bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh
2.2.1.1. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương
lực, BHXH tỉnh Bình Dương liên tục lọt vào top 10 đơn vị có số thu cao nhất cả nước. Có được thành tích đó là nhờ lãnh đạo BHXH tỉnh Bình Dương xác định kim chỉ nam cho mọi hoạt động BHXH là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Với công tác đào tạo cán bộ hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học trong cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn là rất cần thiết. Cố gắng đảm bảo bằng đại học cho toàn bộ cán bộ trong cơ quan. Cán bộ đã có bằng đại học thì học lên thạc sỹ. Không chỉ đào tạo cán bộ đúng chuyên ngành BHXH mà cần đào tạo cán bộ chuyên sâu về từng nghiệp vụ. Với công việc nào cũng vậy, không chỉ là chuyên môn, quan trọng hơn nữa là tinh thần, nhiệt huyết làm việc. Đặc biệt, công tác BHXH là hoạt động xã hội cần tiếp xúc trực tiếp với nhiều đối tượng tham gia, do đó rất cần có sự cởi mở thân thiện, nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tham gia cũng như hưởng các chế độ BHXH, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho các đối tượng. Như vậy, cán bộ tại bộ phận một cửa vừa phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải có tác phong nhanh nhẹn, thái độ thân thiện, đảm bảo việc tiếp xúc với các đối tượng tham gia hiệu quả. Cán bộ trong cơ quan cần cải tiến lề lối làm việc, không chây ỳ, ỷ lại, cải thiện tác phong làm việc. Đây chính là một trong nhưng tác động tích cực đến việc khai thác mở rộng hơn đối tượng tham gia (Nguyễn Hồng Liên, 2015).
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương cần thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhân sự phù hợp, đặc biệt là phải có chế tài khen thưởng, xử phạt nghiêm minh. Một trong những hạn chế lớn nhất của môi trường làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp là không có sự cạnh tranh cao, ít có chế tài khen thưởng, xử phạt như khu vực doanh nghiệp. Do đó nhiều khi không khuyến khích động viên được người lao động nâng cao năng lực làm việc. Để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả tốt, cơ quan BHXH cần có sự khen thưởng phù hợp khi cán bộ khai thác được nhiều đối tượng tham gia mới để khuyến khích mở rộng hơn phạm vị bao phủ của BHXH (Nguyễn Hồng Liên, 2015).
2.2.1.2. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
huyện, thành, thị với 52 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, có 10 cán bộ chuyển từ BHXH Vĩnh Phú cũ về, số còn lại là cán bộ được tuyển dụng mới và một số cán bộ từ các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến. Chất lượng cán bộ, công chức trong ngành lúc đó còn thấp so với mặt bằng của các ngành trong tỉnh. Trong tổng số 65 biên chế được giao năm 1999 mới có 20 người có trình độ chuyên môn đại học, còn lại là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, trụ sở làm việc phải đi thuê nhà dân nên chật hẹp. Tỉnh mới được tái lập nên hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn còn nhỏ lẻ, hạn chế, nhận thức của cả người lao động và sử dụng lao động về BHXH chưa đầy đủ, chưa ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH nên hoạt động thu BHXH gặp nhiều khó khăn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ chưa nhiều, hầu hết là theo dõi phát sinh, giải quyết chế độ bằng tính toán thủ công sổ sách nên công tác quản lý đối tượng còn nhiều hạn chế. Vượt qua khó khăn, thử thách, 20 năm qua, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng nỗ lực tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu tổ chức của ngành không ngừng lớn mạnh với 11 phòng nghiệp vụ và 9 BHXH huyện, thành, thị với 278 cán bộ, công chức, viên chức. Chất lượng của đội ngũ cán bộ được nâng cao cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, hiện nay, toàn ngành có trên 88% cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học (Lê Mơ, 2017).
Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ. Để thu hút nhân tài nên đi thẳng vào các trường đại học có chuyên ngành bảo hiểm, quản trị nhân lực, kế toán, y dược, hỗ trợ tiền cho các sinh viên xuất sắc theo hợp đồng thỏa thuận khi họ tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan BHXH. Đối với việc tuyển dụng cán bộ ngành BHXH không chỉ chú ý đến số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng cán bộ, đặc biết đối với cán bộ quản lý và kế toán trưởng. Cần lựa chọn các cá nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, gắn bó với người lao động (Lê Mơ, 2017).
