3.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với:
Phía đông tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội
Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên Phía Tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh
Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Phía Đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Tỉnh Hải Dương nằm ở vị trí thuận lợi khi là điểm kết nối giữa tam giác kinh tế nên Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại với các đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như các tỉnh lân cận.
3.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động
Bảng 3.1. Tình hình dân số - lao động tỉnh Hải Dương tính đến năm 2018
Đơn vị tính Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Dân số trung bình Nghìn người 1785 1793 1799 Mật độ dân số Người/km2 1070 1081 1094 Tỷ lệ dân số thành thị % 25,5 25,6 25,8 Tốc độ tăng dân số thành thị % 4,7 4,6 4,5 Tỷ suất sinh % 15,8 15,6 15,5 Tỷ suất tăng dân số tự nhiên % 8,3 8,2 8,2 Lao động trong các ngành kinh tế Nghìn người 1088,7 1099,7 1102,3
Cơ cấu lao động
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 35,4 35,1 34,8
- Công nghiệp, xây dựng % 35,5 35,7 35,9
- Dịch vụ % 29,1 29,2 29,3
Tình hình nhân khẩu và lao động biến động sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành BHXH nói riêng. Đặc biệt là sự tăng dân số quá nhanh, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động và những vấn đề an sinh xã hội. Vấn đề này không chỉ riêng Đảng và Nhà nước mà còn cả thế giới quan tâm.
Hải Dương - một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là nơi thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu việc làm tương đối lớn, hiện có 1.035.234 người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số là 1.785.818 người, chiếm tỷ lệ 58% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động tương đối lớn và sẽ còn gia tăng mạnh trong vài năm tới, nhu cầu về an sinh xã hội của người lao động tăng là thách thức đặt ra cho đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh nói riêng cần có đầy đủ năng lực, sức khỏe để đáp ứng khối lượng công việc lớn trong thời gian tới và thách thức đặt ra cho ngành BHXH tỉnh Hải Dương cần nâng cao cả chất lượng và số lượng cán bộ ngành để kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời gian tới.
3.1.3. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Ngày 13 tháng 12 năm 1995, Chính phủ đã có nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và thực hiện chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của nhà nước. Từ ngày 01 tháng 1 năm 1995 công tác BHXH ở nước ta đã chuyển sang một cơ chế quản lý và hoạt động hoàn toàn mới.
BHXH tỉnh Hải Hưng cũng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 15 tháng 06 năm 1995 theo Quyết định số 20/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Sau 20 năm hoạt động, thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách địa giới các tỉnh, BHXH Hải Hưng được chia thành BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH tỉnh Hải Dương được thành lập theo quyết định số 1599/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam, quản lý 11 huyện, 01 thành phố (Thành phố Hải Dương, các huyện: Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Chí Linh, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang). Khi mới thành, BHXH tỉnh Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn song được sự quan tâm, đầu tư của BHXH Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm viêc khang trang thuận lợi đặt tại số 7 Đường Thanh Niên, P. Bình Hàn, Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Qua hơn 20 năm, BHXH tỉnh Hải Dương cùng các ngành, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện BHXH, BHYT, tổ chức các hội thi tuyên truyền BHXH, nghiệp vụ BHXH,... thu hút hàng ngàn người tham gia, góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân, của người lao động và người sử dụng lao động.
3.1.3.2. Vị trí, chức năng của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
3.1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế theo quy định.
Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế.
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định.
Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (bảo hiểm xã hộihuyện) ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn.
Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của bảo hiểm xã hội Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt dộng bảo hiểm xã hội tỉnh.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các ván đề có 1iên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đề xuất với bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các
cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của bảo hiểm xã hội tỉnh. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Thông qua việc quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin trước khi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra vấn đề cấp bách mà khu vực đó đang gặp phải và đưa ra giải pháp giải quyết những vấn đề đó.
Việc chọn điểm nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.
Đề tài lựa chọn nghiên cứu trên BHXH toàn tỉnh Hải Dương nhưng tập trung khảo sát chuyên sâu tại 5 đơn vị BHXH bao gồm: BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH thành phố Hải Dương, BHXH huyện Cẩm Giàng, BHXH thị xã Chí Linh, BHXH huyện Thanh Miện.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý và được công bố trên các tạp chí, sách báo, internet…
Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp chọn lọc một số nguồn dữ liệu từ các đề tài và công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố như các báo cáo, niên giám thống kê, báo cáo của ngành BHXH, trên các trang báo mạng, các công trình nghiên cứu luận văn …..
