Thực trạng về trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 65 - 71)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo hiểm xã

4.2.3. Thực trạng về trí lực

a. Trình độ chuyên môn

Trong những năm qua, thành phố Hải Dương đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành BHXH của tỉnh và đã ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho CCVC đi học nâng cao trí lực.

Bảng 4.7. Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương năm 2017

Đối tượng

Sau đại học Đại học Cao đẳng

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng 31 7,95 337 86,41 22 5,64 1. Phân theo độ tuổi

Dưới 30 2 6,45 33 9,79 12 54,55 Từ 30-50 19 61,29 243 72,11 8 36,36 Trên 50 10 32,26 61 18,10 2 9,09 2. Phân theo giới tính

Nam 14 45,16 149 44,21 10 45,45 Nữ 17 54,84 188 55,79 12 54,55 3. Phân theo phòng ban

BHXH tỉnh Hải Dương 12 38,71 127 37,69 1 4,55 BHXH TP. Hải Dương 7 22,58 36 10,68 1 4,55 BHXH thị xã Chí Linh 2 6,45 19 5,64 2 9,09 BHXH huyện Nam Sách 1 3,23 14 4,15 3 13,64 BHXH huyện Thanh Hà 2 6,45 14 4,15 1 4,55 BHXH huyện Cẩm Giàng 0 0,00 25 7,42 1 4,55 BHXH huyện Bình Giang 2 6,45 11 3,26 2 9,09 BHXH huyện Kinh Môn 1 3,23 20 5,93 2 9,09 BHXH huyện Kim Thành 1 3,23 13 3,86 2 9,09 BHXH huyện Ninh Giang 0 0,00 16 4,75 1 4,55 BHXH huyện Thanh

Miện 0 0,00 11 3,26 3 13,64 BHXH huyện Tứ Kỳ 1 3,23 17 5,04 1 4,55 BHXH huyện Gia Lộc 2 6,45 14 4,15 2 9,09

Qua bảng 4.7 cho thấy trình độ chuyên môn theo các cấp đào tạo của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương phân theo độ tuổi, giới tính và đơn vị công tác. Hiện nay, trong số 390 công chức, viên chức toàn ngành, có 31 người trình độ sau đại học chiếm 7,95%, 337 người có trình độ đại học (86,41%), còn lại là trình độ cao đẳng chiếm 23,26%. Với trình độ “sau đại học” thì đội ngũ công chức, viên chức có độ tuổi từ 30 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,29%, viên chức nữ (54,84%) cũng nhiều hơn viên chức nam (45,16%) và cơ quan BHXH tỉnh cũng là đơn vị có trình độ cao nhất. Với trình độ “đại học” cơ cấu này không thay đổi quá nhiều so với trình độ “sau đại học” tỷ lệ viên chức nữ và các viên chức trong độ tuổi 30 – 50 vẫn chiếm đa số. Với trình độ “cao đẳng”, số viên chức dưới 30 tuổi hiện có trình độ cao đẳng nhiều nhất với 12 người (54,55%) bởi vì đội ngũ công chức, viên chức trẻ tuổi còn nhiều thiếu sót về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần được tạo điều kiện học tập bổ sung kiến thức nhiều hơn, 2 đơn vị là BHXH huyện Nam Sách và huyện Thanh Miện cũng cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức. Qua đó, cho thấy chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương đang dần được chuẩn hóa và nâng cao để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành đã cử gần 200 lượt công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân; kiến thức đối ngoại, quản lý nhà nước, khai thác thu nợ; nghiệp vụ cấp sổ thẻ; giám định BHYT; kỹ năng truyền thông; tập huấn phần mềm tổ chức cán bộ; công tác văn thư lưu trữ... Cùng với đó, trong quá trình tuyển dụng đầu vào, ngành cũng chú trọng đến trình độ, năng lực cũng như kinh nghiệm thực tiễn của người được tuyển dụng. Đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh và các huyện cũng chủ động cập nhật kiến thức về tin học, ngoại ngữ, các chính sách mới để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả.

b. Trình độ tin học

Kiến thức về tin học là yếu tố quan trọng để hỗ trợ CCVC hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là trong điều kiện hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong công tác quản lý.

Về cơ bản, trình độ tin học của đội ngũ CCVC tại BHXH tỉnh Hải Dương đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ. Vì là ngành đặc thù, tại BHXH tỉnh, thành phố đều có phòng công nghệ thông tin để ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ, đồng

thời hướng dẫn CCVC tiếp cận các phần mềm nghiệp vụ ứng dụng giải quyết công việc. Trình độ tin học là một điều kiện bắt buộc với mỗi ứng viên thi tuyển vào BHXH tỉnh Hải Dương (tối thiểu chứng chỉ loại A). Vì vậy, trình độ tin học của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành tương đối cao thường xuyên được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ tin học.

Bảng 4.8. Trình độ tin học phân theo đơn vị công tác của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Người Trình độ 2015 2016 2017 Cử nhân Chứng chỉ Chưa qua đào tạo Cử nhân Chứng chỉ Chưa qua đào tạo Cử nhân Chứng chỉ Chưa qua đào tạo Tỉnh Hải Dương 5 112 18 5 120 15 6 122 12 Thành phố Hải Dương 2 28 14 3 31 10 4 33 7 Thị xã Chí Linh 1 11 10 1 13 9 2 13 8 Huyện Nam Sách 0 9 6 1 12 6 1 11 6 Huyện Thanh Hà 0 10 7 1 10 5 1 14 4 Huyện Cẩm Giàng 1 19 6 1 19 5 2 19 5 Huyện Bình Giang 1 11 3 1 11 3 1 11 3 Huyện Kinh Môn 0 12 9 0 12 9 0 14 9 Huyện Kim Thành 1 9 5 1 9 5 1 10 5 Huyện Ninh Giang 1 10 4 1 10 4 1 10 4 Huyện Thanh Miện 0 8 6 0 8 6 0 8 6 Huyện Tứ Kỳ 0 13 5 0 13 5 1 13 5 Huyện Gia Lộc 0 12 5 0 13 5 1 13 4 Tổng 12 264 98 15 281 87 21 291 78

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Bảng số liệu thống kê trình độ tin học của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương trong 3 năm từ 2015 đến năm 2017 phân theo đơn vị công tác đã cho thấy số cán bộ chưa qua đào tạo về tin học những năm qua còn tương đối nhiều. Năm 2015 còn khá nhiều đơn vị thiếu hụt cán bộ có trình độ tin học, nhận thức được vấn đề đó thì năm 2017 BHXH tỉnh đã bổ sung kịp thời các cán bộ có trình độ góp phần quản lý, giải quyết công việc nhanh gọn dễ dàng hơn. Số lượng CCVC chưa được đào tạo tin học qua 3 năm có

giảm (năm 2017 giảm 11,5% so với năm 2015) song để đáp ứng được nhu cầu công tác trong thời đại 4.0 thì đòi hỏi sau này phần giải pháp phải tập trung đào tạo tin học cho toàn bộ CCVC và có tập huấn sử dụng các phần mềm quản lí trên máy tính,... Cơ quan BHXH tỉnh và thành phố Hải Dương có khối lượng công việc lớn, có phòng công nghệ thông tin riêng nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ tin học cấp “cử nhân” ở đây nhiều hơn các đơn vị khác. Năm 2017, BHXH tỉnh Hải Dương đã tổ chức nhiều các lớp đào tạo tin học nhờ vậy nhiều cán bộ đã có kiến thức về tin học đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, các cán bộ được cấp chứng chỉ có tỷ lệ cao nhất, cả tỉnh chỉ có 2 đơn vị là BHXH huyện Kinh Môn và BHXH huyện Thanh Miện còn chưa có cán bộ đạt trình độ “cử nhân” tin học. Thời gian tới, đào tạo, bồi dưỡng về tin học tiếp tục là mục tiêu kế hoạch mà ban lãnh đạo BHXH tỉnh Hải Dương đề ra để phát triển toàn diện đội ngũ công chức, viên chức hướng đến một tập thể đồng đều về năng lực, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khó khăn của cơ quan.

Hình 4.4. Biểu đồ cơ cấu trình độ tin học của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Qua biểu đồ trên, có thể thấy trình độ tin học của đội ngũ công chức, viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương có sự khác biệt như sau: Nếu năm 2015 số CCVC có trình độ cử nhân là 12 người (chiếm 3,21%) thì năm 2017 đã tăng lên là 21 người (chiếm 5,38%) tăng 2,17%; số công chức, viên chức đã được cấp chứng chỉ năm 2017 đạt 74,62% (tăng 1,25% so với năm 2015), số người chưa qua đào tạo có xu hướng giảm từ 26,2% năm 2015 xuống còn 20,0% năm 2017. Kết quả trên phần nào

phản ánh xu hướng của công chức, viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương đang không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.

c. Trình độ ngoại ngữ

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay thì ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó, ngoại ngữ là một trong các chỉ tiêu để các ứng viên thi tuyển vào BHXH tỉnh Hải Dương, các ứng viên cần đạt chứng chỉ loại A để đủ điều kiện ứng tuyển.

