Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo hiểm xã
4.2.5. Thực trạng về các kỹ năng trong thực thi công vụ
Thực hiện theo yêu cầu của Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh, BHXH tỉnh Hải Dương tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tập trung tổ chức thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân; hoàn thiện các quy trình quản lý nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu và nhiệm vụ năm 2018. Song song với việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức BHXH tỉnh Hải Dương cũng đề cao việc phối hợp phối hợp giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đơn vị, bộ phận và giữa các cán bộ trong cùng cơ quan, cấp hành chính với nhau. Trong đó, các cán bộ, phòng ban, đơn vị cần phối hợp các hoạt động cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung…
Đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH nếu chỉ dựa trên việc xem xét, đánh giá chất lượng của từng thành viên riêng rẽ thì kết quả của việc đánh giá đó sẽ là không chính xác. Bên cạnh việc mỗi cá nhân có tư duy nhạy bén sáng tạo, có phương pháp làm việc dân chủ khoa học, có tính quyết đoán dám nghĩ, dám làm thì nếu cả một tập thể đoàn kết linh hoạt sẽ đem đến hiệu quả công việc cao hơn. Xét cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu hay thể hiện tính linh hoạt, phù hợp, tính liên kết và sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cả về ý chí lẫn hành
động, đem lại hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đạt được mục tiêu của tổ chức. Sức mạnh tập thể thông qua sự tác động tương hỗ của các thành viên tạo nên sức mạnh lớn hơn sức mạnh của các thành viên đơn lẻ trong cơ quan BHXH.
Kỹ năng phối hợp hoạt động là khả năng tương tác của CCVC trong quá trình thực thi nhiệm vụ giữa các cá nhân với nhau, giữa các CCVC và các bộ phận phòng ban. Thực tế, việc phối kết hợp giữa các cá nhân, các bộ phận diễn ra khá tốt, công việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn tại một vài cá nhân có tác phong chưa tốt, ỷ lại, chưa nắm vững nghiệp vụ nên còn lung túng xảy ra sai xót.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, giao lưu, tạo sân chơi cho CCVC để tăng cường mối giao lưu, hữu nghị, đoàn kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc. Thực tế cho thấy, việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các cá nhân đã đem lại hiệu quả rất thiết thực góp phần đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, nhanh chóng giải quyết được thắc mắc của người tham gia BHXH. Bên cạnh việc phối hợp trong công tác ở cơ quan công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương còn luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đề cao vai trò của tổ chức công đoàn trong đời sống công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực thi công vụ ngoài yếu tố về chuyên môn, phẩm chất tác phong trong công tác thì các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng phối hợp… là các kỹ năng rất cần thiết giúp các công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, dễ dàng hơn. Các kỹ năng này một phần được đào tạo trong quá trình rèn luyện tại cơ quan, học tập từ các viên chức lâu năm có kinh nghiệm... Nhìn chung các kỹ năng của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương hiện tại cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng cũng luôn cần trau dồi, học hỏi trong thời gian tới.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng của một cán bộ ngành BHXH, do đặc thù của ngành là giải quyết các chế độ ASXH nên đối tương mà một cán bộ ngành BHXH phải tiếp xúc là rất rộng từ cán bộ cao cấp cho đến người lao động. Qua thực tế cho thấy, tại BHXH tỉnh Hải Dương kỹ năng giao tiếp, thuyết trình của một số viên chức chưa thật sự tốt, chưa thấu đạt để người dân hiểu rõ nên dẫn đến có những đánh giá chưa thật tốt về kỹ năng của các công chức, viên chức BHXH tỉnh Hải Dương.
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là một kĩ năng quan trọng trong thời kì công nghệ phát triển đó là kĩ năng sử dụng máy tính, máy chiếu, máy fax, máy scan… Năm 2017, có 80% các công chức, viên chức tại BHXH tỉnh Hải Dương đã qua đào tạo về tin học nên việc vận hành sử dụng thiết bị văn phòng không quá khó khăn.
Thực tế qua điều tra 85 công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương đã cho thấy rằng công tác phối hợp của một số người chưa thật sự tốt nên chưa đảm bảo được tiến độ công việc, hiệu suất làm việc. Bên cạnh những cá nhân năng động, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý công việc, vướng mắc của người tham gia bảo hiểm thì có một bộ phận ỷ lại, thụ động chưa chịu khó học hỏi nên dẫn đến tình trạng chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Dưới góc nhìn của đội ngũ công chức viên chức làm công tác quản lý, tác giả đã đặt ra một số câu hỏi để đánh giá về các kỹ năng của đội ngũ công chức, viên chức cấp dưới trong bộ phận, đơn vị.
Bảng 4.13. Đánh giá của đội ngũ quản lý về các kỹ năng và sự phối hợp của công chức, viên chức trong thực thi công vụ
Diễn giải
Tỷ lệ (%)
Rất tốt Tốt Bình Thường Kém
Hoàn thành nhiệm vụ được giao 20,00 50,00 25,00 5,00 Kỹ năng làm việc nhóm 30,00 40,00 30,00 0,00 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình 15,00 60,00 15,00 10,00 Kỹ năng xử lý tình huống 20,00 60,00 10,00 10,00 Thái độ trong quá trình làm việc 20,00 50,00 20,00 10,00 Đề xuất, đóng góp ý kiến 10,00 30,00 30,00 30,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đối với đội ngũ quản lý, việc sát sao đánh giá đội ngũ cán bộ cấp dưới là vô cùng cần thiết để nắm được những khó khăn, vướng mắc và kịp thời hỗ trợ. Đội ngũ quản lý được phỏng vấn từ cấp phó phòng cho đến ban lãnh đạo phó giám đốc, giám đốc đơn vị. Qua khảo sát cho thấy rằng đội ngũ công chức, viên chức được cấp trên đánh giá tương đối tốt ở các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình
huống đặc biệt là đối với các cán bộ từ 30 – 50 tuổi và trên 50 tuổi có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên 30% số viên chức lại chưa được cấp trên đánh giá cao trong việc đề xuất ý kiến, tham gia đóng góp xây dựng tổ chức cùng phát triển. Đây cũng là mong muốn của ban lãnh đạo ngành là mỗi cá nhân công chức, viên chức có ý kiến đóng góp tại đơn vị công tác để công việc thực hiện nhanh chóng, kịp thời và nhận được sự hài lòng từ cấp trên và người dân.