Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp
2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cụ thể:
Trần Phi Cường (2012), đã nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình giai đoạn 2011-2016”, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn đã vận dụng các vấn đề lý luận và phương pháp luận về hoạch định chiến lược kinh doanh trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp và thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, để từ đó đề ra chiến lược cho Công ty đến năm 2016.
Bùi Ngọc Lâm (2009), đã nghiên cứu đề tài “Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ.
Luận văn đi sâu nghiên cứu chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng xăng dầu, kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2020.
Tóm lại, những công trình nêu trên đã có néi dung nghiªn cøu vÒ nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở lý luận và chỉ rõ những vướng mắc trong thực tiễn, từ đó các tác giả đã đưa ra nhiều lý giải khoa học có giá trị. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách hệ thống ở các công trình nghiên cứu vừa kể trên, mỗi tác giả chỉ tiếp cận về một góc độ và khía cạnh nào đó của công tác quản lý và phát triển doanh nghiệp nói chung và chính sách kinh doanh xăng dầu nói riêng, cụ thể hoá về nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh các mặt hàng khác nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết.