Biến thể cú pháp vị trí bổ ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 69 - 78)

BIẾN THỂ CÚ PHÁP TRẬT TỰ THÀNH TỐ

2.1.2. Biến thể cú pháp vị trí bổ ngữ

Nhắc tới sự thay đổi vị trí của bổ ngữ, thông thƣờng sẽ hƣớng tới tâm điểm là sự phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ ở vị trí tiền đảo (preposing) trƣớc chủ ngữ. Một số nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Kim Thản (1964), Diệp Quang Ban (1987), Nguyễn Văn Hiệp (2009), v.v. cho rằng thành phần đứng đầu câu này đích xác là khởi ngữ với chức năng nêu lên chủ đề khởi đầu cho phát ngơn. Cịn Nguyễn Tài Cẩn (1975) và Nguyễn Minh Thuyết (1981 và 1998) chủ trƣơng nhất qn các thành phần đầu câu này hồn tồn có thể chuyển về vị trí ban đầu (sau vị ngữ), vậy nên chúng chỉ là bổ ngữ đƣợc chuyển vị trí lên đầu câu với những chức năng dụng học nhƣ làm chủ đề, để nhấn mạnh, v.v. Xuất phát từ cơ sở phân biệt khởi ngữ đƣợc coi là thành phần phụ của câu nên có thể lƣợc bỏ mà khơng ảnh hƣởng tới tính trọn vẹn của câu; cịn bổ ngữ thì khơng thể lƣợc bỏ bởi là thành phần chính tham gia vào nịng cốt câu, luận án xem xét ví dụ sau:

{2:17} Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại đem về.

(Nam Cao, Tư cách mõ) Ở ví dụ 2:17, “bao chè với cau của hắn” là một thành phần không thể lƣợc bỏ nếu không muốn nội dung sự tình bị khiếm khuyết. Nghiên cứu biến thể cú pháp với tiên đề cơ bản là phát ngơn đƣợc cụ thể hóa từ câu trừu tƣợng, kéo theo khởi ngữ nên đƣợc phân tích nhƣ một thành tố ở bậc phát ngơn. Do đó, có thể chấp nhận q trình tiền đảo của bổ ngữ là một trong những cơ sở để tạo khởi ngữ. Mặc dù xét về bản chất, chúng vẫn là những bổ ngữ đƣợc đặt trƣớc chủ ngữ nhƣng chức năng là khởi ý, tạo nền tảng chủ đề cho phát ngơn. Từ góc nhìn của biến thể, xét đặc trƣng trật tự loại hình S-V-O của tiếng Việt, hồn tồn có thể ủng hộ quan điểm bổ ngữ có hai vị trí trƣớc và sau chủ ngữ. Hai vị trí đó tạo nên hai biến thể của câu có vị từ chuyển tác (vị từ ln u cầu có bổ ngữ bổ sung ý nghĩa) mà trong đó biến thể có bổ ngữ đứng sau vị ngữ là không đánh dấu (tiêu thể) do phổ biến hơn, cịn biến thể có bổ ngữ đứng trƣớc chủ ngữ là biến thể đƣợc đánh dấu.

Tuy nhiên, biến thể cú pháp thay đổi vị trí bổ ngữ, bên cạnh sự quan tâm đến trƣờng hợp vị trí bổ ngữ ở trƣớc chủ ngữ cũng cần chú ý tới vị trí của hai bổ ngữ trong phát ngơn có vị từ thuộc nhóm trao tặng. Dƣới đây, luận án sẽ trình bày khái quát về cấu trúc của những biến thể thay đổi vị trí bổ ngữ đƣợc/bị đánh dấu.

2.1.2.1. Trường hợp câu có một bổ ngữ

Vị trí bổ ngữ ở đầu phát ngôn (bổ ngữ - chủ ngữ - vị ngữ) đã đƣợc phân tích tƣơng đối đầy đủ ở cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt của I.S. Bystrov – Nguyễn Tài Cẩn – Nonna Stankevich (1975). Ba tác giả đã chỉ ra hai điều kiện để kiểu câu có trật tự bất thƣờng danh ngữ 2 - danh ngữ 1 - vị ngữ (N2-N1-V) này tồn tại:

- Xét về mặt từ loại, vị ngữ phải là động từ

- Xét về mặt phân đoạn thực tại câu, danh ngữ 2 (N2) phải biểu thị một khái niệm đã biết. [dẫn theo Lý Toàn Thắng 2004: 112]

Tuy nhiên, có phải tất cả các động từ làm vị ngữ thì phát ngơn có thể có trật tự đánh dấu nhƣ vậy ?; và nhƣ thế nào là “biểu thị một khái niệm đã biết” ?. Lý Toàn Thắng (1982) đã bàn thêm về điều kiện “đã biết” của N2 bằng lý thuyết phân đoạn thực tại. Luận án dựa trên những thành tựu phân tích của các tác giả đi trƣớc để minh biện lại mơ hình cấu trúc của hiện tƣợng vị trí trƣớc chủ ngữ của bổ ngữ đƣợc đánh dấu nhƣ một kiểu biến thể của câu tiếng Việt bằng việc khảo sát từ cả ba thành phần câu.

