BIẾN THỂ CÚ PHÁP TỈNH LƯỢC THÀNH TỐ
3.1.1. Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ
Tỉnh lƣợc chủ ngữ, theo nhiều nhà nghiên cứu, là một hiện tƣợng phổ quát của nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Và ở tiếng Việt, chúng cũng là hiện tƣợng phổ biến hơn cả trong các loại phát ngôn tỉnh lƣợc. Loại biến thể này là những phát ngơn chỉ có phần vị ngữ và có thể có thêm bổ ngữ hiện hữu, cịn chủ ngữ khuyết đi. Việc xác định để hiểu chủ ngữ là gì phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau của ngữ cảnh giao tiếp nhƣ sau:
3.1.1.1. Trường hợp chủ ngữ được xác định bằng chuỗi phát ngôn
Thông thƣờng, khi một chuỗi phát ngơn xuất hiện liên tiếp nhau mà có chung một thành phần nào đó (cùng mang một nội dung nghĩa sở chỉ) thì ở những phát ngơn sau, phần chung đó đƣợc lƣợc bớt đi. Về bản chất, sự tỉnh lƣợc này có thể đƣợc xem nhƣ một phép thế bằng một hồi chỉ zero nhƣ quan niệm của Cao Xuân Hạo (1991).
{3:1} a. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt… Rồi Ø thu thu vào trong bọc, rồi len lén ra ngoài ao. Rồi Ø giơ thẳng cánh tay, ném xuống nƣớc đánh tõm… (Nguyễn Công Hoan, Cụ chánh Bá mất đôi giầy) b. Anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt … Rồi anh thu thu vào trong bọc, rồi len lén ra ngoài ao. Rồi anh giơ thẳng cánh tay, ném xuống nƣớc đánh tõm…
Phạm Văn Tình (2002) gọi trƣờng hợp này là “lƣợc ngữ đồng sở chỉ - đồng chức năng” với cách hiểu sở chỉ là “thực thể trong thế giới hiện thực đƣợc chỉ ra bằng một sự diễn đạt ngôn từ”. Thực tế, ở ví dụ 1 là một chuỗi các phát ngơn diễn tả một loạt hành động của chung một chủ thể đã đƣợc nhắc tới ở phát ngôn đầu tiên – “anh này”. Thành phần chủ
thông tin, nêu thơng tin cũ đã đƣợc trình bày ở phát ngơn đầu tiên. Nội dung tiêu điểm thông báo là các hành động đƣợc vị ngữ thể hiện mang trọng trách phần thông tin quan trọng hơn sẽ trở nên mờ nhạt nếu sự lặp lại liên tục của chủ thể hành động, bởi phép lặp chủ ngữ hàm ý một giá trị nhấn mạnh. Việc tỉnh lƣợc các chủ ngữ ở lƣợc ngôn hay một cách quan niệm khác thay thế các chủ ngữ bằng hồi chỉ zero trong một chuỗi phát ngôn, thông thƣờng nhất, luôn cần phải có một chủ ngữ xác định chung của tồn chuỗi phát ngơn. Đó là cơ sở đảm bảo cho những mục đích giao tiếp đƣợc thực hiện.
Tuy nhiên bên cạnh những trƣờng hợp chủ ngữ ở lƣợc ngôn không xuất hiện do dƣ thừa nếu lặp lại hồn tồn chủ ngữ ở chủ ngơn, cũng có trƣờng hợp chủ ngữ bị lƣợc ở lƣợc ngơn chỉ lặp lại một nội dung nào đó liên quan, hƣớng ngƣời tiếp nhận liên tƣởng đến chủ đề đã đƣợc nhắc tới trƣớc đó.
{3:2} a. Nhƣng thanh quyện sắt giữ chặt chân họ. Ø Làm sao mà chạy đi cho đƣợc. (Anh Đức, Con chị Lộc) b. Nhƣng thanh quyện sắt giữ chặt chân họ. Họ làm sao mà chạy đi cho đƣợc. Ở ví dụ 3:2, chủ ngữ ở lƣợc ngơn bị tỉnh lƣợc hồn tồn khơng thể đƣợc xác định bằng chủ ngữ ở chủ ngơn phía trƣớc. Nội dung chủ ngữ này đƣợc tìm thấy ở phần bổ ngữ trong chủ ngơn. Dĩ nhiên, mối liên hệ giữa bổ ngữ của chủ ngôn “chân họ” và chủ ngữ ở lƣợc ngôn “họ” chỉ là sự liên tƣởng, dù rằng liên tƣởng rất gần gũi. Có thể coi đây là những mạch lơ-gích suy luận có tác dụng dùng mạch liên kết để phát triển chủ đề.
Ngoài ra, nhằm phát triển chủ đề của một chuỗi phát ngôn, một số biến thể tỉnh lƣợc chủ ngữ đã kết hợp với tính từ để mở rộng tính chất, bổ sung ý nghĩa cho sở chỉ đang đƣợc trình bày. Ví dụ nhƣ:
{3:3} a. Rừng Hồnh Bồ có một nƣơng dó. Ø Rộng và sâu lắm.
(Nguyễn Tuân, Xác ngọc lam) b. Rừng Hồnh Bồ có một nƣơng dó. Nƣơng dó ấy rộng và sâu lắm.
Tính từ là loại từ chỉ tính chất, đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng. Khác với tính từ chỉ có thể làm định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ ở tiếng Anh, tiếng Pháp, tính từ trong tiếng Việt đƣợc xếp vào loại vị từ trạng thái [- Động][- Chủ ý] nên có khả năng làm vị ngữ. Các phát ngơn có tính từ làm vị ngữ thƣờng mang nội dung mở rộng thơng tin về tính
rừng Hồnh Bồ” dù khơng đƣợc nhắc lại với vai trị chủ ngữ ở lƣợc ngơn nhƣng vị ngữ tính từ “rộng và sâu lắm” lại đƣợc dùng để thông báo về một đặc trƣng tính chất của nó, chỉ có thể đƣợc xác định là chủ thể “nƣơng dó” ấy chứ khơng phải là chủ thể nào khác.
Cũng nhằm mở rộng thông tin về sở chỉ đƣợc nhắc tới trong chủ ngôn, những vị ngữ mang cấu trúc “là + Danh từ” cũng làm rõ hơn chủ thể dù rằng chủ ngữ khuyết đi, bằng những phần thơng tin mang tính “đồng nhất hóa”.
{3:4} a. Nhờ ánh đèn con để ở đầu chái, tôi nhận ra một con dao nhọn. Ø Thứ dao
chọc tiết lợn. (Nam Cao, Quái dị)
b. Nhờ ánh đèn con để ở đầu chái, tôi nhận ra một con dao nhọn. Nó (Con dao nhọn) là thứ dao chọc tiết lợn.
Ví dụ 3:4 cung cấp thơng tin về biến thể cú pháp tỉnh lƣợc chủ ngữ “Con dao nhọn”. Nội dung về sự đồng nhất “thứ dao chọc tiết lợn” chính là “con dao nhọn” đã đƣợc đề cập ở phát ngôn trƣớc, thực chất cũng khơng nằm ngồi mục đích cung cấp thêm thơng tin, xác định rõ hơn về chủ thể đã đƣợc đề cập này. Con dao nhọn ấy là con dao thế nào, đó là con dao chọc tiết lợn.
Nhìn chung, các biến thể cú pháp tỉnh lƣợc chủ ngữ kiểu này thƣờng xuất hiện trong một chuỗi những phát ngôn thống nhất ở một văn bản. Chủ ngữ bị tỉnh lƣợc ln dễ dàng đƣợc tìm thấy trong những phát ngơn trƣớc đó. Sở chỉ/ đối tƣợng đƣợc quy chiếu của chủ ngữ tỉnh lƣợc bắt buộc phải đƣợc xuất hiện trƣớc đó, dù cho ở tiền ngơn nó đảm nhiệm chức năng chủ ngữ hay bổ ngữ. Vị ngữ có thể là tất cả các loại vị từ, từ hành động cho tới trạng thái, nhƣng đều góp phần thể hiện một nội dung thơng tin mới liên quan đến nội dung của đối tƣợng đƣợc quy chiếu. Là những phát ngôn chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ những phát ngôn xung quanh, loại biến thể cú pháp tỉnh lƣợc chủ ngữ này ít độc lập và khó mang tính tự nghĩa nhƣng lại có những tác dụng nhất định phục vụ những chức năng khác nhau tƣơng ứng với mục đích giao tiếp.
