Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 29 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo

hiểm xã hội

2.1.3.1. Nâng cao thể lực

Thể lực là trạng thái sức khỏe của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động (Tạ Ngọc Hải, 2018).

Thể lực biểu hiện ở các chỉ tiêu về sức khỏe trên phương diện y tế như: chỉ số huyết áp, chỉ số đường huyết; nồng độ cholesterol trong máu, nồng độ triglycerid, chỉ số hormone do tuyến yên tiết ra, chỉ số khối cơ thể - BMI, chỉ số protein phản ứng C (CPR) có trong máu... Theo Georges Ohsawa (1925), người khỏe là người không thấy mệt nhọc; biết ăn ngon; ngủ ngon giấc; trí nhớ bền bỉ; vẻ mặt vui tươi; xét đoán và hành động nhanh nhẹn, phong nhã và cuối cùng là kiến tánh (nhìn thấy bản chất của cuộc sống, con người, vũ trụ theo đó đạt đến kiến tánh thì sống trí tuệ và từ bi). Trong số các tiêu chí trên có những tiêu chí có thể áp dụng được trong đánh giá chất lượng sức khỏe của công chức như: không

thấy mệt nhọc, trí nhớ bền bỉ, vẻ mặt vui tươi, hành động nhanh nhẹn. Còn có nhiều các dấu hiệu khác để nhận biết về sức khỏe cá nhân con người như: sắc mặt hồng hào; tiếng nói to, rõ ràng; tóc mượt mà; hình thể vừa phải. Hoặc không bị mất ngủ thường xuyên, đau đầu, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, suy giảm trí nhớ (Tạ Ngọc Hải, 2018).

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh tật hay tàn phế”.

Công chức, viên chức ngành BHXH muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao rất cần một thể lực tốt, một sức khỏe tốt. Ðó không chỉ là khỏe mạnh mà còn là lòng kiên trì, tinh thần, yếu tố tâm lý khi đứng truớc tình huống công việc phát sinh. Sức khỏe tốt giúp cho đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH có tâm hồn thoải mái, sảng khoái, có trí tuệ, tu duy minh mẫn, giúp họ sáng suốt, tỉnh táo trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết các chế độ bảo hiểm, tránh stress trong công việc đồng thời không bị dao động truớc tư tuởng, thói quen xấu (Tạ Ngọc Hải, 2018).

Bộ Y tế (1997) có quy định tiêu chuẩn sức khỏe dựa vào: Thể trạng và sức khỏe hiện tại; khả năng làm việc và duy trì sức khỏe hàng ngày; tình trạng bệnh tật nếu có, khả năng diễn biến và các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Phân loại sức khỏe: Loại I: Rất khỏe; loại II: Khỏe; loại III: Trung bình; loại IV: Yếu; loại V: Rất yếu.

2.1.3.2. Nâng cao trí lực

Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải thông qua đầu óc của họ. Trí lực được phản ánh bằng hệ thống các chỉ tiêu về tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ, học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc của người lao động (Tạ Ngọc Hải, 2018).

Trí lực biểu hiện qua trình độ, năng lực và kỹ năng công tác. Trình độ bao gồm các khía cạnh: chuyên môn, nghiệp vụ (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ); lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); quản lý nhà nước (theo các chương trình chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán

sự); tin học (trung cấp trở lên, chứng chỉ A, B C); ngoại ngữ (trung cấp trở lên, chứng chỉ A, B C). Năng lực gồm có năng lực tư duy và năng lực thực thi, thực hành. Năng lực tư duy chia thành các cấp độ khác nhau như: biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phản biện, sáng tạo; năng lực thực thi, thừa hành theo yêu cầu, tiêu chuẩn của các ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. Kỹ năng công tác gồm: giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích công việc, lập kế hoạch, phân công và phối hợp, làm việc nhóm, điều hành hội họp… Ngoài ra, công chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý còn cần có năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; tập hợp, đoàn kết công chức (Nguyễn Xuân Tiến, 2016).

Trí lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị được áp dụng vào thực tế công việc, phương pháp, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ tin học. Trí lực là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả thực thi công vụ. Nâng cao trí lực đội ngũ công chức, viên chức, viên chức ngành BHXH là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và các kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH. Hạn chế về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị sẽ dẫn đến hạn chế về khả năng trong quá trình thực thi công vụ như: hạn chế về khả năng tiếp thu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên; hạn chế về năng lực tổ chức triển khai, giải quyết công việc; hạn chế về khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại... Tuy nhiên khi xem xét trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải lưu ý về sự phù hợp giữa chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc và kết quả làm việc của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH (Đặng Mai Phương, 2015).

2.1.3.3. Nâng cao tâm lực

Tâm lực còn được gọi là phẩm chất tâm lý- xã hội, chính là tác phong tinh thần- ý thức trong lao động bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của nguồn nhân lực (Tạ Ngọc Hải, 2018).

