Biến thể cú pháp tỉnh lược bổ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 105 - 107)

BIẾN THỂ CÚ PHÁP TỈNH LƯỢC THÀNH TỐ

3.1.3. Biến thể cú pháp tỉnh lược bổ ngữ

Cấu trúc nghĩa sự tình lấy vị từ làm trung tâm cùng với những tham tố xung quanh bổ sung ý nghĩa và cũng lệ thuộc vào vị từ. Chọn cơ sở cấu trúc nghĩa sự tình làm nền tảng của cấu trúc cú pháp câu, vai trò của chủ ngữ và bổ ngữ là tƣơng đồng bởi chúng cùng đảm nhiệm chức năng của những diễn tố. Vì lẽ đó mà những đặc trƣng hình thức

trong những ngữ cảnh cụ thể của bổ ngữ tỉnh lƣợc cũng khá tƣơng đồng với chủ ngữ tỉnh lƣợc.

Biến thể cú pháp tỉnh lƣợc bổ ngữ có thể xuất hiện khi phát ngơn trƣớc đó đã có những sở chỉ liên quan đến bổ ngữ ở lƣợc ngôn. Thông tin mà bổ ngữ chứa đựng không phải là những thông tin quan trọng để ngƣời tiếp nhận cần phải chú ý. Ví dụ nhƣ:

{3:23} a. Xuyến à, thằng Xâng đi mơ rồi hê? - Ơng tau giết Ø rồi.

(Nguyên Ngọc, Đất Quảng) b. Xuyến à, thằng Xâng đi mơ rồi hê? - Ơng tau giết thằng Xâng rồi.

Ở ví dụ 3:23, câu hỏi đặt ra thắc mắc về sự vắng mặt của một nhân vật tên Xâng, nên nhân vật ấy trở thành điều đã biết ở phát ngôn hồi đáp. Phát ngôn hồi đáp là một biến thể tỉnh lƣợc bổ ngữ “thằng Xâng”. Ở phát ngôn tỉnh lƣợc này, thông tin đƣợc đƣa ra là ơng của ngƣời nói đã giết “thằng Xâng” rồi để ngầm giải đáp thắc mắc về sự vắng mặt là thằng Xâng khơng cịn tồn tại nữa. “Ơng tau giết rồi.” chỉ có thể là “Ơng tau giết thằng Xâng rồi.” bởi thằng Xâng là sở chỉ đang đƣợc nhắc tới chứ không phải bất kỳ đối tƣợng nào khác.

{3:24} a. … Nhƣng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: và có ai nấu cho ăn đâu? Mà cịn ai nấu Ø cho mà ăn nữa!

(Nam Cao, Chí Phèo) b. … Nhƣng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: và có ai nấu cháo cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cháo cho mà ăn nữa! Ví dụ này cịn rõ ràng hơn ví dụ 3:23 bởi bổ ngữ tỉnh lƣợc đã đƣợc nhắc tới ở phát ngôn trƣớc. Chúng cùng là một sở chỉ, và do đó ngƣời Việt bản ngữ chấp nhận một sự tiết kiệm khi chuỗi hành động cùng hƣớng tác động đến một đối thể duy nhất. Nói cách khác, vì đã đƣợc biết nên sự gắn bó của bổ ngữ đối với vị ngữ trong lƣợc ngôn là khá lỏng, đảm bảo cho việc lƣợc bỏ bổ ngữ không ảnh hƣởng tới nội dung nghĩa của vị ngữ.

Thậm chí ở một số biến thể, cả bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp cũng có thể đƣợc tỉnh lƣợc nếu chúng đã đƣợc nhắc tới ở những phát ngơn trƣớc đó.

{3:25} a. Bố viết thƣ ngay cho mẹ để mẹ biết tin. Rồi con sẽ viết Ø sau.

Ngoài ra, giống nhƣ trƣờng hợp biến thể tỉnh lƣợc chủ ngữ, các biến thể tỉnh lƣợc bổ ngữ cũng có thể dựa vào ngữ cảnh giao tiếp mà định vị những lƣợc ngữ chỉ ngƣời tham gia giao tiếp (chủ yếu là chỉ tôi).

{3:26} a. Chị thƣờng bảo tôi bằng một giọng lơ lớ: Mẹ hay mắng Ø lắm, em ạ! (Hồ Dzếnh, Chân trời cũ) b. Chị thƣờng bảo tôi bằng một giọng lơ lớ: Mẹ hay mắng chị lắm, em ạ! Ví dụ 3:26 cho thấy rằng, ngƣời nói hồn tồn có thể khơng nhắc tới trong phát ngơn nhƣng ngƣời nghe có thể hiểu bổ ngữ của phát ngơn ấy là ngƣời nói. Trong những cuộc đối thoại trực tiếp nhƣ ví dụ trên, ngƣời nói có thể nhắc tới mình nhƣ đối thể của hành động do một chủ thể nào đó tác động, nhƣng đa phần ngƣời Việt lựa chọn phƣơng thức không cần nhắc vì trong tâm thức họ có một mặc định rằng khoảng trống của bổ ngữ khuyết mang sở chỉ là chính ngƣời nói.

Biến thể cú pháp tỉnh lƣợc bổ ngữ luôn luôn cần một ngữ cảnh rộng để định vị những phần lƣợc ngữ. Đó có thể là những sở chỉ đã đƣợc những phát ngơn trƣớc đó nhắc tới mà lƣợc ngơn vì đối thể là đồng sở chỉ nên lƣợc bỏ. Đó cũng có thể là trƣờng hợp tự xƣng trong những trao đổi mà ngƣời nói khơng nhất thiết cần biểu lộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)