Thực trạng về thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức,viên chức ngành bảo hiểm xã

4.2.2. Thực trạng về thể lực

Yếu tố thể lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương luôn phải được đảm bảo vì đây là điều kiện bắt buộc khi được tuyển dụng. Đối với ngành bảo hiểm, tình trạng sức khỏe nguồn nhân lực thể hiện chủ yếu ở khả năng đáp ứng môi trường công tác qua nhiều biến động, biên độ di chuyển lớn: cường độ công việc vào những ngày cuối quý, cuối năm, vào những kì xét duyệt, quyết toán; thường xuyên phải công tác cơ sở (xuống huyện, xuống xã, tới đơn vị sử dụng lao động...) hoặc như chuyển đổi vị trí việc làm, điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Căn cứ theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ” cho người lao động, định kì hàng năm ngành BHXH tỉnh Hải Dương tổ chức khám sức khỏe cho CCVC và phân loại, thống kê tình hình sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của đội ngũ CCVC tại ngành BHXH như sau:

Bảng 4.5. Phân loại sức khỏe đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2017

Phân loại sức khỏe

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Loại I 9 2,41 7 1,83 3 0,77 Loại II 253 67,65 261 68,15 268 68,72 Loại III 110 29,41 114 29,76 118 30,27 Loại IV 2 0,53 1 0,26 1 0,24 Tổng số 374 100,00 383 100,00 390 100,00

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Qua bảng số liệu trên có thể thấy, số lượng CCVC có sức khỏe được xếp “loại II” chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần từ 253 người (67,65%) năm 2015 lên 268 người (chiếm 68,72%) năm 2017. Số lượng CCVC có sức khỏe xếp loại “loại III” cũng chiếm tỉ lệ khá cao và tăng dần từ 29,41% (năm 2015) lên 30,27% năm 2017. Số lượng CCVC có tình trạng sức khỏe “loại IV”

chiếm tỷ lệ không đáng kể và đang có xu hướng giảm từ 0,53% năm 2015 xuống còn 0,24% năm 2017, lượng CCVC xếp loại “loại I” cũng không nhiều. Không có CCVC nào có sức khỏe được xếp loại “loại V”. Điều này cho thấy mặt bằng chung sức khỏe lao động tại BHXH tỉnh Hải Dương tương đối tốt và ngày càng được nâng cao. Ngành đã và đang có sự quan tâm nhất định đến thể lực của đội ngũ CCVC thông qua các biện pháp tích cực nhằm nâng cao thể lực, làm giảm tỷ lệ CCVC ngành có sức khỏe “yếu”.

Ngoài ra, theo báo cáo của BHXH tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn 2015 – 2017 thì số CCVC ngành BHXH tỉnh Hải Dương có số ngày nghỉ do ốm thấp, bình quân 1,1 lần/năm. Trong đó số lao động nữ dễ bị ốm hơn bình quân 1,3 lần/năm, còn lao động nam bị ốm bình quân 1,0 lần/năm. Số ngày ốm không tham gia hoạt động công việc ở mức trung bình thấp 1,5 ngày/năm.

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu sức khỏe đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương năm 2017

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương (2018) Biểu đồ cho thấy trong năm 2017 vừa qua ta thấy được số công chức, viên chức đạt sức khỏe “loại II” chiếm tỷ lệ cao nhất (68,72%), bên cạnh đó số công chức, viên chức đạt sức khỏe “loại I” chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,24%, toàn ngành BHXH tỉnh Hải Dương không có công chức, viên chức nào có sức khỏe “loại V”. Trong năm 2018 sắp tới, nhận thức được “Sức khỏe của đội ngũ công chức, viên chức là sức mạnh của cơ quan”, nhân viên khỏe mạnh sẽ xây dựng nên một đội ngũ mạnh, một tập thể phát triển vững chắc, ổn định nên BHXH tỉnh Hải Dương tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của đội ngũ công chức, viên chức như tổ chức khám sức khỏe định kì và khám theo dõi khi có nhu cầu. Toàn

bộ CCVC đều được khám bệnh định kì đạt 100%. Ngoài ra, tổ chức nói chuyện sức khỏe về cách phát hiện điều trị một số bệnh tim mạch, bệnh áp huyết, bệnh đái tháo đường và phòng bệnh cho đội ngũ công chức, viên chức.

Như thống kê của phòng tổ chức cán bộ BHXH tỉnh Hải Dương thì hiện nay lượng cán bộ có sức khỏe “loại III” và “loại IV” còn tương đối nhiều 30,51% (năm 2017) chiếm 1/3 trên tổng số cán bộ ngành. Để góp phần giảm tỷ lệ công chức, viên chức có sức khỏe trung bình và yếu tác giả đã tiến hành điều tra tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe công chức, viên chức trong thời gian qua. Thực tế có thể thấy, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như là khối lượng công việc nhiều, áp lực công việc cao, đi công tác, tăng ca… nhưng cụ thể các yếu tố này có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sức khỏe CCVC, tác giả đã khảo sát 85 viên chức ngành BHXH với các mức độ “rất nhiều”, “nhiều”, “bình thường” và “không nhiều”.

Bảng 4.6. Nguyên nhân suy giảm sức khỏe của đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Đơn vị: % Diễn giải Mức độ Rất nhiều Nhiều Bình thường Không nhiều

Thường xuyên phải đi công tác 10,59 49,41 21,18 18,82 Áp lực công việc nhiều do thiếu nhân lực 20,00 55,29 14,12 10,59 Thường xuyên phải tăng ca 11,76 45,88 30,59 11,77 Quãng đường di chuyển xa, liên tục, thời

tiết nắng nóng 3,53 22,35 43,53 30,59 Công việc gia đình, lý do cá nhân 2,35 14,12 15,29 68,24

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Các công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Hải Dương phải đi công tác tương đối nhiều, áp lực công việc cao nên đây có thể coi là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Trên 50% số cán bộ được hỏi đều cho biết rằng sức khỏe của mình ở loại trung bình đến khỏe, tuy nhiên khi vào mùa hè thời tiết nắng nóng cộng với việc di chuyển nhiều cũng là trở ngại cho công việc của cán bộ. Bên cạnh những cơ chế mà ban lãnh đạo ngành BHXH tỉnh Hải Dương có thể hỗ trợ được thì đội ngũ công chức, viên chức cũng nên có những phương án giữ gìn sức khỏe cho bản thân nhất là trong thời tiết nắng nóng với cường độ di chuyển nhiều, khối lượng công việc lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo biểm xã hội tỉnh hải dương (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)