Tâm lực biểu hiện chủ yếu qua thái độ, trách nhiệm trong công tác. Thái độ và trách nhiệm đều có điểm chung là trạng thái tâm lý (bên trong, chủ quan) của công chức có thể tích cực hoặc không tích cực, nhưng dù ở trạng thái nào thì cũng phải thể hiện ra bên ngoài (khách quan, bên ngoài) bằng các hành vi, hành

động cụ thể như: lời nói, việc làm, cử chỉ… Không chỉ tương đồng trên các phương diện nêu trên, giữa thái độ và trách nhiệm còn có các yếu tố tác động chung, theo đó tạo nên trạng thái tích cực hay không tích cực trong lời nói, việc làm, cử chỉ của công chức. Các yếu tố này chia thành hai nhóm vật chất (tiền lương, tiền thưởng, trang thiết bị làm việc…) và tinh thần (khen thưởng, sự quan tâm, động viên đúng lúc của đồng nghiệp, thủ trưởng…). Nếu như thái độ thiên về trạng thái tâm lý của chủ thể thì trách nhiệm thể hiện tính pháp lý. Công chức có thể có thái độ không tích cực nhưng vẫn phải thực hiện công việc được giao và nếu thực hiện sai, trái, không đạt kết quả sẽ phải chịu trách nhiệm. Đây là điểm khác giữa thái độ với trách nhiệm, cho thấy trong thực tế quản lý, sử dụng công chức việc tăng cường áp dụng các biện pháp để nâng cao trách nhiệm cần đi đôi với giáo dục, thuyết phục, động viên để nâng cao thái độ, tính tích cực nghề nghiệp của công chức. Nếu như trách nhiệm thể hiện tính pháp lý, chịu sự chi phối nhiều về pháp lý thì thái độ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của tâm lý, khí chất của mỗi người. Đây là điểm cần quan tâm khi đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công chức (Nguyễn Xuân Tiến, 2016).

Nâng cao tâm lực hay còn gọi là nâng cao phẩm chất tâm lý - xã hội (gồm thái độ, tinh thần thực hiện công việc, khả năng chịu áp lực, thái độ khi làm việc với công dân...) nhằm đánh giá thái độ trong công việc. Trên thực tế, để đánh giá công chức, viên chức có nâng cao được tâm lực hay không thực sự rất khó và khó lượng hóa. Điều này còn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ảnh hưởng trước hết chính từ trí lực của nguồn nhân lực đến môi trường sống và làm việc của mỗi cá nhân (Nguyễn Xuân Tiến, 2016).

Để nâng cao tâm lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH cần phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của công chức, viên chức ngành BHXH. Hiệu quả thực thi công vụ phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước, phản ánh năng lực thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH. Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của công chức, viên chức ngành BHXH nhằm kịp thời phát hiện những mặt mạnh để động viên, khuyến khích họ phát huy. Đồng thời, cũng nhờ kiểm tra mà tìm ra những điểm hạn chế, thiếu sót để bổ sung, uốn nắn kịp thời cho họ, giúp họ không bị nhấn sâu vào những sai lầm (Nguyễn Xuân Tiến, 2016).

Theo Tạ Ngọc Hải (2018), các tiêu chí đánh giá tâm lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH bao gồm: Thái độ làm việc chính là ý thức trong quá trình làm việc; tâm lý làm việc là vấn đề nội tâm chủ quan của cá nhân mỗi người; phẩm chất chính trị, đạo đức; tác phong làm việc và mức độ phối hợp trong công việc.

2.1.3.4. Nâng cao năng lực thực thi, phối hợp trong thực thi công vụ

Trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào cũng đều có sự phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan chủ quản với các cơ quan hữu quan, giữa các đơn vị, bộ phận và giữa các công chức, viên chức trong cùng cơ quan, cấp hành chính với nhau. Hình thức và nội dung của sự phối hợp quản lý và thực thi công vụ bao gồm các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm chotổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung… (Nguyễn Xuân Tiến, 2016).

Trước và trong những năm tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 1 (2001 - 2005), những vấn đề về trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ..., trong đó có vấn đề về phối hợp quản lý của các cơ quan, các cấp hành chính đã bộc lộ sự hạn chế, yếu kém, sơ hở, lỏng lẻo, hiệu quả thấp, đặc biệt rõ hơn cả là sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chuyên môn cấp sở, cấp quận, huyện với cấp hành chính xã, phường, thị trấn. Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ chứng minh sự phối hợp thiếu bài bản, chặt chẽ, đồng bộ, theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Trong phạm vi cả nước, những vụ việc như vậy diễn ra trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… cũng đều có nguyên nhân là do sự phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm. Thực trạng phổ biến đó đã làm cho hoạt động quản lý nhà nước lâm vào tình thế bị động, đối phó, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp kém; việc khắc phục hậu quả thường kéo dài, gây lãng phí, tốn kém ngân sách, thậm chí gây cho người dân tâm trạng bức xúc, nảy sinh khiếu nại, khiếu kiện phức tạp (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Để nâng cao hiệu quả của sự phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của cải cách hành chính, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, thông suốt của hệ thống pháp luật nhà nước. Đi đôi với việc đó là tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính, nhằm khắc phục triệt để tình trạng trùng lặp, chồng chéo, ôm đồm về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong cùng hệ thống. Trên cơ sở đó, sắp xếp lại về tổ chức bộ máy cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý bằng pháp luật (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Thứ hai, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về lề lối, mối quan hệ làm việc trong từng cơ quan, cấp hành chính, gắn liền với yêu cầu chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ; thực hiện sự công khai, minh bạch các chế độ, chính sách, các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm công vụ, xây dựng nếp sống văn hóa công sở. Sự phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ chỉ đạt được hiệu quả tốt khi mọi công chức, viên chức đều đặt trách nhiệm công bộc, đặt lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân lên trên hết (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm của từng cơ quan, cấp hành chính cho đến từng công chức, viên chức trong thực thi công vụ một cách rành mạch, dứt khoát. Thực hiện nguyên tắc này là nhằm khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp hành chính; khắc phục tình trạng họp hành quá nhiều, công văn, giấy tờ dày đặc (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Thứ tư, quan tâm đổi mới, nâng cấp, tăng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, các cấp hành chính, nhất là cấp hành chính ở cơ sở (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Thứ năm, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy đào tạo, bồi dưỡng để làm cơ sở củng cố, sắp xếp lại tổ chức, tuyển chọn giáo viên, đổi mới chương trình, giáo trình cũng như phương pháp, kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành BHXH (Đặng Xuân Hoan, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)