Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức,viên
4.3.1. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo
hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng nhân lực của BHXH tỉnh Hải Dương cần phải kể đến công tác đào tạo và bồi dưỡng. Để nâng cao chất lượng nhân lực ngành BHXH, tỉnh Hải Dương tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thường xuyên, có lộ trình, kế hoạch và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy mà theo ông Nguyễn Minh Thảo - Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam “Nâng cao chất lượng nhân lực là điều BHXH Việt Nam luôn mong muốn và thực hiện từ lâu nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc trên tinh thần lấy khách hàng, đối tượng phục vụ là trung tâm”.
Việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ công chức, viên chức góp phần trang bị những kiến thức, kỹ năng chú trọng nâng cao đạo đức công vụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc chuyên nghiệp cho CCVC, từ đó giúp họ trau dồi kỹ năng, bắt nhịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự đòi hỏi ngày càng cao của công việc chuyên môn. Hiện nay, các nghiệp vụ chức năng tại văn phòng và 11 đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương đóng vai trò quan trọng trong hoạt động an sinh xã hội của tỉnh. Họ chính là những viên chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giải thích, tuyên truyền, là những chuyên viên giám định... Nếu không có những công chức, viên chức này thì không thể tiến hành công việc, không giải quyết được quyền lợi cho người lao động và nhân dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ CCVC, BHXH tỉnh Hải Dương luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng này. BHXH tỉnh đã tiến hành phân loại công chức, viên chức, đánh giá đúng nhu cầu và gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch. Cụ thể là:
Đối với công tác lưu trữ, đặc biệt là làm sao đưa ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa vào phần mềm quản lý, khai thác và lưu trữ hồ sơ, bổ sung thêm nguồn nhân lực đã được đào tạo về nghiệp vụ lưu trữ, từ đó góp phần tạo bước chuyển biến, đưa công tác lưu trữ thực sự đi vào nề nếp, thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác lưu trữ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Còn đối với viên chức làm công tác thu, phát triển đối tượng, ngành BHXH tỉnh Hải Dương yêu cầu phải nắm vững địa bàn, nâng cao khả năng thuyết phục đối với đơn vị khi vận động phát triển đối tượng, sâu sát cơ sở, doanh nghiệp được giao chuyên quản, phải là cầu nối giữa chính sách của Đảng và Nhà nước với người dân. Đối với viên chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải đổi mới phong cách phục vụ, nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, coi việc của tổ chức, cá nhân là việc của mình để tận tâm giải quyết, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của khách đến giao dịch để cải tiến quy trình, trả kết quả đúng hạn.
Đối với CCVC làm công tác nghiệp vụ giải quyết chế độ chính sách BHXH và giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT, phải tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của chính sách để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, xử lý đúng người, đúng phạm vi mức độ quyền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân…
Về đào tạo, hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương cũng như các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam đều tiến hành các hình thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ CCVC. Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn, BHXH tỉnh Hải Dương thường áp dụng cho đội ngũ viên chức mới vào nghề nhằm tăng thêm sự hiểu biết về ngành, các chế độ chính sách BHXH, bảo BHYT, quyền lợi BHXH… Bên cạnh đó học viên cũng được trao đổi, giải đáp thắc mắc bởi những giáo viên chính là các chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính của các ban nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam. Các lớp học này thường được tổ chức định kỳ hàng năm tại văn phòng BHXH tỉnh. Việc học tập trung như vậy, ngoài việc được trau dồi thêm kiến thức thì cũng là cơ hội để các học viên tại cơ quan BHXH các huyện có thể giao lưu, trao đổi nghiệp vụ.