3.1.1.2. Trường hợp chủ ngữ được xác định qua ngữ cảnh
Tuy chủ ngữ bị tỉnh lƣợc nhƣng các biến thể cú pháp thuộc trƣờng hợp này vẫn có thể đƣợc cảm thức của ngƣời bản ngữ chấp nhận là hồn tồn bình thƣờng. Bởi ngƣời nói và ngƣời nghe đều có thể nhận thức về chủ ngữ thơng qua việc dùng ngữ cảnh giao tiếp
khung cảnh ở bên ngồi ngơn ngữ” [dẫn theo C.X.Hạo 1991 sđd: 281]. Thực vậy, trong
những cuộc giao tiếp hội thoại, bối cảnh hiện hữu có khả năng áp đảo trong q trình quy chiếu của phát ngôn. Các nhân vật tham gia hội thoại cùng với những bối cảnh xung quanh luôn luôn “ám ảnh” một cách vô thức đối với những cuộc thoại. Một câu khơng có chủ ngữ hiển ngơn trong một lời hội thoại, tức là ngƣời nói đang lấy thực tại làm chủ đề của thông báo ấy. Chủ thể là ngƣời nói, đối thể là ngƣời nghe với khơng gian là ở đây, thời gian là bây giờ, v.v. Đây là một xu thế định vị lấy mình làm trung tâm (quan niệm “egocentric – tự ngã trung tâm”) hồn tồn bình thƣờng trong các ngơn ngữ trên thế giới. “Chỗ trống đó [chủ ngữ/ đề] hồn tồn có thể thay thế bằng một phần đề hiển ngơn có ý
nghĩa “tôi, bây giờ, ở đây”mà khơng có gì thay đổi trong nội dung nghĩa của câu”
[C.X.Hạo 1991 sđd: 281]. Dƣới đây là các loại biến thể cú pháp chủ ngữ tỉnh lƣợc:
(1) Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ chỉ người nói ngơi thứ nhất (tơi)
Loại biến thể này đƣợc Cao Xuân Hạo định danh là “những kiểu câu có phần đề bỏ trống chỉ tôi”. Chúng thƣờng xuất hiện trong những đối thoại trực tiếp. Đối thoại trực tiếp là q trình ln chuyển thơng tin bằng ngơn từ giữa các thành viên tham gia cùng một cuộc hội thoại. Và chủ thể đƣợc quy chiếu trong những phát ngơn trực tiếp ấy, ngồi những sở chỉ đƣợc nêu rõ ràng nhằm định hƣớng xác định đối tƣợng khác, thì “tơi” là phần đƣợc tiếng Việt mặc định nhƣ điểm xuất phát cho những hành động sẽ đƣợc ngƣời nói truyền đạt tiếp sau. Vì là mặc định nên việc tỉnh lƣợc trở nên hiển nhiên và không gây lẫn lộn trong cuộc giao tiếp. Tất nhiên đối thoại trực tiếp là một khái niệm chung và rộng, bao gồm cả những cuộc thoại hỏi – đáp, một loại hình mà biến thể tỉnh lƣợc chủ ngữ chiếm số lƣợng lớn và cả những cuộc thoại trao – đáp.
{3:5} Cơ Nga có cịn hay đi nhặt hồng lan rơi nữa khơng?
a. Ø Vẫn nhặt đấy. (Thạch Lam, Dưới bóng hồng lan) b. Tôi vẫn nhặt đấy.
Sau câu hỏi của ngƣời bạn “thanh mai trúc mã” về việc có cịn đi nhặt hồng lan rơi nữa hay không, cô Nga đã dùng một phát ngôn biến thể “Vẫn nhặt đấy.”. Tuy rằng phát ngôn này tỉnh lƣợc chủ ngữ nhƣng bối cảnh của cuộc hội thoại giữa hai ngƣời đã tự cho biết chủ ngữ là “Tôi”, cô Nga tự xƣng mình chứ khơng thể là chủ thể nào khác.
Ngoài những tự xƣng trong các đoạn đối thoại trực tiếp, ngƣời nói có thể tỉnh lƣợc chủ ngữ “tơi” tự xƣng trong những lời cảm thán hay phát ngôn mà chủ thể nói về cảm giác, về tâm trạng, cảm xúc, để biểu thị trạng thái hay nêu hành động của mình.
{3:6} a. Ø Xót ruột q! b. Cháu xót ruột q!
