Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác đông qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:
- Các nhân tố kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Các nhân tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP; GNP; lãi suất; tỷ giá hối đoái; cán cân thanh toán; lạm phát; thất nghiệp…tác động thường xuyên liên
tục lên bất cứ doanh nghiệp nào. Không chỉ là những biểu hiện ở hiện tại mà xu hướng biến động của nền kinh tế trong tương lai cũng không kém phần quan trọng, nó có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nắm bắt và đánh giá đúng các tác động sẽ giúp doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời, chính xác giảm thiểu các tác động xấu và nắm bắt các được cơ hội mới.
- Các yếu tố chính trị, pháp luật
Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Mỗi quốc gia gắn liền với một thể chế chính trị - pháp luật riêng, quy định các hành vi ứng xử của doanh nghiệp. Do vậy, nó có thể kìm chế hay thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các quy định này cũng như những xu hướng chính trị, ngoại giao, thương mại (chính sách thuế, xuất nhập khẩu, đầu tư, thành lập và phá sản, lao động tiền lương, tiếp thị, các quy định về cạnh tranh…). Một nền chính trị ổn định luôn tạo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp và ngược lại, chính điều này ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Thể chế chính trị ổn định, một hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm minh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó còn là tiền đề cho việc phát triển các hoạt động đầu tư, phát triển các hoạt động kinh tế, khuyến khích các hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong một môi trường càng ổn định bao nhiêu thì khả năng xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp càng có nhiều thuận lợi bấy nhiêu. Bên cạnh đó sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, các chính sách, cơ chế đồng bộ sẽ đảm bảo quyền tự chủ cho các doanh nghiệp và để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới.
- Các nhân tố về văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội là yếu tố tác động nhanh và nhạy cảm đối với doanh nghiệp. Bên cạnh các chuẩn mực chung của một quốc gia, dân tộc, nó còn tồn tại các chuẩn mực riêng của từng vùng miền và của nhiều tầng lớp khác nhau. Doanh nghiệp có thể dựa vào điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh được các tác động không mong muốn từ thị trường. Các yếu tố văn hóa xã hội doanh nghiệp cần chú ý là:
+ Những phong tục tập quán truyền thống. + Các quan tâm và ưu tiên xã hội.
+ Trình độ học vấn và nhận thức.
- Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng. Các yếu tố này quyết định đến vị trí đầu tư, thời gian cho các chiến dịch tiếp thị, lựa chọn quy mô, các yếu tố mùa vụ…và có thể tạo ra khó khăn hay thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Các yếu tố công nghệ
Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả. Nó có thể tạo ra các lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có nhiều tính năng vượt trội với chi phí thấp. Chu kỳ sống của sản phẩm và vòng đời công nghệ ngắn dần, sự tiến bộ trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ siêu dẫn đang được sử dụng như những thế mạnh quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không theo kịp những thay đổi của công nghệ trong khi đối thủ cạnh tranh có khoa học công nghệ phát triển thìdoanh nghiệp đó sẽ đi đến bờ phá sản. Do đó, doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến khoa học công nghệ, nắm bắt các xu hướng công nghệ tiên tiến và xem đây như đây là điều kiện cốt lõi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Như vậy tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là không nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thông tin từ môi trường bên ngoài đầy đủ và cập nhật, từ đó phân tích, đánh giá giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa các cơ hội để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô (môi trường ngành)
Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Giáo sư Michael Porter đã cung cấp một mô
hình phân tích cạnh tranh theo đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh [17,tr 98].
Hình 2.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến các công ty. Đối thủ cạnh tranh là các công ty đang cùng hoạt động cùng ngành kinh doanh với doanh nghiệp, hiện họ luôn tìm cách tăng sản lượng, tăng lợi nhuận bằng những chính sách và biện pháp tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp. Vì sức tiêu thụ của thị trường chỉ có hạn nên các doanh nghiệp phải cạnh tranh giành nhau thị phần bằng các biện pháp giảm giá, quảng cáo, khuyến mãi, thuyết phục khách hàng, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những nét khác biệt trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Trong mô hình kinh tế truyền thống, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành sẽ làm cho lợi nhuận cận biên ngày càng giảm dần, tức giá bán chỉ đủ bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tiễn, cạnh tranh không bao giờ là hoàn hảo và các doanh nghiệp sẽ không trở thành những nhà ra quyết định giá một cách thụ động và đơn giản, trái lại các doanh nghiệp sẽ phải cố xây dựng và khai thác một hay một số lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Cường
độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khác nhau giữa các ngành kinh doanh, mức độ cạnh tranh trong một ngành thể hiện qua 03 yếu tố cơ bản sau đây:
+ Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành: số lượng doanh nghiệp
nhiều sẽ gia tăng sự cạnh tranh bởi vì rất nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một tập khách hàng và với cùng điều kiện về nguồn lực. Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng khi các doanh nghiệp có thị phần tương tự nhau, các doanh nghiệp luôn cố gắng gia tăng thị phần để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu.
