BIẾN THỂ CÚ PHÁP THÊM TÁC TỬ NHẤN MẠNH
4.1.2. Biến thể cú pháp thêm tác tử nhấn mạnh vị ngữ
Trong tiếng Việt có một số trợ từ nhấn mạnh đƣợc chêm xen vào trƣớc vị ngữ, định hƣớng chú ý của ngƣời tiếp nhận đặc biệt vào thành phần vị ngữ ấy. Nội dung sự tình của phát ngơn có thêm trợ từ là không đổi, chỉ có giá trị tác động của chúng tùy thuộc vào trợ từ mà có những đa dạng khác nhau. Sau đây sẽ là những phân tích cấu trúc các biến thể cú pháp theo từng trợ từ nhấn mạnh vị ngữ cụ thể.
4.1.2.1. Biến thể cú pháp với Chính + VN
Trợ từ chính là một trong những trợ từ nhấn mạnh thơng dụng bậc nhất trong tiếng Việt, bởi có thể dùng để nhấn mạnh cả chủ ngữ và vị ngữ. Nhƣng vị ngữ sử dụng trợ từ
chính khơng phải là những vị ngữ có từ loại vị từ mà chỉ là vị ngữ thể hiện quan hệ thông
qua hệ từ “là”. Nhƣ đã phân tích về giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng ở phần biến thể chêm xen trợ từ nhấn mạnh chủ ngữ, trợ từ chính xác định đích xác đối tƣợng, khơng phải ai khác, khơng phải điều gì khác. Bởi vậy cấu trúc “chính + là” nhằm khẳng định về giá trị đồng nhất của hai đối tƣợng (chủ ngữ và bổ ngữ).
{4:25} a. Cơ Hƣơng Sen chính là cơ Sen, cháu họ anh con rể bà.
(Bùi Ngọc Tấn, Những người đi ở) b. Cô Hƣơng Sen là cô Sen, cháu họ anh con rể bà.
{4:26} a. Kẻ lấy cắp hai đồng bạc ấy chính là tôi. (Nam Cao, Nhỏ nhen) b. Kẻ lấy cắp hai đồng bạc ấy là tôi.
niệm đƣợc nhắc tới ở chủ ngữ và bổ ngữ: “cô Hƣơng Sen” và “cô Sen, cháu họ anh con rể bà” (3:25), “kẻ lấy cắp hai đồng bạc” và “tôi” (3:26) đƣợc trợ từ chính bổ sung tính
quả quyết, tăng cƣờng giá trị ngữ nghĩa đồng nhất cho “là”.
4.1.2.2. Biến thể cú pháp với Đích thị + VN
Đích thị là trợ từ luôn đứng trƣớc danh từ để biểu thị sự xác định đối tƣợng theo
sau là điều cần nói tới, nhấn mạnh đối tƣợng đó là chính xác, khơng phải đối tƣợng nào khác. Cũng tƣơng tự nhƣ trợ từ chính, trợ từ đích thị cũng đƣợc mở rộng để đánh dấu sự xác định đối với “là”. Kết cấu “đích thị + là” cũng trở thành một trƣờng hợp nhấn mạnh quan hệ tƣơng đồng mà từ “là” đảm nhiệm. Vì vậy, đích thị cũng tham gia, dù khá hạn
chế, trong những biến thể cú pháp thêm trợ từ nhấn mạnh vị ngữ, nhƣ ví dụ sau: {4:27} a. Và cặp mắt nó thì đích thị là cặp mắt của một ngƣời Mèo thực sự.
(Nguyên Ngọc, Rẻo cao) b. Và cặp mắt nó đích thị là cặp mắt của một ngƣời Mèo thực sự.
{4:28} a. Trời nóng nhƣ thiêu mà vẫn com-lê, ca-vát đích thị là các giám đốc tƣ
nhân đi thƣơng thảo hợp đồng. (Đỗ Phấn, Hà Nội mặc) b. Trời nóng nhƣ thiêu mà vẫn com-lê, ca-vát là các giám đốc tƣ nhân đi thƣơng thảo hợp đồng.
Với trợ từ đích thị đƣợc chêm xen trƣớc “là”, phát ngơn biến thể trở nên rõ ràng và cƣơng quyết hơn về quan hệ tƣơng ứng sóng đơi “cặp mắt nó” với “cặp mắt của một ngƣời Mèo thực sự”, “những ngƣời mặc com-lê, ca-vát giữa trời nóng” và “các giám đốc tƣ nhân đi thƣơng thảo hợp đồng”. Ngƣời nói đƣa nhận định mang tính khẳng định của mình vào phát ngơn để bày tỏ sự xác tín với nội dung quan hệ đồng nhất của từ “là”.
