Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 104)

5.1. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH là việc làm rất cần thiết trong công cuộc nâng cao chất lượng lao động, cải thiện hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Để có những giải pháp thích hợp và kịp thời nhằm phát triển ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH thì việc đánh giá năng lực vô cùng quan trọng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn thu thập được, tác giả cho rằng nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC ngành BHXH bao gồm nhiều nội dung: nâng cao thể lực, năng lực, phẩm chất tác phong, kỹ năng trong thực thi công vụ và cải thiện các cơ chế chính sách tuyển dụng đào tạo,… Trong đó, phải đảm bảo nâng cao chất lượng về chuyên môn, trình độ, đạo đức trách nhiệm của từng cá nhân và hơn hết là sự phối hợp giữa các cá nhân, phòng ban với nhau.

Về thực trạng: Tỉnh Hải Dương là trung tâm phát triển kinh tế, có nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu về BHXH là tương đối lớn. Thực tế điều tra cho thấy đội ngũ công chức, viên chức BHXH tỉnh Hải Dương đang được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Năm 2017, các công chức, viên chức trong độ tuổi từ 30 – 50 chiếm 69,23%, đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm, có trình độ vừa có sức khỏe để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc; các CCVC có thể lực đạt loại từ “loại III” trở lên là 98,99%, thời gian ngành đang có biện pháp kiểm tra khám sức khỏe định kì để giảm hơn nữa số người có sức khỏe loại “yếu”. Hiện nay, 94,36% các công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương có trình độ “Đại học” và “Sau đại học” cho thấy chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương đang không ngừng được nâng cao, chất lượng dịch vụ cũng đang được cải thiện. Đặc biệt với các kỹ năng tin học và ngoại ngữ đã có cải thiện đáng kể, ngành BHXH tỉnh đã thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kịp thời bổ sung kiến thức, số người chưa qua đào tạo cả tin học và ngoại ngữ đều giảm mạnh trong 3 năm qua, tin học giảm 20,41%, ngoại ngữ giảm 5,31% so với năm 2015. Tỷ lệ các công chức, viên chức “hoàn thành tốt” và “hoàn thành xuất sắc” nhiệm vụ được giao đạt 84,87%, cũng có trên 70% các viên chức hiện nay được cấp trên đánh giá cao về các kỹ năng, thái độ, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH đã có những kỹ năng cần thiết, đã áp dụng các kỹ năng tốt vào việc giải quyết thắc mắc của người dân, nhất là các kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng phối hợp được đánh

giá tốt nên công việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Đội ngũ công chức, viên chức ngành cũng tự đánh giá về năng lực, kĩ năng và phẩm chất của bản thân trong quá trình thực thi công vụ để thấy được những thiếu xót, khuyết điểm và trau dồi kiến thức, kĩ năng trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương là: công tác đào tạo bồi dưỡng, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm và bố trí sử dụng, chính sách đãi ngộ tạo động lực, công tác đánh giá, xếp loại, công tác kiểm tra giám sát, trang thiết bị và điều kiện làm việc. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng nhất đến chất lượng đội ngũ chính là công tác bổ nhiệm, bố trí sử dụng công chức, viên chức và công tác kiểm tra giám sát. Việc quy hoạch, bố trí sử dụng CCVC đúng chuyên môn, sở trường là cơ sở để công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả và phát huy được hết khả năng bản thân. Bên cạnh công tác bổ nhiệm, bố trí thì công tác kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng CCVC, cần thực hiện công khai minh bạch, khen thưởng đúng người đúng việc.

Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong những năm tiếp theo như sau: tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch, công tác tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, công tác đào tạo bồi dưỡng, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Trong các giải pháp cụ thể được đưa ra, cần tập trung vào việc hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, công tác đào tạo, phân công đúng sở trường, phát huy vai trò tập thể trong thực thi công vụ. Đồng thời, cần tích cực nâng cao công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức và công khai minh bạch trong quá trình tuyển dụng thi đua khen thưởng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:

•Đối với Đảng và Nhà nước

Thường xuyên tiến hành rà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển từng ngành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mới. Nâng cao chất

lượng công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch, khắc phục tình trạng chiến lược và quy hoạch mang tính chủ quan, thiếu tính thực tế và tính khả thi.

Đổi mới cơ chế quản lý và phân cấp quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công. Cần nghiên cứu để tiến tới trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước và có lộ trình từng bước xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản trong các đơn vị sự nghiệp công.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt đọng của bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực; tùy thuộc vào nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực; tùy thuộc vào nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực mà có thể bố trí giao cho một đơn vị chuyên trách hoặc không chuyên trách thực hiện công tác phát triển nhân lực thuộc các lĩnh vực do ngành, địa phương quản lý

Đề nghị Chính phủ cần có chính sách “đầu ra” đề giải quyết số công chức, viên chức ngành BHXH hiện nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao...như chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ mà chúng ta đã thực hiện đối với công chức, viên chức nhà nước, vì thực tế hiện nay số lượng công chức, viên chức ngành BHXH ở huyện vẫn còn nhưng chưa có cách giải quyết.

•Đối với lãnh đạo ngành BHXH tỉnh Hải Dương

Đề nghị với BHXH tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho trường chính trị tỉnh mở lớp trung cấp, làm việc với các trường Đại học như: Học viên Hành chính,...mở các lớp về chuyên ngành chuyên môn, nhằm tạo điều kiện cho công chức, viên chức được học tập nâng cao trình độ, kể cả những người chưa thuộc diện quy hoạch và tiếp tục ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác các đương vị.

Tiếp tục rà soát, bổ sung nội quy, quy chế, quy trình làm việc của đơn vị nhằm tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công tác, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của đội ngũ công chức, viên chức.

Thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý và phân cấp quản lý đối với công chức, viên chức của cơ quan và có trách nhiệm phổ biến, quán triệt nhiệm vụ, chức năng đến từng công chức, viên chức thuộc đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết 28 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Ngày 23 tháng 5 năm 2018, Hà Nội. 2. Ban Tổ chức Trung ương (2012). Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW của ban tổ chức

Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30 tháng 11 năm 2004 của bộ chính trị (khóa IX) và kết luận số 24-KL/TW ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ chính trị (khóa XI). Ngày 05 tháng 11 năm 2012, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2001). Những điều cần biết, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007). Quyết định số 902/QĐ-BHXH quy định về

quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Ngày 29 tháng 6 năm 2007, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018). Quyết định số 899/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ngày 16 tháng 7 năm 2018, Hà Nội.

6. Bích Thủy (2019). Hải Dương: Nhiều giải pháp đồng bộ triển khai nhiệm vụ năm 2019. Tạp chí bảo hiểm xã hội. Truy cập ngày 15/3/2019 tại: http://tapchibaohiem xahoi.gov.vn/tin-tuc/hai-duong-nhieu-giai-phap-dong-bo-trien-khai-nhiem-vu-nam- 2019-20843

7. Bộ Chính trị (2012). Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Ngày 22 tháng 12 năm 2012, Hà Nội.

8. Bộ lao động thương binh và xã hội (2018). Cải cách chính sách BHXH góp phần đảm bảo ASXH, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước. Bộ Lao động thương binh và xã hội. Truy cập ngày 16/3/2019 tại trang web: http://www.molisa.gov.vn/vi/pages/chitiettin.aspx?IDNews=27766

9. Bộ Nội vụ (2012). Thông tư số 15/2012/TTBNV của Bộ Nội vụ huớng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi duỡng đối với viên chức. Ngày 25 tháng 12 năm 2012, Hà Nội.

10. Bộ trưởng Bộ Y tế (1997). Quyết định số 1613/BYT-QĐ về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động. Ngày 15 tháng 8 năm 1997, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2005). Quyết định số: 2136/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Ban hành bản tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ. Ngày 15 tháng 6 năm 2005, Hà Nội.

12. Chính phủ (1995). Nghị định số 19-CP của Chính phủ về việc thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay ở trung ương và địa phương. Ngày 16 tháng 2 năm 1995, Hà Nội.

13. Chính phủ (2006). Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Ngày 22 tháng 12 năm 2006, Hà Nội. 14. Chính phủ (2010). Nghị định 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định những

người là công chức. Ngày 25 tháng 01 năm 2010, Hà Nội.

15. Chính phủ (2012). Nghị định số 29/2012/NÐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức. Ngày 12 tháng 4 năm 2012, Hà Nội.

16. Chính phủ (2014). Nghị định số 05/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Ngày 17 tháng 1 năm 2014, Hà Nội.

17. Chính phủ (2015). Nghị định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 09 tháng 6 năm 2015, Hà Nội.

18. Chính phủ (2018). Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Ngày 21 tháng 5 năm 2018, Hà Nội.

19. Civillawinfor (2008). Khái luận chung về bảo hiểm xã hội. Thông tin pháp luật dân sự. Truy cập ngày 15/1/2019 tại:

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/07/28/1459/

20. Đặng Xuân Hoan (2015). Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Truy cập ngày 20/2/2019 tại: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghien cuu-Traodoi/2015/32972/Phat-trien-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-giai-doan-

20152020-dap-ung.aspx

21. Đặng Mai Phương (2015). Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam.

22. Đào Thanh Hải và Minh Tiến (2005). Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

23. Dương Xuân Triệu (2001). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH, Hà Nội.

24. Hà Quang Trường (2017). Xây dựng năng lực thực thi đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay. Truy cập ngày 18/1/2019 tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Print Story.aspx?distribution=42875&print=true

25. Lê Mơ (2017). BHXH Vĩnh Phúc nỗ lực góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Truy cập ngày 10/1/2019 tại https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi /View_detail.aspx?ItemID=7812&fbclid=IwAR1r8zq8bsMzvRE6iZG-

63uLXDhfPN4GsCNKd3TOzhXmsA1N3ixIN4Qq2EU

26. Luật bảo hiểm xã hội (2006). Khoản 1 điều 3 luật Bảo hiểm xã hội, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Hà Nội.

27. Luật Dương Gia (2015). Đặc trưng của bảo hiểm xã hội. Truy cập ngày 15/8/2018 tại https://luatduonggia.vn/dac-trung-cua-bao-hiem-xa-hoi/

28. Mạc Tiến Anh (2005). Khái luận chung về bảo hiểm xã hội. Tạp chí Bảo hiểm xã hội. tr. 23.

29. Mạc Văn Tiến và Vũ Quang Thọ (1997). Một số vấn đề cơ bản về kinh tế bảo hiểm. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Đình Hương (2009). Vấn đề đánh giá và sử dụng cán bộ. Tạp chí Xây dựng Đảng. tr. 61.

31. Nguyễn Xuân Tiến (2016). Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

32. Phạm Đình Thành (2014). Đề án: Xây dựng tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng viên chứ theo vị trí việc làm ngành Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

33. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006). Luật Bảo hiểm xã hội. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008). Luật Cán bộ, công chức. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Tạ Ngọc Hải (2018). Chất lượng công chức và chất lượng đội ngũ công chức. Tạp chí Tổ chức nhà nước đăng ngày 08/02/2018. Truy cập ngày 20/7/2018 tại http://tcnn.vn/news/detail/39301/Chat_luong_cong_chuc_va_chat_luong_doi_ngu _cong_chucall.html

36. Thủ tướng chính phủ (2003). Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003, ngày 11 tháng 7 năm 2003, Hà Nội.

37. Thủ tướng chính phủ (2012). Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập đối với ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. Ngày 7 tháng 9 năm 2012, Hà Nội. 38. Trịnh Việt Tiến (2018). Đổi mới chính sách tiền lương và tạo động lực cho người

lao động: Một số vấn đề trao đổi. Truy cập ngày 12/2/2019 tại:

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/doi-moi-chinh-sach-tien-luong-tao-dong-luc- lam-viec-cho-nguoi-lao-dong-mot-so-van-de-trao-doi-29155.htm

39. Võ Thành Tâm (2015). Giáo trình Bảo hiểm xã hội. Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

40. Vũ Quang Tình (2018). Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)