2.2.2. Bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
a. Về tuyển dụng
Tuyển nhân viên theo yêu cầu cụ thể, không giới hạn độ tuổi, theo phương thức cạnh tranh mở trên thị trường, tạo cơ hội tuyển được số lượng và chất lượng
theo phương châm “chọn số ít trong số nhiều”; coi trọng phỏng vấn từ khâu sơ tuyển cho đến các vòng kiểm tra cuối cùng để tăng chất lượng kiểm tra đánh giá, cho phép tuyển được nhân viên có chất lượng theo yêu cầu; tổ chức các lớp đào tạo và thực tập sau tuyển dụng với nội dung, yêu cầu phù hợp để sau một thời gian ngắn các nhân viên mới trở thành nhân viên chính thức.
b. Về luân chuyển cán bộ
Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho cán bộ thực hiện được nhiều công việc khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là tăng năng lực của cán bộ va tăng chất lượng công việc.
c. Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Kế hoạch hóa, đa dạng các loại hình đào tạo và khuyến khích tự học trong điều kiện cho phép để tạo cơ hội bổ sung cập nhật kiến thức cho cán bộ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, từ đó tăng chất lượng, hiệu quả làm việc đồng thời tạo nguồn cán bộ chất lượng cao. Về chế độ đãi ngộ xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng kích thích động viên cán bộ nhân viên thi đua hăng say làm; có chính sách chi trả lương riêng cho những nhân viên giỏi, vị trí đặc biệt với mức đãi ngộ cao hơn nhân viên bình thường để khuyến khích tài năng đồng thời thu hút nhân viên từ bên ngoài; xây dựng quy định thưởng theo kết quả công việc (khi vượt mức kế hoạch) tới từng cán bộ nhàm kích thích, khuyến khích tinh thần thi đua làm việc vượt mức kế hoạch được giao.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với:
Phía đông tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên Phía Tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Tỉnh Hải Dương nằm ở vị trí thuận lợi khi là điểm kết nối giữa tam giác kinh tế nên Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại với các đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như các tỉnh lân cận.
3.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Bảng 3.1. Tình hình dân số - lao động tỉnh Hải Dương tính đến năm 2018
Đơn vị tính Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Dân số trung bình Nghìn người 1785 1793 1799 Mật độ dân số Người/km2 1070 1081 1094 Tỷ lệ dân số thành thị % 25,5 25,6 25,8 Tốc độ tăng dân số thành thị % 4,7 4,6 4,5 Tỷ suất sinh % 15,8 15,6 15,5 Tỷ suất tăng dân số tự nhiên % 8,3 8,2 8,2 Lao động trong các ngành kinh tế Nghìn người 1088,7 1099,7 1102,3
Cơ cấu lao động
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 35,4 35,1 34,8
- Công nghiệp, xây dựng % 35,5 35,7 35,9
- Dịch vụ % 29,1 29,2 29,3
Tình hình nhân khẩu và lao động biến động sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành BHXH nói riêng. Đặc biệt là sự tăng dân số quá nhanh, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và những vấn đề an sinh xã hội. Vấn đề này không chỉ riêng Đảng và Nhà nước mà còn cả thế giới quan tâm.
Hải Dương - một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là nơi thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu việc làm tương đối lớn, hiện có 1.035.234 người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số là 1.785.818 người, chiếm tỷ lệ 58% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động tương đối lớn và sẽ còn gia tăng mạnh trong vài năm tới, nhu cầu về an sinh xã hội của người lao động tăng là thách thức đặt ra cho đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh nói riêng cần có đầy đủ năng lực, sức khỏe để đáp ứng khối lượng công việc lớn trong thời gian tới và thách thức đặt ra cho ngành BHXH tỉnh Hải Dương cần nâng cao cả chất lượng và số lượng cán bộ ngành để kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời gian tới.
3.1.3. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Ngày 13 tháng 12 năm 1995, Chính phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và thực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của nhà nước. Từ ngày 01 tháng 1 năm 1995 công tác BHXH ở nước ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý và hoạt động hoàn toàn mới.
BHXH tỉnh Hải Hưng cũng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 06 năm 1995 theo Quyết định số 20/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Sau 20 năm hoạt động, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hưng được chia thành BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH tỉnh Hải Dương được thành lập theo quyết định số 1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam, quản lý 11 huyện, 01 thành phố (Thành phố Hải Dương, các huyện: Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Chí Linh, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang). Khi mới thành, BHXH tỉnh Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn song được sự quan tâm, đầu tư của BHXH Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm viêc khang trang thuận lợi đặt tại số 7 Đường Thanh Niên, P. Bình Hàn, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Qua hơn 20 năm, BHXH tỉnh Hải Dương cùng các ngành, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện BHXH, BHYT, tổ chức các hội thi tuyên truyền BHXH, nghiệp vụ BHXH,... thu hút hàng ngàn người tham gia, góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân, của người lao động và người sử dụng lao động.
3.1.3.2. Vị trí, chức năng của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3.1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế theo quy định.
Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế.
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (bảo hiểm xã hộihuyện) ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã