Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 49)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Thông qua việc quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin trước khi tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra vấn đề cấp bách mà khu vực đó đang gặp phải và đưa ra giải pháp giải quyết những vấn đề đó.

Việc chọn điểm nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.

Đề tài lựa chọn nghiên cứu trên BHXH toàn tỉnh Hải Dương nhưng tập trung khảo sát chuyên sâu tại 5 đơn vị BHXH bao gồm: BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH thành phố Hải Dương, BHXH huyện Cẩm Giàng, BHXH thị xã Chí Linh, BHXH huyện Thanh Miện.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý và được công bố trên các tạp chí, sách báo, internet…

Dữ liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp chọn lọc một số nguồn dữ liệu từ các đề tài và công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố như các báo cáo, niên giám thống kê, báo cáo của ngành BHXH, trên các trang báo mạng, các công trình nghiên cứu luận văn …..

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mới, chưa được công bố. Được thu thập bằng việc xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các công chức, viên chức thông qua hệ thống câu hỏi đóng và mở chuẩn bị sẵn về nâng cao chất lượng công chức, viên chức trong ngành BHXH.

Nguồn dữ liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra thực tế. Phương pháp điều tra xã hội học: để có những đánh giá khách quan về hoạt động nâng cao chất lượng công chức, viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương, tác giả xây dựng phiếu điều tra và phát cho công chức, viên chức để thu thập thông tin.

Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Lý do chọn mẫu: Có chủ đích theo sự góp ý của lãnh đạo tỉnh và tổng hợp lại từ điều tra thực tế

Bảng 3.2. Số lượng mẫu và phương pháp điều tra STT Đối tượng phỏng vấn Số lượng (người) Đối tượng Phương pháp điều tra

Nội dung điều tra

I. Công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương

1 Ban lãnh đạo 02 Giám đốc và phó giám đốc Phỏng vấn sâu, điều tra thông qua phiếu hỏi Công tác quy hoạch cán bộ, phân công công tác, cơ chế chính sách... 2 BHXH tỉnh Hải Dương 18 Trưởng phòng, chuyên viên, công việc khác Điều tra trực tiếp thông qua phiếu hỏi Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, lương thưởng, cơ chế chính sách... 3 BHXH thành phố Hải Dương 20 4 BHXH huyện Cẩm Giàng 15 5 BHXH huyện Ninh Giang 15 6 BHXH thị xã Chí Linh 15

II. Người tham gia bảo hiểm tỉnh Hải Dương 1

Người tham gia BHXH huyện Cẩm Giàng 15 BHXH, BHYT: CCVC, học sinh sinh viên, DN tư nhân BHTN: người lao động, CCVC, doanh nghiệp Điều tra thông qua phiếu hỏi Thái độ của công chức, viên chức. mức độ tận tâm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ… 2

Người tham gia BHXH thành phố Hải Dương

20

3

Người tham gia BHXH huyện Ninh Giang

15 Tổng 135

Nội dung điều tra:

Các thông tin chung được khảo sát: Tên, tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nơi làm việc, phẩm chất tác phong, lương thưởng, cơ chế chính sách... của đội ngũ CCVC ngành BHXH tỉnh Hải Dương; phỏng vấn trình độ quản lý, cơ chế chính sách, quy hoạch cán bộ, trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo BHXH tỉnh. Đồng thời tiến hành phỏng vấn đối tượng tham gia BHXH: Tên, tuổi, nơi ở, đánh giá về trình độ, kỹ năng, thái độ, phẩm chất của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.

Các thông tin chi tiết: thực trạng về thể lực, trí lực, tâm lực. Từ đó thu thập thông tin các chỉ tiêu định lượng và định tính về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương.

Mẫu phiếu đối với nhân viên của ngành nhằm thu thập được thông tin phản ánh chất lượng, thể lực và trí lực, những đánh giá của đối tượng điều tra về môi trường chính sách, luật pháp tổ chức quản lý và sự phấn đấu của người lao động và nguyện vọng của họ về nâng cao chất lượng nhân lực...

Từ đó thu thập dữ liệu các chỉ tiêu định lượng và định tính về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức ngành BHXH tại địa phương (xem chi tiết trong bảng điều tra).

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.

Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản của mẫu và các phép đo. Với phân tích đồ họa đơn giản, thống kê mô tả là cơ sở của hầu hết các phân tích định lượng.

Thống kê mô tả dùng để mô tả dữ liệu: dữ liệu là gì và cho biết điều gì.

Thống kê mô tả được sử dụng để trình bày một mô tả định lượng theo mẫu. Có thể có rất nhiều phép đo hoặc có nhiều mẫu (nhiều người). Thống kê mô tả giúp đơn giản hóa một lượng lớn dữ liệu một cách hợp lý. Mỗi thống kê mô tả giúp làm giảm dữ liệu một cách đáng kể bằng cách cung cấp một bảng tóm tắt đơn giản.

Trong nghiên cứu này phương pháp thống kê mô tả sử dụng nhằm mô tả những số liệu có sẵn từ đó rút ra những kết luận về thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tại tỉnh Hải Dương.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu, có đánh giá về sự khác biệt trước và sau khi thực hiện các đề án nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, viên chức ngành BHXH trên địa bàn nghiên cứu.

Là phương pháp dùng để làm rõ sự khác biệt của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để lựa chọn.

Trong nghiên cứu này so sánh các đối tượng sau: So sánh các số liệu thu thập được qua các năm 2015, 2016, 2017. So sánh các tiêu chí dùng để nghiên cứu về các cá nhân như: trình độ học vấn, chuyên môn... để kết luận về vai trò của công chức, viên chức trong việc nâng cao chất lượng ngành BHXH tỉnh Hải Dương.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia, các CCVC để nắm bắt được các thông tin và thực trạng tình hình, nắm được những đánh giá nhận xét của các chuyên gia qua đó gợi lên những định hướng và giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề.

Trong nghiên cứu này phương pháp được sử dụng để tham khảo, các CCVC có nhiều kinh nghiệm trong ngành BHXH trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về thể lực

- Số lượng công chức, viên chức xếp loại sức khỏe từ loại I đến loại V. Trong đó: Loại I: Rất khỏe, là sức khỏe rất tốt, không mắc các bệnh mãn tính, bệnh truyền nhiễm.

Loại II: Khỏe, là sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính, truyền nhiễm. Loại III: Trung bình, là sức khỏe bình thường, có mắc một số bệnh mãn tính nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc.

Loại IV: Yếu, là sức khỏe bình thường, có mắc một số bệnh nhưng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe làm việc.

Loại V: Rất yếu, không đủ sức khỏe để làm việc.

- Số ngày nghỉ ốm/năm

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về trí lực

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đúng công việc đang thực hiện

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có phương pháp và kỹ năng đáp ứng công việc đang thực hiện

- Số lượng và tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ, tin học

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu về tâm lực

- Đánh giá của công chức, viên chức về tác phong làm việc và mức độ phối hợp trong công việc.

-Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

-Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. -Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

-Đánh giá của người tham gia BHXH về tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ. -Tinh thần trách nhiệm và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

-Ý thức tổ chức kỷ luật. -Thái độ phục vụ nhân dân.

So sánh các tiêu chí nêu trên với các quy định hiện hành cho thấy phần nổi trội thuộc về hai nhóm là trí lực và tâm lực.

Việc xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức được thực hiện thông qua các yếu tố sau:

-Thông qua chất lượng của mỗi công chức.

-Thông qua chất lượng của công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. -Sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong tập thể công chức.

-Xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và cùng cấp trong tập thể công chức.

-Trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tổ chức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1.1. Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương 4.1.1. Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý. Quỹ BHXH tỉnh Hải Dương chịu sự quản lý của UBND tỉnh Hải Dương có con dấu, tài khoản riêng.

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2017) Giám đốc BHXH tỉnh Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc 1. Phòng tổ chức cán bộ 2. Văn phòng 3. Phòng kế hoạch tài chính 4. Phòng quản lý thu 5. Phòng cấp sổ thẻ 6. Phòng khai thác và thu nợ 7. Phòng chế độ BHXH 8. Phòng chế độ BHYT 9. Phòng tiếp nhận trả kết quả TTHC 10.Phòng công nghệ thông tin

BHXH tỉnh Hải Dương

BHXH các huyện (10 huyện, 1 thị xã)

BHXH thành phố Hải Dương

Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương là người có vị trí cao nhất trong cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương, là người trực tiếp lãnh đạo các công chức, viên chức của cơ quan. Các phó giám đốc là những người trực tiếp giúp việc cho giám đốc đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện chuyên môn đã được ban giám đốc giao.

Các phòng chức năng nghiệp vụ giúp Giám đốc BHXH tỉnh hướng dẫn việc thực hiện các chế độ BHXH và trực tiếp thẩm định chế độ BHXH, việc thu – chi quỹ BHXH, cấp và quản lý sổ thẻ đồng thời tham mưa cho Ban giám đốc tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, viên chức để hoàn thiện bộ máy tổ chức. Hiện nay trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương bao gồm BHXH thành phố Hải Dương và 10 cơ quan BHXH huyện, 1 thị xã thực hiện chuyên môn được phân cấp:

- BHXH huyện Thanh Hà

- BHXH thị xã Chí Linh

- BHXH huyện Cẩm Giàng

- BHXH huyện Thanh Miện

- BHXH huyện Kim Thành

- BHXH huyện Ninh Giang

- BHXH huyện Kinh Môn

- BHXH huyện Gia Lộc

- BHXH huyện Bình Giang

- BHXH huyện Nam Sách

- BHXH huyện Tứ Kì

Thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương ta thấy có một mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, các cá nhân trong cơ quan. Mỗi phòng ban, mỗi cán bộ công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bộ máy góp phần tạo nên một đơn vị vững mạnh và phát triển như hiện nay.

4.1.2. Tình hình hoạt động chung của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Trong 22 năm xây dựng và phát triển, BHXH tỉnh Hải Dương luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào kết quả chung của toàn ngành BHXH và sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình chính trị tại địa phương.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là

nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định giao chỉ tiêu thực hiện BHYT của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện nhiệm vụ được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh Hải Dương đã chủ động thực hiện tốt công tác rà soát, nắm và quản lý đối tượng, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Vì thế, hằng năm số đơn vị, số người tham gia BHXH, BHYT đều vượt chỉ tiêu được giao.

Bảng 4.1. Tình hình dân số tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017

Loại hình bảo hiểm 2015 (Người) 2016 (Người) 2017 (Người) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 Dân số 1.760.784 1.774.215 1.785.818 100,76 100,65 BHXH 256.169 280.068 306.395 109,33 109,40 BHYT 1.342.676 1.448.000 1.552.818 107,84 107,24 BHTN 244.758 263.392 284.714 107,61 108,10 Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Năm 2017, toàn tỉnh Hải Dương có 1.552.818 người tham gia BHYT, chiếm khoảng 86,95% dân số toàn tỉnh, đạt 100,19% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, vượt gần 5% so với mục tiêu Chính phủ giao và vượt 0,46% so với tỉnh giao; có 306.395 người tham gia BHXH tăng 9,4% so với năm 2016 (chiếm khoảng 30,19% lực lượng lao động). Số người tham gia BH thất nghiệp là 284.714 người, tăng 8,09% so với năm 2016 (đạt 28% lực lượng lao động). Qua đó có thể thấy được, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN tăng đều qua các năm cho thấy ngành BHXH tỉnh Hải Dương đã tạo được niềm tin và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với đối với công tác BHXH trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm đôn đốc thu; tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các đơn vị nợ đọng... Qua đó, giúp thu được 5.626,8 tỉ đồng (tăng 15,88% so với năm 2016 và đạt 103,12% kế hoạch); số nợ BHXH, BHYT giảm còn gần 49,7 tỉ đồng. Đáng chú ý, đã khai thác, mở rộng mới được 495 đơn vị với 3.873 lao động tham gia BHXH, BHYT.

Tính đến tháng 6/2018 có 317.258 người tham gia BHXH, chiếm khoảng 30,6% lực lượng lao động tham gia; 290.613 người tham gia bảo hiểm tự nguyện, chiếm khoảng 28,04% lực lượng lao động; số người tham gia Bảo hiểm y tế tăng

4,28% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 98,75 % kế hoạch, đạt tỷ lệ bao phủ 85,94% dân số toàn tỉnh, vượt 1,34% so với chỉ tiêu giao. Đến nay, tỉnh đã bàn giao 100% sổ BHXH cho người lao động; cấp 100% thẻ BHYT theo mã số BHXH mới. Việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người lao động đảm bảo kịp thời, đầy đủ với thủ tục quy định rõ ràng.

Tuy số lượng đối tượng tham gia ngày càng gia tăng là một dấu hiệu đáng mừng của BHXH tỉnh nhưng để có một thành công như hiện nay chúng ta không thể không quan tâm đến công tác thu BHXH và chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH. Cụ thể:

Về công tác chi trả cho các đối tượng được hưởng: Đây là công việc vô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)