Ví dụ này là lời cảm thán của ngƣời nói về trạng thái hoặc cảm xúc “xót ruột”. Ngƣời nói hồn tồn khơng cần đại từ nhân xƣng cũng đủ để ngƣời nghe tiếp nhận rằng chính ngƣời nói chứ khơng phải ai khác đang diễn ra một trạng thái/ cảm xúc “xót ruột” nhƣ vậy. {3:7} a. Ø Bận lắm. Ø Không tiếp khách đâu!
b. Tôi bận lắm. Tơi khơng tiếp khách đâu!
Tƣơng tự, ví dụ 3:7 sẽ vẫn đƣợc chấp nhận một cách hiểu duy nhất là ngƣời nói đề cập tới tình trạng khơng rảnh rỗi của mình nên khơng tiếp khách. Nếu tình trạng ấy của một chủ thể khác thì phát ngơn sẽ phải có một chủ ngữ hồn chỉnh, kiểu nhƣ “Ông Hiệu trƣởng bận lắm. Ơng ấy khơng tiếp khách đâu!” chứ không thể tỉnh lƣợc chủ ngữ đƣợc.
Trong những ngữ cảnh giao tiếp giữa các lƣợt lời, ngƣời nói hồn tồn có thể lƣợc đi đại từ nhân xƣng “tơi” hoặc một đại từ chỉ ngôi thứ nhất nhƣ “chúng tôi, chúng ta” ở vị trí của chủ ngữ mà phát ngôn vẫn đƣợc tiếp nhận trọn vẹn, không gây nhầm lẫn.
(2) Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ chỉ người nghe trực tiếp
Bên cạnh những biến thể có khả năng lƣợc đi chủ ngữ chỉ ngƣời nói, trong những cuộc đối thoại trực tiếp, đặc biệt là ở những phát ngôn cầu khiến, những chủ ngữ chỉ ngôi thứ hai (ngƣời nghe, ngƣời bị tác động bởi phát ngơn) cũng có thể đƣợc lƣợc bỏ. Ở các phát ngôn cầu khiến, chủ ngữ thƣờng là ngơi thứ hai, đơi khi có thể là là ngơi gộp “chúng ta” kết hợp với những vị ngữ mang nội dung yêu cầu, sai khiến, mệnh lệnh, v.v. Các vị từ của vị ngữ có thể kết hợp với những vị từ kiểu nhƣ: cấm, nên, phải, v.v. hoặc các vị từ tình thái nhƣ: hãy, đừng, chớ, v.v. Tuy nhiên, vị ngữ cũng có thể là những vị từ thƣờng do ngữ cảnh đã xác định đối tƣợng tiếp nhận, chịu tác động từ lời cầu khiến ấy là ngƣời nghe vì vậy dù cho giá trị cầu khiến có đƣợc các phụ trợ bổ sung gia tăng hoặc khơng thì phát ngơn ấy vẫn có mục đích là cầu khiến ngƣời nghe và mang dạng thức của biến thể cú pháp chủ ngữ tỉnh lƣợc chỉ ngƣời nghe trực tiếp. Xem xét các ví dụ sau:
b. Cậu bỏ tay ra!
Ví dụ này ngƣời nghe chính là ngƣời đang thực hiện hành động đặt tay vào ngƣời nói. Và phát ngơn của ngƣời nói nhằm yêu cầu anh ta bỏ tay ra. Chủ ngữ của phát ngôn bị lƣợc nhƣng anh ta hiểu lời nhắc nhở dành cho mình.
{3:9} a. Ø Bỏ cái nghề đập đá đi. (Nguyên Ngọc, Đất Quảng) b. Mày bỏ cái nghề đập đá đi.
Ở ví dụ 3:9, ngƣời nghe đƣa ra một lời khuyên mang tính chất một lời yêu cầu hƣớng về ngƣời nghe. Ngƣời nghe hiểu lời khuyên ấy là thúc đẩy bản thân thực hiện hành động từ bỏ cái nghề đập đá quen thuộc của anh ta.
{3:10} a. Ø Tắt đèn đi! (Nguyễn Huy Thiệp, Chảy đi sông ơi) b. Chúng mày tắt đèn đi!
Cịn ví dụ 3:10 mới thực sự là lời cầu khiến chính danh. Ngƣời nói yêu cầu ngƣời nghe thực hiện hành động tắt đèn, vì vậy dù khơng có chủ ngữ nhƣng mệnh lệnh ấy vẫn đƣợc ngƣời nghe hiểu đối tƣợng phải thực hiện hành động là chính mình.