+ Tốc độ tăng trưởng của thị trường: thị trường tăng trưởng với tốc độ chậm cũng khiến các doanh nghiệp lao vào cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp gia sức cạnh tranh để cố giành được phần bánh lớn hơn và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với một thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội gia tăng doanh số do quy mô thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp thường tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng kênh phân phối
+ Rào chắn ra khỏi ngành: rào cản rút lui thị trường cao đề cập đến các chi
phí đáng kể khi một doanh nghiệp bỏ không kinh doanh sản phẩm của ngành hoặc không tiếp tục tiến hành các hoạt động thuộc ngành. Thông thường khi rào cản rút lui thị trường cao, các doanh nghiệp buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động và tồn tại trong ngành ngay cả khi hiệu quả rất thấp hoặc không có khả năng sinh lợi. Rào chắn ra khỏi ngành có thể là các yếu tố về tâm lý, xã hội, pháp lý hoặc chiến lược, tuy nhiên nó thường là yếu tố về mặt kỹ thuật, liên quan đến tính chất đặc trưng của tài sản đầu tư. Khi mà nhà máy và các thiết bị cần thiết để sản xuất một sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao, các tài sản này ít có cơ hội được bán lại hay thanh lý cho người mua trong các ngành hoạt động khác.
- Khách hàng và quyền lực của khách hàng
Quyền lực của khách hàng là khả năng tác động của khách hàng đối với ngành sản xuất.Khách hàng là những người mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng của hoạt động kinh doanh. Kinh doanh phải đảm bảo lợi ích cho khách hàng và tìm mọi biện pháp để thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên,trong khi mua hàng, khách hàng cũng thường sử dụng quyền lực của mình để đưa ra những đòi hỏi bất lợi cho người bán về giá mua, điều kiện giao hàng, chất lượng sản phẩm, điều kiện thanh toán…tạo ra sức ép làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khách hàng đem đến cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể lấy đi lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần phải phân tích để nhận biết được những khách hàng hay nhóm khách hàng quan trọng và có kế hoạch cụ thể nhằm tận dụng được các cơ hội, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra do khách hàng mang lại. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thõa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh.
- Nhà cung cấp và quyền lực của nhà cung cấp
Ngành sản xuất đỏi hỏi phải có nguyên nhiên vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào khác như máy móc, thiết bị phụ tùng thay thế, dịch vụ tư vấn thiết kế, dịch vụ vận chuyển….Các yêu cầu này tạo nên các nhà cung cấp và trong thương thuyết kinh doanh họ cũng có thể tạo ra những sức ép về giá, về phương thức cung cấp và phương thức thanh toán, gây ra những nguy cơ đe doạ lợi ích của doanh nghiệp, đó chính là quyền lực của nhà cung cấp. Tuy nhiên, đó cũng có thể là những lợi thế trong cạnh tranh cho doanh nghiệp nếu như xây dựng được các liên minh chiến lược với các nhà cung cấp.
- Sản phẩm thay thế
Đó là sản phẩm của một ngành công nghiệp khác có thể đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng thay thế cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế rất đa dạng và phức tạp tạo thành nguy cơ cạnh tranh về giá rất mạnh đối với sản phẩm cũ, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế vừa mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong việc mở rộng danh mục sản xuất tìm kiếm thị trường mới, đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp nếu các sản phẩm của doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh với nó.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Bao gồm các doanh nghiệp chưa có mặt trong lĩnh vực kinh doanh đó nhưng có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn có khả năng chiếm thị phần của các nhà sản xuất hiện tại, làm giảm lợi nhuận trung bình của ngành trong tương lai, điều đó buộc các doanh nghiệp phải dự báo và ứng phó. Khi phân tích mức độ đe doạ của những người gia nhập ngành tiềm năng, người ta thường đi đến phân tích các yếu tố tạo nên rào chắn nhập ngành, đó là tập hợp các yếu tố ngăn cản những người tham gia vào kinh doanh trong một ngành công nghiệp nào đó. Nếu rào chắn nhập ngành cao, sự đe doạ của nó càng thấp và ngược lại.
2.1.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Môi trường nội bộ của doanh nghiệp chứa đựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có:
Chuỗi giá trị
“Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi giá trị cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại”[12, tr72]. Sự hiệu quả trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các hoạt động này gồm hai nhóm sau:
Các hoạt động chủ yếu
- Các hoạt động đầu vào: gắn với việc quản lý nguyên vật liệu, khai thác
nguồn hàng gắn với nó là hoạt động vận chuyển. Ổn định các yếu tố đầu vào là cơ sở cho doanh nghiệp thiết lập các lợi thế ở các công đoạn tiếp theo.
- Hoạt động tác nghiệp: đó là quá trình sản xuất, một quy trình sản xuất hoàn chỉnh, hiệu quả gắn với một công nghệ hiện đại, phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt, chi phí giảm. Điều này tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.
- Các hoạt động đầu ra: quản lý thành phẩm, đơn đặt hàng và tổ chức các
kênh phân phối. Các hoạt động này được hoàn thiện sẽ đem lại hiệu suất cao và mức độ phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Marketing: là tổng hợp các chính sách, chiến lược, hoạt động về sản phẩm, giá cả, thị trường, xúc tiến thương mại, các kênh phân phối…của một