4.1.2.3. Biến thể cú pháp với Rõ + VN
Trợ từ rõ vốn có nguồn gốc từ động từ “rõ”, với nghĩa biết tƣờng tận, cụ thể hết tất cả đƣợc hƣ hóa. Khi mang chức năng của hƣ từ, rõ biểu thị ý khẳng định về một tình
trạng hiển nhiên, đƣợc chấp nhận hồn tồn, qua đó để thể hiện nghĩa hơn hẳn mức bình thƣờng. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên 1988) và Phạm Hùng Việt (2004), trợ từ rõ thƣờng đứng trƣớc tính từ, là những vị từ thể hiện tính chất.
Biến thể 4:29a thêm trợ từ rõ để thể hiện một mức độ rất cao nhận định của ngƣời nói về tính chất của đối tƣợng chủ thể: “đáng ghét”. Trợ từ rõ tác động tới vị ngữ để ngữ nghĩa của vị từ đƣợc thụ đắc trực tiếp với hiệu lực mạnh hơn so với biến thể 4:29b.
{4:30} a. Sáng ra, trƣớc khi đi đếm chỉ có mƣời bốn. Thế là cịn thiếu một. Rõ thật buồn cƣời, nhƣng nếu cƣời, anh Khốt khơng bằng lịng.
(Tơ Hồi, Cát bụi chân ai) b. Sáng ra, trƣớc khi đi đếm chỉ có mƣời bốn. Thế là còn thiếu một. Thật buồn cƣời, nhƣng nếu cƣời, anh Khoát khơng bằng lịng.
Trợ từ rõ thƣờng xuất hiện ở những ngữ cảnh mang phong cách khẩu ngữ, bởi vậy đi
kèm với những phát ngôn thêm trợ từ là những hiện tƣợng tỉnh lƣợc. Tạm thời bỏ qua phần chủ ngữ tỉnh lƣợc ở ví dụ 4:30 mà chỉ chú ý tới phƣơng thức chêm xen trợ từ. Ở biến thể 4:30a, trợ từ rõ đƣợc đặt trƣớc vị từ “buồn cƣời” kết hợp với phó từ “thật”, để khẳng định thuộc tính rất lạ lùng, rất khó hiểu đến mức buồn cƣời của sự việc thiếu mất một ngƣời trong nhóm đƣợc nhắc tới ở các phát ngơn trƣớc. Do vậy “thật buồn cƣời” trở thành trọng tâm thông tin ngƣời nói muốn truyền đạt cho ngƣời nghe.
4.1.2.4. Biến thể cú pháp với Quả + VN
Trong tiếng Việt, trợ từ quả đƣợc đặt trƣớc vị ngữ, để biểu thị ý khẳng định dứt
khoát, cƣơng quyết về một hành động, một sự việc của chủ thể hành động. {4:31} a. Chúng tôi quả khơng bao giờ có ý ấy.
(Nguyễn Huy Tƣởng, Kể chuyện Quang Trung) b. Chúng tơi khơng bao giờ có ý ấy.
Biến thể 4:31a so với biến thể 4:31b có thêm trợ từ quả xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Ở biến thể 4:31a, trợ từ quả bổ sung ý nghĩa tăng cƣờng cho vị ngữ, khẳng định chắc
chắn hơn tính phủ định của “khơng bao giờ có”.
{4:32} a. Trê kia quả có tính gian/ Cứ trong luật lệ y đơn mà làm.
(Truyện Trê Cóc) b. Trê kia có tính gian/ Cứ trong luật lệ y đơn mà làm.
Ví dụ 4:32 đƣợc trích trong một truyện thơ cổ. Trong tiếng Việt xƣa, trợ từ quả đã đƣợc sử dụng để nhấn mạnh khẳng định về một nhận định nào đó. Phát ngơn biến thể 4:32a
4.1.2.5. Biến thể cú pháp với Đã + VN
Trợ từ đã cần phân biệt với phó từ đã – với ý nghĩa biểu thị sự việc, hiện tƣợng
xảy ra trong quá khứ. Trợ từ đã thƣờng đứng sau “chƣa chắc, chƣa hẳn” để khẳng định thêm về một hành động, một trạng thái mà ngƣời nói muốn đƣa ra nhận định về một sự tình chƣa chắc chắn.
{4:33} a. Mỗi ngƣời một tay dỡ đồ, lắp giƣờng… tƣởng hai vợ chồng xoay trần hàng tuần chƣa chắc đã xong. (Lê Lựu, Hai nhà)
b. Mỗi ngƣời một tay dỡ đồ, lắp giƣờng… tƣởng hai vợ chồng xoay trần hành tuần chƣa chắc xong.