Ba ví dụ trên đều là những biến thể cú pháp tỉnh lƣợc chủ ngữ chỉ ngƣời nghe trực tiếp. Trong ngữ cảnh là một cuộc đối thoại giữa hai ngƣời, phát ngôn đƣợc ngƣời đƣa ra với nhiệm vụ cầu khiến ngƣời nghe thực hiện một hành động “Bỏ ra” ở 3:8, “Bỏ cái nghề đập đá” ở 3:9 và “Tắt đèn” ở 3:10. Vì ngữ cảnh trao đổi chỉ có hai vai giao tiếp “trực diện” nên hiển nhiên đối tƣợng nhận lực tác động từ các phát ngôn này là ngƣời nghe. Điều hiển nhiên ngầm ẩn đó là cơ sở cho việc tỉnh lƣợc phần chủ ngữ, mà ngƣời tham gia cuộc thoại ấy coi là dƣ thừa, là không cần thiết.
(3) Biến thể cú pháp tỉnh lược chủ ngữ chỉ khung cảnh ngầm xác định
Trƣớc tiên cần phải minh định khái niệm “khung cảnh ngầm xác định” với một cách hiểu khái quát rằng đó là ngữ cảnh về thời gian, về không gian, về cảnh vật, về những điều kiện cụ thể mà ngƣời nói và ngƣời nghe đang trực tiếp nhận thức đƣợc bằng tri giác. Trong một cuộc hội thoại bất kỳ, những ngƣời tham gia lấy mình là trung tâm và ngầm quy ƣớc những điều kiện xung quanh mình nhƣ những mốc định vị. Khơng gian là “tại đây”, thời gian là “bây giờ”, cảnh vật là những hiện thực tồn tại trƣớc mắt, v.v. Do vậy, khi đảm nhiệm vai trò là những chủ ngữ tỉnh lƣợc, chúng đƣợc ngƣời nói tự ngầm
{3:11} a. Ø Bẩn thế! Chỗ này một ít mạng nhện, chỗ kia một ít bụi phủ. Lau lại đi! b. Ở đây bẩn thế! Chỗ này một ít mạng nhện, chỗ kia một ít bụi phủ. Lau lại đi! Ở ví dụ 3:11, phát ngơn “Bẩn thế” là một biến thể tỉnh lƣợc chủ ngữ nhƣng ngƣời tiếp nhận thơng điệp ấy hồn tồn có thể hiểu rằng chủ thể của sự mất vệ sinh ấy, khiến cho ngay sau đó có một lời cầu khiến “Lau lại đi!” là không gian đang hiện hữu ngay nơi cuộc hội thoại đƣợc diễn ra – “ở đây”. Nếu không phải không gian mặc định “ở đây” là chủ thể của trạng thái bẩn mà là ở một vị trí nào khác thì phát ngơn cần đƣợc truyền đạt sẽ là một phát ngơn có đầy đủ chủ ngữ. Chẳng hạn nhƣ: “Nhà ngồi bẩn thế!” hay “Trong kho bẩn thế!”, v.v.
{3:12} a. Ø Đã đến giờ tàu chuyển bánh. Xin mời quý khách khẩn trƣơng lên tàu. b. Bây giờ đã đến giờ tàu chuyển bánh. Xin mời quý khách khẩn trƣơng lên tàu. Ví dụ 3:12 là một lời thơng báo của nhà ga về thời gian. Dù không cần thể hiện hiển ngôn chủ ngữ là “Bây giờ” nhƣng ngƣời tiếp nhận đều hiểu thông điệp đƣợc truyền đi chọn cơ sở thơng báo là thời điểm hiện tại. Cịn ví dụ 3.13 là một trƣờng hợp khá đặc biệt.
{3:13} a. Mây lại bắt đầu xàm xạm, có lẽ Ø sẽ mƣa suốt buổi chiều.
(Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của chúa) b. Mây lại bắt đầu xàm xạm, có lẽ trời sẽ mƣa suốt buổi chiều.
Phát ngôn này nhắc tới một sự kiện, hiện tƣợng trƣớc mắt mà những ngƣời tham gia giao tiếp đều tri giác đƣợc – thời tiết. Đa phần các phát ngơn có chủ ngữ là “trời” để chỉ thời