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mới, chưa được công bố. Được thu thập bằng việc xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các công chức, viên chức thông qua hệ thống câu hỏi đóng và mở chuẩn bị sẵn về nâng cao chất lượng công chức, viên chức trong ngành BHXH.
Nguồn dữ liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra thực tế. Phương pháp điều tra xã hội học: để có những đánh giá khách quan về hoạt động nâng cao chất lượng công chức, viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương, tác giả xây dựng phiếu điều tra và phát cho công chức, viên chức để thu thập thông tin.
Phương pháp chọn mẫu điều tra:
Lý do chọn mẫu: Có chủ đích theo sự góp ý của lãnh đạo tỉnh và tổng hợp lại từ điều tra thực tế
Bảng 3.2. Số lượng mẫu và phương pháp điều tra STT Đối tượng phỏng vấn Số lượng (người) Đối tượng Phương pháp điều tra
Nội dung điều tra
I. Công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương
1 Ban lãnh đạo 02 Giám đốc và phó giám đốc Phỏng vấn sâu, điều tra thông qua phiếu hỏi Công tác quy hoạch cán bộ, phân công công tác, cơ chế chính sách... 2 BHXH tỉnh Hải Dương 18 Trưởng phòng, chuyên viên, công việc khác Điều tra trực tiếp thông qua phiếu hỏi Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, lương thưởng, cơ chế chính sách... 3 BHXH thành phố Hải Dương 20 4 BHXH huyện Cẩm Giàng 15 5 BHXH huyện Ninh Giang 15 6 BHXH thị xã Chí Linh 15
II. Người tham gia bảo hiểm tỉnh Hải Dương 1
Người tham gia BHXH huyện Cẩm Giàng 15 BHXH, BHYT: CCVC, học sinh sinh viên, DN tư nhân BHTN: người lao động, CCVC, doanh nghiệp Điều tra thông qua phiếu hỏi Thái độ của công chức, viên chức. mức độ tận tâm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… 2
Người tham gia BHXH thành phố Hải Dương
20
3
Người tham gia BHXH huyện Ninh Giang
15 Tổng 135
Nội dung điều tra:
Các thông tin chung được khảo sát: Tên, tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nơi làm việc, phẩm chất tác phong, lương thưởng, cơ chế chính sách... của đội ngũ CCVC ngành BHXH tỉnh Hải Dương; phỏng vấn trình độ quản lý, cơ chế chính sách, quy hoạch cán bộ, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo BHXH tỉnh. Đồng thời tiến hành phỏng vấn đối tượng tham gia BHXH: Tên, tuổi, nơi ở, đánh giá về trình độ, kỹ năng, thái độ, phẩm chất của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.
Các thông tin chi tiết: thực trạng về thể lực, trí lực, tâm lực. Từ đó thu thập thông tin các chỉ tiêu định lượng và định tính về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.
Mẫu phiếu đối với nhân viên của ngành nhằm thu thập được thông tin phản ánh chất lượng, thể lực và trí lực, những đánh giá của đối tượng điều tra về môi trường chính sách, luật pháp tổ chức quản lý và sự phấn đấu của người lao động và nguyện vọng của họ về nâng cao chất lượng nhân lực...
Từ đó thu thập dữ liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức ngành BHXH tại địa phương (xem chi tiết trong bảng điều tra).
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản của mẫu và các phép đo. Với phân tích đồ họa đơn giản, thống kê mô tả là cơ sở của hầu hết các phân tích định lượng.
Thống kê mô tả dùng để mô tả dữ liệu: dữ liệu là gì và cho biết điều gì.
Thống kê mô tả được sử dụng để trình bày một mô tả định lượng theo mẫu. Có thể có rất nhiều phép đo hoặc có nhiều mẫu (nhiều người). Thống kê mô tả giúp đơn giản hóa một lượng lớn dữ liệu một cách hợp lý. Mỗi thống kê mô tả giúp làm giảm dữ liệu một cách đáng kể bằng cách cung cấp một bảng tóm tắt đơn giản.