(1) Hƣớng tới nhu cầu giao tiếp, bổ ngữ ln giữ vị trí khởi đầu phát ngơn. Việc

đứng ở vị trí cơ sở cho chuỗi âm thanh kế tiếp nối dài phía sau này có nhiệm vụ quan trọng nhƣ một tiền đề, một bệ đỡ với nội dung mang giá trị chủ đề cho tồn bộ trung tâm thơng báo của phát ngơn. Chính vì lý do ấy, bổ ngữ của loại biến thể này cần phải là thành phần đã biết. Nội dung đã biết đƣợc nhận diện qua ba nội dung nhƣ sau:

(i) Bổ ngữ đã biết dựa vào cấu trúc nội tại của phát ngơn

Tính đã biết của bổ ngữ ở một số phát ngôn đƣợc xác định trực tiếp dựa vào những định ngữ bổ sung ý nghĩa xác định cho chính chúng. Ở nhóm phát ngơn này bao gồm ba loại biến thể chi tiết:

- Bổ ngữ có chứa đại từ xác định nhƣ này, kia, ấy, nọ, đó v.v. Những định tố này thƣờng đứng sau danh ngữ, nhằm “chỉ trỏ sự vật, nêu rõ cho ta biết sự vật ở hướng nào

trong tầm nhìn của chúng ta, xa hay gần, trong thời gian hay trong không gian”

[N.T.Cẩn 1975; 241]. Với ý nghĩa nhấn mạnh tính cụ thể, những định tố này xác định những sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc nhắc tới, biết tới đảm nhiệm vai trò chủ đề trong câu. {2:18} a. Việc này thằng chánh tổng Chu Rú làm đấy.

b. Thằng chánh tổng Chu Rú làm việc này đấy. c. * Việc thằng chánh tổng Chu Rú làm đấy.

{2:19} a. Ơn ấy, dù cho óc gan lầy đất, Hồi Văn phải nghĩ mà báo đáp.

(Nguyễn Huy Tƣởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng) b. Dù cho óc gan lầy đất, Hoài Văn phải nghĩ mà báo đáp ơn ấy.

c. * Ơn, dù cho óc gan lầy đất, Hồi Văn phải nghĩ mà báo đáp.

- Bổ ngữ có những định ngữ đi kèm biểu thị đặc trƣng sự vật, hiện tƣợng. Thông thƣờng, cả một đoản ngữ danh từ làm bổ ngữ trong câu sẽ đƣợc cấu tạo bằng một danh từ nối cùng định ngữ thông qua những từ phụ để diễn đạt mở rộng những nội dung cụ thể nào đó nhằm biểu hiện tính đã biết. Ví dụ, chỉ quan hệ sở hữu: sinh viên của trƣờng đại học, nhà của tôi; chỉ chất liệu: sân bằng gạch Bát Tràng nung kĩ, bánh từ hạt ngô xay nhuyễn; chỉ địa điểm, vị trí: đồng bào ở nơng thơn, tình hình ở miền xi; chỉ hƣớng nội dung: quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chiến lƣợc về định hƣớng phát triển, v.v.

{2:20} a. Cái mạng của thằng chồng mày, ơng coi nhƣ mạng chó vậy.

(Ngơ Tất Tố, Việc làng) b. Ơng coi cái mạng của thằng chồng mày nhƣ mạng chó vậy.

{2:21} a. Một loạt truyện ngắn của ông viết vừa rồi về quan trƣờng, tơi có đọc hết. (Nguyễn Cơng Hoan, Tơi tự tử) b. Tơi có đọc hết một loạt truyện ngắn của ơng viết vừa rồi về quan trƣờng. - Bổ ngữ có định ngữ đi kèm là một động ngữ hay một mệnh đề với mục đích gia tăng thêm sự xác định. Nguyên do bởi việc bổ sung này tiền giả định rằng nếu khơng có phần định ngữ này, bổ ngữ sẽ mơ hồ, không rõ sở chỉ.

