Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 111 - 116)

5.1. KẾT LUẬN

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và đối với sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu thì sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, trong đó có Petrolimex Bắc Ninh.

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy so với các đối thủ cạnh tranh thì Công ty có các thế mạnh sau: Là đơn vị có tiềm lực tài chính lớn, có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách linh hoạt và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng quy mô kinh doanh; Thương hiệu, hình ảnh Petrolimex luôn tạo cho khách hàng niềm tin về chất lượng hàng hóa cũng như dịch vụ đảm bảo luôn tốt nhất trên thị trường mà khách hàng nhận được; Công nghệ hiện đại luôn được Petrolimex Bắc Ninh áp dụng để nâng cao năng suất lao động cũng như đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Từ những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy được những hạn chế trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh như: chính sách marketing còn chưa thực sự tốt; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; chi phí trong quản lý còn lớn, nhiều chi phí còn chưa hợp lý.

Trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty xăng dầu khu vực I – Chi nhánh Bắc Ninh cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: (1) Giải pháp đầu tư, nâng cấp công nghệ - hạ tầng kỹ thuật (2) Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, số lượng và tiết kiệm chi phí (3) Giải pháp thực hiện chính sách giá hợp lý, linh hoạt trong thanh toán (4) Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV (5) Giải pháp hoàn thiện công tác thị trường (6) Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp (7) Giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý thương hiệu.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị với Nhà nước

- Cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô

doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, đồng thời cải thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng nâng cao được khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

- Cần phải sửa đổi bổ sung kịp thời những bất cập còn hạn chế của nghị định 84/2009, để nghị định thực sự là hành lang pháp lý quan trong để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu áp dụng và thực thi hiệu quả. Trong quá trình điều hành giá xăng dầu theo nghị định 84 Chính phủ phải linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.

- Cần phải có những biện pháp xử lý thật nghiêm minh để ngăn chặn tình

trạng gian lận thương mại (pha trộn Etanol với xăng, xăng 92 với xăng 95, dầu hoả với điêzen), gắn chíp điện tử làm sai lệch số đo để móc túi khách hàng, hạn chế xăng dầu thẩm lậu và các tình trạng kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp. Tạo ra một thị trường xăng dầu lành mạnh, tránh gây thiệt hại cho chính nhà nước và tác động xấu đến hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh chuẩn mực như PETROLIMEX.

- Cần giành nhiều quyền chủ động hơn cho các doanh nghiệp đầu mối kinh

doanh xăng dầu như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Hiện nay Tập đoàn vừa phải kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận vừa phải giữ vai trò chủ đạo trong việc bình ổn thị trường xăng dầu nội địa nên chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhà nước cần phải nghiên cứu để tạo điều kiện để tập đoàn và các công ty thành viên năng động hơn trong cơ chế thi trường.

5.2.2. Kiến nghị với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Tập đoàn cần phải tạo cơ chế cho các công ty xăng dầu thành viên trong đó có Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh chủ động hơn trong công tác kinh doanh:

- Cơ chế giá linh hoạt hơn, xem xét việc phân chia giá vùng 1 và giá vùng 2 trên cùng địa bàn một tỉnh.

- Cho phép Chi nhánh chủ động hơn trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực:

- Nâng cao quỹ tiền lương giao về Chi nhánh cho phù hợp với tình hình đời sống xã hội trên địa bàn hiện nay.

- Đảm bảo nguồn cung cấp hàng cho Chi nhánh tránh để xảy ra các trường

hợp khan hàng, thiếu hàng, đặc biệt là trong các giai đoạn giá cả thế giới có biến động tăng mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thương mại (2006). Quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

2. Chính Phủ (2009). Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, Hà Nội. 3. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh (2010). Chiến lược kinh

doanh của Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2010- 2020, Bắc Ninh.

4. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh(2015). Báo cáo tài chính, Bắc Ninh.

5. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh(2016). Báo cáo tài chính, Bắc Ninh.

6. Công ty xăng dầu khu vực I - Chi nhánh Bắc Ninh(2017). Báo cáo tài chính, Bắc Ninh.

7. Bạch Thụ Cường (2002). Bàn về cạnh tranh toàn cầu. NXB Thông tấn, Hà Nội. 8. Hoàng Văn Hải (2010). Giáo trình Quản trị chiến lược. Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.

9. Nguyễn Trung Hiếu (2006). “Sự cần thiết và giải pháp để thay đổi cơ chế quản lý giá xăng dầu”. Tạp chí phát triển kinh tế, (187).

10. Đinh Việt Hoà (2012). Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh – trái tim cuả một doanh nhân. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Chí Hoà (2007). Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

12. Hội đồng trung ương Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin (2008). Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đào Thị Hồng (2017). Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhập khẩu và phân phối Hoa Lâm, luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

14. Dương Minh Khiêm (2010). Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông di động 3G tại công ty thông tin viễn thông Điện lực thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

15. Bùi Ngọc Lâm (2009). Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội.

16. Lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp thương mại. NXB Đại học kinh tế quốc dân. 17. Michael Porter (1996). Chiến lược cạnh tranh. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội,

Hà Nội.

18. Philip Kotler (2002). Quản trị Marketing. NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Phan Ngọc Tấn (2006). Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2015, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 20. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (2010). Chiến lược kinh doanh của Tổng công

Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

21. Từ điển Bách khoa Việt nam (2005). Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội. 22. Hoàng Vân (2009). Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ

phần May 2 Hưng Yên, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu khu vực i chi nhánh bắc ninh (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)