Bảng 4.9. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: Người Trình độ 2015 2016 2017 Cử nhân Chứn g chỉ Chưa qua đào tạo Cử nhân Chứn g chỉ Chưa qua đào tạo Cử nhân Chứn g chỉ Chưa qua đào tạo Tỉnh Hải Dương 2 112 23 3 115 22 3 119 18 Thành phố Hải Dương 1 31 12 2 33 9 2 36 6 Thị xã Chí Linh 0 13 9 0 14 9 0 14 9 Huyện Nam Sách 0 7 8 0 8 11 0 13 5 Huyện Thanh Hà 0 11 6 0 13 3 0 13 4 Huyện Cẩm Giàng 0 15 11 0 15 10 1 11 14 Huyện Bình Giang 0 8 7 0 10 5 0 9 6 Huyện Kinh Môn 0 12 9 0 12 9 0 12 11 Huyện Kim Thành 0 11 4 0 11 4 0 13 3 Huyện Ninh Giang 0 9 6 0 9 6 0 9 8 Huyện Thanh Miện 0 8 6 0 8 6 0 7 7 Huyện Tứ Kỳ 0 10 8 0 10 8 0 9 10 Huyện Gia Lộc 0 11 6 0 11 7 0 12 6 Tổng 3 258 113 5 269 109 6 277 107 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Cũng giống như tin học thì ngoại ngữ cũng là một yếu tố cần để đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương hoàn thiện bản thân, thích ứng với thời kì hội nhập hiện nay. Với số lượng công chức, viên chức lớn nên hiện tại thì BHXH tỉnh và thành phố Hải Dương là đơn vị có trình độ ngoại ngữ tốt nhất. Qua bảng 4.8 ta thấy chất lượng đội ngũ công chức, viên chức về kỹ năng ngoại ngữ có phần thấp hơn kỹ năng tin học, số người chưa qua đào tạo còn

107 người (năm 2017) trong khi đội ngũ có trình độ “cử nhân” ngoại ngữ thì lại chỉ có 6 người (năm 2017). Sự chênh lệch này đã đặt ra câu hỏi cho ban lãnh đạo BHXH tỉnh Hải Dương cần đặt ra kế hoạch đào tạo ngoại ngữ như thế nào trong thời gian tới để chất lượng cán bộ đồng đều hơn, đáp ứng công việc một cách tốt nhất. Số lượng công chức, viên chức chưa qua đào tạo về ngoại ngữ có giảm từ 113 người (30,21%) năm 2015 xuống còn 107 người (27,44%) năm 2017, đây cũng là tín hiệu mừng nhưng chưa đủ trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới yêu cầu đặt ra cho đội ngũ công chức, viên chức nói riêng là cần tự trau dồi kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ để bắt kịp xu hướng thời kì hội nhập đồng thời cũng đặt ra một thách thức cho ban lãnh đạo cần có nhiều hơn các lớp bồi dưỡng, đào tạo về tình độ ngoại ngữ.

Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công chức, viên chức giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Qua số liệu đã tổng hợp được ta thấy, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ CCVC đã và đang có dấu hiệu tăng. Nếu năm 2015 chỉ có 3 viên chức đạt trình độ cử nhân (chiếm 0,8%) thì sau 2 năm đã có 6 viên chức đạt trình độ cử nhân (1,54% tăng 0,74% so với năm 2015). Số CCVC có chứng chỉ ngoại ngữ cũng tăng từ 69,79% năm 2015 lên 70,26% năm 2017, đồng thời số người chưa qua đào tạo cũng giảm xuống còn 28,2% so với năm 2015.

BHXH tỉnh Hải Dương cũng đánh giá được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với việc phát triển của từng cá nhân CCVC và công việc chung của cơ quan BHXH. Vì vậy trong những năm qua BHXH tỉnh Hải Dương đã và đang lên kế hoạch và tổ chức các lớp học bồi dưỡng, cử công chức, viên chức đi đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ.

Về trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực thi công vụ, trên 70% các công chức, viên chức được hỏi đều tự tin về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của bản thân đáp đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay. Tuy nhiên, với các kỹ năng tin học và ngoại ngữ thì số lượng viên chức chưa qua đào tạo còn nhiều, số lượng dù đã giảm nhưng vẫn chưa đáp ứng được trong thời kì hội nhập hiện nay, mỗi cá nhân CCVC cũng nhận thức được điều này đang và sẽ tiếp tục trau dồi thêm kiến thức.

Bảng 4.10. Đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương tự đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đơn vị: %

Diễn giải Phân loại

Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng được

Trình độ chuyên môn 69,41 28,24 2,35 Trình độ tin học 23,53 56,47 20,00 Trình độ ngoại ngữ 16,47 60,00 23,53 Kỹ năng giao tiếp 78,82 17,65 3,53 Kỹ năng xử lý tình huống 74,12 22,35 3,53 Kỹ năng phối hợp 77,65 20,00 2,35

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)