Bảng 4.15. Kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tại bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017
Nội dung đào tạo
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch (Người) Thực hiện (Người) Đạt (%) Kế hoạch (Người) Thực hiện (Người) Đạt (%) Kế hoạch (Người) Thực hiện (Người) Đạt (%)
1. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
Dài hạn 13 14 107,69 16 15 93,75 20 15 75,00 Ngắn hạn 95 83 87,37 132 134 101,52 108 97 89,81 Đào tạo NN 2 1 50,00 2 1 50,00 3 2 66,67 Đào tạo trình độ Chính trị Cao cấp 4 2 50,00 3 2 66,67 3 3 100,00 Trung cấp 14 13 92,86 14 14 100,00 19 17 89,47 Sơ cấp 15 15 100,00 15 15 100,00 24 8 33,33
2. Đào tạo trình độ Quản lý nhà nước
Chuyên viên CC 2 2 100,00 3 2 66,67 3 3 100,00
Chuyên viên chính 18 11 61,11 16 13 81,25 15 14 93,33
Chuyên viên 25 24 96,00 31 26 83,87 32 26 81,25
Cán sự 27 16 59,26 30 21 70,00 30 23 76,67
3. Đào tạo trình độ Tin học, ngoại ngữ
Tin học 65 38 58,46 73 42 57,53 82 46 56,10
Ngoại ngữ 40 33 82,5 40 36 90,00 44 39 88,64
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018)
67
Năm 2017, BHXH tỉnh Hải Dương đang dần hoàn thiện chương trình đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức cụ thể là hoàn thành trên 75% (giảm 18,75% so với năm 2016) kế hoạch đào tạo ngắn hạn cho các công chức, viên chức mới gia nhập. Hoàn thành 89,91% kế hoạch đào tạo dài hạn cho đội ngũ (giảm 11,71% so với năm 2016). BHXH tỉnh Hải Dương cũng chú trọng đào tạo chuyên môn, trình độ cho các chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính là lực lượng nòng cốt của ngành luôn hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Về kĩ năng tin học và ngoại ngữ cũng đang được ngành đẩy mạnh. Do đặc thù công việc, mọi hoạt động nghiệp vụ BHXH đều sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin nên BHXH đã tăng cường đào tạo trình độ tin học và ngoại ngữ cho CCVC ngành. Chính vì vậy mà số lượng được đào tạo các kỹ năng này chiếm tỷ lệ khá lớn so với các chuyên môn khác.
Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam và yêu cầu của tỉnh, BHXH tỉnh Hải Dương đã tiến hành cử CCVC đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm học tập mô hình, kinh nghiệm quản lý, quản lý tài chính, hành chính công, đào tạo trình độ sau đại học… tại Pháp, Đức. Bên cạnh đó, hàng năm BHXH tỉnh Hải Dương cũng cử đội ngũ quản lý tham gia các khóa bồi dưỡng chính trị trình độ trung cấp và cao cấp nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, BHXH tỉnh còn tiến hành các lớp tập huấn về bồi dưỡng nghiệp vụ cho các viên chức làm công tác lưu trữ, văn thư; tập huấn về chính sách BHXH, BHYT, nghiệp vụ cấp sổ, thẻ, tập huấn về công tác tổ chức cán bộ, công tác tuyên truyền… cho các công chức, viên chức trong ngành đang làm mảng công tác đó. Còn đối với đào tạo dài hạn, ngành còn quan tâm, tạo điều kiện đề cử một số CCVC đi học tập nhằm nâng cao trình độ, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo như học cao học, nghiên cứu sinh nhằm chuẩn bị cho chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam trong thời gian tới, mặt khác khuyến khích động viên đội ngũ CCVC tích cực hơn trong công việc và trong học tập.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương cũng cử những công chức, viên chức trong quy hoạch cấp ban, cấp phòng hay những người đương chức đều được đi bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý với mục đích giúp cho CCVC của ngành không những vững về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn có những kỹ năng mềm, linh hoạt, khéo léo để xử lý các tình huống khi đứng trên cương vị một người quản lý.
