Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về thể lực

- Số lượng công chức, viên chức xếp loại sức khỏe từ loại I đến loại V. Trong đó: Loại I: Rất khỏe, là sức khỏe rất tốt, không mắc các bệnh mãn tính, bệnh truyền nhiễm.

Loại II: Khỏe, là sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính, truyền nhiễm. Loại III: Trung bình, là sức khỏe bình thường, có mắc một số bệnh mãn tính nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc.

Loại IV: Yếu, là sức khỏe bình thường, có mắc một số bệnh nhưng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe làm việc.

Loại V: Rất yếu, không đủ sức khỏe để làm việc.

- Số ngày nghỉ ốm/năm

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về trí lực

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đúng công việc đang thực hiện

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có phương pháp và kỹ năng đáp ứng công việc đang thực hiện

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ, tin học

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về tâm lực

- Đánh giá của công chức, viên chức về tác phong làm việc và mức độ phối hợp trong công việc.

-Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

-Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. -Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-Đánh giá của người tham gia BHXH về tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ. -Tinh thần trách nhiệm và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

-Ý thức tổ chức kỷ luật. -Thái độ phục vụ nhân dân.

So sánh các tiêu chí nêu trên với các quy định hiện hành cho thấy phần nổi trội thuộc về hai nhóm là trí lực và tâm lực.

Việc xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức được thực hiện thông qua các yếu tố sau:

-Thông qua chất lượng của mỗi công chức.

-Thông qua chất lượng của công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. -Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong tập thể công chức.

-Xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và cùng cấp trong tập thể công chức.

-Trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tổ chức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)