăng 92) ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong nước trong đó có cả Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh. Do

giá xăng dầu tăng cao một số doanh nghiệp cũng chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu đầu vào rẻ hơn (điện, than, dầu điều…) nhằm tiết kiệm chi phí khiến cho nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh cũng giảm đi đáng kể. Lạm phát cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư mới các dự án và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất của Chi nhánh do giá cả nguyên vât liệu đầu vào, các chi phí liên quan đều tăng. Ngoài ra lạm phát tăng còn ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên, gây tâm lý lo lắng, không yên tâm làm việc. Tất cả những yếu tố trên đều có tác động làm giảm sức cạnh tranh của Chi nhánh.

Lãi suất và tỷ giá

Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.

Tỷ giá ngoại tệ VND/USD biến động liên theo chiều hướng tăng. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngành được thiết lập tháng 1/2016 là 21.890 VND/USD nhưng đến tháng 1/2017 là 22.137 VND/USD, tăng 247 VND/USD. Tỉ giá mất ổn định cùng với tỷ lệ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Giá USD tăng cao khiến các doanh nghiệp sử dụng USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất bị đội giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá. Trong đó lĩnh vực kinh doanh xăng dầu sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên (do lượng xăng dầu tiêu thụ chủ yếu là từ nhập khẩu), do vậy sự tăng giá của đồng USD sẽ tiếp tục gây sức ép lên việc tăng giá xăng dầu trong nước.

Đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thì việc thay đổi tỷ giá USD và EURO ảnh hưởng lớn tới việc xuất, nhập khẩu xăng dầu. Việc tăng tỷ giá kéo theo thay đổi về xuất nhập khẩu xăng dầu của tập đoàn làm cho nguồn cung cấp hàng hóa của tập đoàn cho các đơn vị trở nên khan hiếm hơn. Do đó, việc thay đổi tỷ giá không trực tiếp ảnh hưởng tới Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh mà sẽ có ảnh hưởng gián tiếp vì toàn bộ nguồn cung cấp hàng của công ty đều từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Tỷ lệ thất nghiệp

Chính phủ đã rất quan tâm và nỗ lực giải quyết vấn đề thất nghiệp trong những năm vừa qua, năm 2017 tỷ lệ thất nghiệp hạ xuống chỉ còn 3,23% (Nguồn

Tổng cục thống kê công bố )[48,www.gso.gov.vn]. Thất nghiệp giảm có nghĩa là việc làm tăng, cũng có ý nghĩa thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán gia tăng, làm gia tăng tiêu thụ, một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng của các doanh nghiệp. Vấn đề thất nghiệp được xem xét dưới góc độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh như sau:

- Thất nghiệp giảm cũng đồng nghĩa với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, ổn định, ảnh hưởng tích cực tới thị trường các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu, điện, xăng dầu…Đây là điều kiện để Chi nhánh gia tăng sản lượng bán hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Khi tỷ lệ thất nghiệp xã hội tăng, đồng nghĩa với những khó khăn về công ăn việc làm, dẫn đến mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp trong chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn lao động có tay nghề cao, có trình độ quản lý tốt. Khi đó doanh nghiệp muốn giữ chân những người có tài, chiêu mộ nhân lực cao song lại khó có khả năng tài chính. Vì vậy Chi nhánh luôn chủ động trong việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài, để tránh bị động về lực lượng lao động, hạn chế tiêu cực khi tỷ lệ thất nghiệp có biến động lớn, đảm bảo được năng lực cạnh tranh.

4.2.2.2. Yếu tố chính trị, pháp luật

Sự hội nhập, thay đổi về chính sách kinh tế, luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế, dần đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn của xã hội ở nước ta hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh phát triển một cách bền vững.

Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với ngành xăng dầu Việt Nam, bởi ngày 15/10/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với Nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây được xem là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu. Tạo khung pháp lý cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, xác lập lộ trình áp dụng cơ chế thị trường đối với từng mặt hàng xăng dầu, tiến tới thị trường hóa ngành xăng dầu trong tương lai.

4.2.2.3. Yếu tố văn hóa - xã hội

Khi nhân loại tìm ra dầu khí và biết khai thác sử dụng đã làm đảo lộn trật tự kinh tế thế giới, những quốc gia giầu có nhờ nguồn tài nguyên than đá mang lại,

đã nhường sự giầu có cho những quốc gia có nguồn lợi dầu khí. Trong điều kiện nước ta hiện nay nhiều loại máy móc thiết bị đều phải sử dụng xăng dầu. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, máy móc thiết bị đang thay thế dần các công cụ lao động thủ công thì xăng dầu càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các mặt an ninh, quốc phòng, du lịch ...xăng dầu cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Kinh doanh xăng dầu không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến kinh tế mỗi nước mà còn trực tiếp liên quan đến nền kinh tế thế giới. Các đợt khủng khoảng dầu mỏ đều có tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế-xã hội toàn thế giới, trật tự kinh tế thế giới, các quan hệ quốc tế và khu vực. Xăng dầu là sản phẩm có vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Ở phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị xăng dầu, kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội. Chính vì vậy Chi nhánh cần có chính sách định hướng phát triển lâu dài và kinh doanh rộng khắp.

4.2.2.4. Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh Bắc Ninh gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và

thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Chính điều kiện tự nhiên như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh, cụ thể như sau:

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc vận chuyển xăng dầu đến các cửa hàng xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh là vô cùng thuận lợi, đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh có 23 cửa hàng xăng dầu bán lẻ phân bố rải rác trên toàn tỉnh.

- Là đơn vị được hưởng chính sách giá vùng 1 (thấp hơn giá vùng 2 là 350 đ/lít xăng dầu) nên có lợi thế hơn trong cạnh tranh về giá đối với các đơn vị khác.

4.2.2.5. Yếu tố khoa học - công nghệ

Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ đã đạt ở mức vũ bão, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng, thúc đẩy quá trình sản xuất và thương mại trên thế giới. Chính vì thế nhà nước có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại bằng chính sách thuế ưu đãi. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh cũng đã nhanh chóng tiếp thu, áp dụng những công nghệ tiên tiến, kỹ thuật mới, hiện đại của thế giới vào quá trình kinh doanh như: áp dụng hệ thống thu hồi hơi, phần mềm quản lý ERP-SAP, Egas..góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 86 - 90)