Năm 2018, BHXH tỉnh Hải Dương tiếp tục chú trọng đến công tác đào tạo. Tất cả các cán bộ tham gia điều tra đều cho biết đã tham gia các khóa đào tạo do BHXH tỉnh tổ chức từ ngắn hạn đến dài hạn. `
Bảng 4.16. Các loại hình đào tạo công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương đã tham gia Đơn vị: Người Đào tạo Số CCVC tham gia phỏng vấn
Chuyên môn nghiệp
vụ Trình độ chính trị Trình độ quản lý nhà nước Tin học, ngoại ngữ Kỹ năng mềm Ngắn hạn Dài hạn Đào tạo NN Cao cấp Trun g cấp Sơ cấp CV cao cấp CV chính CV BHXH tỉnh 20 20 11 6 7 20 20 3 15 20 16 20 BHXH thành phố 20 20 7 3 5 16 20 1 15 20 20 20
BHXH huyện Ninh Giang 15 14 5 2 2 15 15 0 9 15 15 15
BHXH huyện Cẩm Giàng 15 15 5 1 3 13 15 0 10 15 14 15
BHXH thị xã Chí Linh 15 12 5 2 2 11 15 1 7 15 13 15
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
69
Bảng 4.16 điều tra về các loại hình đào tạo mà đội ngũ công chức, viên chức đã được tham gia trong quá trình công tác tại BHXH tỉnh Hải Dương. Trong 5 đơn vị được điều tra, tất cả các cán bộ được điều tra đều đã tham gia các lớp đào tạo của BHXH tỉnh về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và các kỹ năng mềm như tin học, ngoại ngữ. Đa số các cán bộ đều tham gia lớp đào tạo ngắn hạn trước khi tham gia lớp dài hạn, đào tạo sơ cấp trước khi đào tạo trung cấp và cao cấp để các công chức, viên chức có kiến thức nền tảng trước khi đi vào chuyên sâu. Trong thời gian tới, BHXH tỉnh cũng lên kế hoạch mục tiêu rõ ràng về công tác đào tạo cho đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.
Bên cạnh đó, phải nhìn nhận một vấn đề là có một số viên chức sau khi đi đào tạo về chưa vận dụng được các kiến thức, kỹ năng vào công việc. Nhận thấy vấn đề đó, tác giả đã tiến hành điều tra 85 cán bộ tại 5 đơn vị về những khó khăn trong quá trình đào tạo, nguyên nhân đào tạo chưa đem lại hiệu quả và cách khắc phục tình trạng trên. Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 4.17:
Bảng 4.17. Những khó khăn trong quá trình đào tạo của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Đơn vị: % STT Khó khăn Rất nhiều Nhiều Bình thường Không nhiều
1 Do lãnh đạo không tạo điều kiện, khuyến
khích 0,00 11,77 64,71 23,52 2 Do điều kiện về tài chính của đơn vị 14,12 36,47 48,24 1,17 3 Do công việc nhiều khó sắp xếp hợp lý 5,88 25,88 56,47 11,77 4 Lo sợ sau khi đi học không về cơ quan công tác 4,71 34,48 47,06 2,35 5 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã đủ đáp
ứng công việc 11,76 3,53 47,06 37,65 6 Cán bô, công nhân viên và người lao động
không muốn đi học 8,24 21,7 23 47,06 7 Do việc học tập quá khó khăn (đi học xa,
tốn kém) 58,82 29,41 11,77 0,00 8 Khi tốt nghiệp xong khóa học cũng không
được hưởng chính sách tích cực nào của đơn vị (nâng lương…)
11,77 29,41 38,82 20,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Dựa vào bảng số liệu điều tra ở trên ta thấy có khá nhiều nguyên nhân để các viên chức ngại tham gia các lớp đào tạo hoặc đào tạo chưa hiệu quả. Trong đó, nguyên nhân được nhiều công chức, viên chức góp ý nhất là do việc đi lại xa, tốn kém chi phí. Các lớp đào tạo ngắn hạn thì thường tổ chức tại cơ quan BHXH tỉnh, các lớp dài hạn thì tổ chức theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam mà hầu hết các cán bộ đều ở trong độ tuổi từ 30-50, vướng bận gia đình, đi lại xa xôi nên chưa thật sự chuyên tâm đào tạo để áp dụng vào công việc tốt nhất. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số người hiện nay chưa muốn tham gia các lớp đào tạo hoặc tham gia không đầy đủ, lượng kiến thức tiếp thu chưa nhiều nên còn thiếu sót về mặt chuyên môn. BHXH tỉnh cần có biện pháp bố trí các lớp đào tạo vào khung giờ, thời gian địa điểm hợp lý và có hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ tham gia đào tạo để tạo động lực học tập, tiếp thu.