Ở biến thể 4:33a của ví dụ, trợ từ đã đƣợc xen vào trƣớc vị từ “xong” để nhấn mạnh thêm nhận định của ngƣời nói về một sự tình khó có thể hồn thành.
{4:34} a. Không ! Cuộc đời chƣa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhƣng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. (Nam Cao, Lão Hạc) b. Không ! Cuộc đời chƣa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhƣng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
Còn trợ từ đã ở biến thể 4:34a lại đƣợc đặt trƣớc vị từ để gây chú ý về tính chất “đáng buồn” mà vị từ mang nghĩa.
4.1.2.6. Biến thể cú pháp với Mới + VN
Trợ từ mới thƣờng xuất hiện ở các câu cảm thán biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ. Bởi vậy trợ từ này thƣờng đứng trƣớc vị từ chỉ tính chất (mà ngơn ngữ học truyền thống quen gọi là tính từ) để thể hiện lƣu ý về mức độ rất cao của tính chất. Ví dụ nhƣ:
{4:35} a. Cái bảng mới xấu làm sao! Nó là một mảnh cót cũ, qt vơi nhơm nhếch nhƣ một tấm mái nhà mồ, bề ngang chừng hơn ba gang, bề dọc độ gần ba thƣớc.
(Ngô Tất Tố, Lều chõng) b. Cái bảng xấu làm sao!...
Ở ví dụ 4:35, tính chất “xấu” của chủ thể “cái bảng” trong phát ngôn biến thể 4:35a đƣợc xác định ở một mức cao đến độ ngạc nhiên, bất ngờ – rất xấu, quá xấu, xấu vơ cùng.
Ngồi ra, trợ từ mới cũng kết hợp với “thật” để đứng trƣớc vị ngữ có từ “là” trong những câu quan hệ, cũng với tác dụng tăng giá trị khẳng định nhƣ chính và đích thị.
b. Mày là bạn tốt.
4.1.2.7. Biến thể cú pháp với (Không/ Chưa/ Chẳng +) Hề + VN
Trợ từ hề thƣờng đứng xen giữa một phó từ phủ định nhƣ không, chƣa, chẳng và vị từ để khẳng định thêm ý bác bỏ, phủ nhận một sự việc, một hiện tƣợng chắc chắn không bao giờ xảy ra, không thể xảy ra, khơng có lý do tồn tại. Cấu trúc Khơng/ Chƣa/ Chẳng + Hề đang dần trở thành một cấu trúc cố định trong tiếng Việt.
{4:37} a. Ngô Văn Sở nghe tin cũng thu quân bỏ chạy cả đêm từ lâu rồi. Thế là trên đƣờng tiến qn khơng cịn ai dám ngăn trở Nghị. Do đó, Nghị khơng hề lo sợ mà lại có vẻ kiêu căng.
(Ngô gia văn phái, Hồng Lê nhất thống chí) b. Do đó, Nghị khơng lo sợ mà lại có vẻ kiêu căng.
Biến thể 4:37a với trợ từ hề giúp tăng thêm hiệu lực phủ định hành động của Tôn Sĩ Nghị “không lo sợ”. Cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trợ từ hề kết hợp với “chƣa” để nhấn mạnh “chƣa yêu ai cả” ở ví dụ 4:38 sau đây:
{4:38} a. … Vào buổi tối tân hơn, vẫn cịn đủ điều kiện để thỏ thẻ với anh chồng khù khờ: “Này mình ơi, em chƣa hề yêu ai cả!”
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố) b. … Vào buổi tối tân hơn, vẫn cịn đủ điều kiện để thỏ thẻ với anh chồng khù khờ: “Này mình ơi, em chƣa yêu ai cả!”
4.1.2.8. Biến thể cú pháp với Quyết (+ Không/ Chưa/ Chẳng) + VN
Cũng để gia tăng tính dứt khốt của nội dung phủ định nhƣ trợ từ hề nhƣng trợ từ
quyết lại đứng trƣớc phó từ phủ định: Quyết + Khơng/ Chƣa/ Chẳng. Các biến thể chêm
xen trợ từ quyết cũng để hƣớng tới xác định chắc chắn tính phủ định của hành động đƣợc diễn tả ở vị ngữ sau đó.
{4:39} a. Lƣợng trên quyết chẳng thƣơng tình. Bạc đen thơi có tiếc mình làm chi . (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Lƣợng trên chẳng thƣơng tình.
