Chủ trương, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,

4.4.1. Chủ trương, định hướng

Nâng cao chất lượng công chức, viên chức phải dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Theo quan điểm này, để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tiếp tục phát triển, ngành BHXH phải xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng phù hợp yêu cầu của ngành theo hướng hiện đại, có phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, có trình độ lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhất là đối với cấp lãnh đạo, cấp quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ... như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra.

Nâng cao chất lượng CCVC ngành BHXH Việt Nam phải phù hợp với chiến lược phát triển ngành và quy hoạch phát triển nhân lực của ngành giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, nâng cao chất lượng CCVC phải gắn với yêu cầu nhiệm vụ của ngành từng năm và từng thời kỳ. Đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt, thường xuyên của các cấp trong hệ thống mà còn là nhiệm vụ lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành từng giai đoạn. Đồng thời theo quan điểm này, công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện theo kế hoạch về số lượng và chất lượng, nhất là cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành.

Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của ngành phải được thực hiện toàn diện; nghĩa là vừa nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng nâng cao về phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm và văn hóa nghề nghiệp. Quan điểm này xuất phát từ chỗ: BHXH và BHYT là những chính sách lớn, rất quan trọng của Đảng và Nhà nước; là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của đất nước. Do đó, chất lượng CCVC của ngành đòi hỏi không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trình độ mà còn phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách, làm việc có trách nhiệm, có trình độ giao tiếp và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Chất lượng CCVC ngành BHXH Việt Nam phải đảm bảo hội nhập quốc tế. Hiện nay BHXH Việt Nam là thành viên tích cực của Hiệp hội An sinh xã hội Asean và có quan hệ hợp tác nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),... đòi hỏi công chức, viên chức phải có trình độ cao về ngoại ngữ để tham gia với các nước về kinh nghiệm, trao đổi về chính sách BHXH, BHYT và tổ chức thực hiện các chính sách này.

Tuy vậy, đội ngũ công chức, viên chức hiện nay của ngành hầu hết được đào tạo trong cơ chế cũ, chương trình đào tạo còn xem nhẹ ngoại ngữ, tri thức còn hạn chế, không phù hợp với yêu cầu hội nhập. Nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế và tiếp nhận sự hỗ trợ của các đối tác với ngành BHXH đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng, trình độ ngoại ngữ - nhất là anh văn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)