Ví dụ 4:39 cố gắng biểu thị ý nhấn mạnh phủ định về hành động “thƣơng tình” của chủ thể “lƣợng trên”. Với trợ từ quyết của biến thể 4:39a, sự tình lịng độ lƣợng của ngƣời
{4:40} a. Nhƣng ông vẫn quyết không nhân nhƣợng. Ba mƣơi, giá mềm quá,
không đƣợc! (Nguyễn Khắc Trƣờng, Mảnh đất lắm người nhiều ma) b. Nhƣng ông vẫn không nhân nhƣợng. Ba mƣơi, giá mềm quá, không đƣợc!
Tƣơng tự, tổ hợp quyết chẳng ở ví dụ 4:39, trợ từ quyết cũng tham gia nhấn mạnh tính
phủ định của hành động “không nhân nhƣợng” trong một nhận định khách quan nhƣ ở biến thể 4:40a.
4.1.2.9. Biến thể cú pháp với Tịnh (+ Không) + VN
Tƣơng tự nhƣ trợ từ quyết, nhƣng ít thơng dụng hơn, trợ từ tịnh đƣợc thêm vào
trƣớc phó từ khơng, thành tổ hợp tịnh khơng. Trợ từ này cũng nhằm xác định hồn toàn, tuyệt đối về một nội dung phủ định đƣợc nêu ra sau đó.
{4:41} a. Tơi tịnh không đƣa về nhà một đồng nào.
(Nguyễn Tuân, Chiếc lư đồng mắt cua) b. Tôi không đƣa về nhà một đồng nào.
Biến thể 4:41b là một phát ngôn phủ định về hành động không mang tiền về nhà của chủ thể Tơi. Nhƣng đây hồn tồn chỉ là một sự tình miêu tả, khơng có điểm nhấn chú ý với ngƣời tiếp nhận. Trợ từ tịnh đƣợc thêm vào biến thể 4:41a giúp cho phó từ khơng của vị ngữ biểu lộ tính phủ định rõ ràng hơn.
4.1.2.10. Biến thể cú pháp với Tổ + VN
Trong khẩu ngữ, trợ từ tổ thƣờng đƣợc dùng sau chỉ để biểu thị một nhận xét chắc chắn về một kết quả tất yếu không hay nhƣng không thể tránh đƣợc. Cấu trúc Chỉ/ Càng + Tổ nhấn mạnh vị từ theo sau chúng.
{4:42} a. Ngồi ơng, ai bàn lùi, ai phá ngang chỉ tổ mang vạ.
(Lê Lựu, Thời xa vắng) b. Ngồi ơng, ai bàn lùi, ai phá ngang chỉ mang vạ.
{4:43} a. Vợ đẹp càng tổ đau lƣng. Chè ngon tức bụng, điếu thông quyện đờm. (Ca dao) b. Vợ đẹp càng đau lƣng. Chè ngon tức bụng, điếu thông quyện đờm.
4.1.2.11. Biến thể cú pháp với Ư + VN
Trợ từ ư chỉ đƣợc dùng trong khẩu ngữ. Trợ từ thƣờng đứng sau những phó từ
mức độ nhƣ rất, quá để tạo thành kết cấu rất ư, quá ư, v.v. nhằm nhấn mạnh mức độ rất
cao, ngoài sức tƣởng tƣợng của vị từ tính chất theo sau.
{4:44} a. Nhƣ lũ thần đã xem xét, thì Chỉnh là hạng ngƣời ý nghĩ cực kỳ hiểm độc. Bụng dạ hắn quá ƣ tàn nhẫn. (Ngô gia văn phái, Hồng Lê nhất thống chí)
b. Nhƣ lũ thần đã xem xét, thì Chỉnh là hạng ngƣời ý nghĩ cực kỳ hiểm độc. Bụng dạ hắn quá tàn nhẫn.
Với trợ từ ư, tính chất “tàn nhẫn” của chủ thể “bụng dạ hắn (Nguyễn Hữu Chỉnh)” ở biến thể 4:44a đƣợc khẳng định minh xác hơn, mạnh mẽ hơn so với biến thể 4:44b.
{4:45} a. Để cho bạn mình có cơ hội đột nhập, cậu ta bắt chuyện với ông thƣờng trực. Một cuộc đối thoại rất ƣ dền dứ.
b. Để cho bạn mình có cơ hội đột nhập, cậu ta bắt chuyện với ông thƣờng trực. Một cuộc đối thoại rất dền dứ.
Còn ở 4:45a, trợ từ ư xác thực cao độ tính chất “dền dứ”, kéo dài và loanh quanh quá mức bình thƣờng của chủ thể “một cuộc đối thoại”.