{2:22} a. Cái việc thằng em vào đây, rú lên rồi ơm đầu bỏ chạy, nó hiểu rõ ra ngay. (Vũ Trọng Phụng, Bộ răng vàng) b. Nó hiểu rõ ra ngay cái việc thằng em vào đây, rú lên rồi ôm đầu bỏ chạy. {2:23} a. Mà tiền góp tổ tơm cho tơi hơm qua, thầy cũng nên bảo họ biết.

(Nguyễn Cơng Hoan, Chính sách thân dân) b. Mà thầy cũng nên bảo họ biết tiền góp tổ tơm cho tơi hơm qua.

(ii) Bổ ngữ đã biết thông qua ngữ cảnh sử dụng

Ở một số trƣờng hợp, vẫn tồn tại những biến thể mà bổ ngữ vẫn đứng trƣớc chủ ngữ dù cho chúng hồn tồn khơng có những yếu tố xác định nhƣ định tố xác định hay các định ngữ bổ sung nội dung ý nghĩa. Trong ngữ cảnh nhất định, những bổ ngữ đặt trƣớc chủ ngữ đƣợc lặp lại, có thể hồn tồn hoặc đƣợc nhắc lại bằng một đồng sở chỉ, những sự kiện, hiện tƣợng ở phát ngơn đi trƣớc. Do đó, bổ ngữ này vẫn đƣợc xác định và đƣợc chấp nhận là đã biết.

- Bổ ngữ lặp lại hoàn toàn một sự kiện, một hiện tƣợng hay một sự vật đã đƣợc nói tới ở phát ngơn trƣớc đó.

{2:24} - Cô rửa lá chƣa? Đậu xanh thế nào rồi?

- Lá em rửa rồi. Còn đậu xanh, anh Luận bảo chờ anh ấy đi công tác ở Hải Hƣng mua về. (Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)

- Bổ ngữ là một đồng sở chỉ/ đồng quy chiếu với một sự vật, hiện tƣợng đã đƣợc nhắc tới ở những phát ngơn trƣớc đó. Đồng sở chỉ có thể hiểu theo nghĩa rộng là những sự vật, hiện tƣợng nhằm trỏ cùng một đối tƣợng, dù có thể hai danh từ ấy mang tính chất thƣợng danh – hạ danh của nhau.

{2:25} Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì q. Gói kẹo bỏng cơ đã gói cẩn thận để ở dƣới thúng. (Thạch Lam, Cơ hàng xén)

Ở ví dụ 2:25, “Q” ở phát ngơn trƣớc và “Gói kẹo bỏng” ở phát ngơn sau là một đồng sở chỉ.

- Bổ ngữ đƣợc liên tƣởng từ những sự kiện ở ngữ cảnh. Đôi khi sự khác biệt giữa bổ ngữ xác định do liên tƣởng từ ngữ cảnh và bổ ngữ xác định do lặp lại một đồng sở chỉ ở phát ngôn trƣớc chỉ là một làn ranh khá mỏng. Cơ sở của sự khác biệt này ở chỗ ngữ cảnh để bổ ngữ có thể liên tƣởng là một bối cảnh rộng và ngƣời tiếp nhận cần có thơng tin đầy đủ của cả ngữ cảnh chứ không phải chỉ cần biết một quy chiếu cụ thể nào đó nhƣ việc lặp lại đồng sở chỉ ở phát ngôn trƣớc.

{2:26} Năm biết vợ thế nên không để vợ mó tay vào việc gì. Hai bữa cơm, Năm trơng nom rất tƣơm tất. (Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

chút đƣợc liên tƣởng để xác định làm chủ đề cho phát ngôn nhấn mạnh việc Năm lo toan hết tất cả mọi phần việc của Tám.

(iii) Bổ ngữ đã biết bằng tri thức nền của người tham gia giao tiếp

Trong hoạt động giao tiếp, tri thức nền của ngƣời tham gia giao tiếp cũng đƣợc họ chia sẻ với nhau trong những ngầm định của cuộc trao đổi. Nội dung tri thức nền nên đƣợc hiểu khái quát là những hiểu biết cơ sở của những ngƣời tham gia để cuộc hội thoại diễn ra sn sẻ, đạt đƣợc mục đích giao tiếp. Nếu hai ngƣời khơng có chung tri thức nền về một chủ đề thì tức khắc cuộc hội thoại sẽ bị phá vỡ, do “ơng nói gà, bà nói vịt”. Tri thức nền của ngƣời tham gia giao tiếp cũng có đóng góp quan trọng trong việc xác định tính đã biết của bổ ngữ ở trƣờng hợp vị trí bổ ngữ đứng trƣớc chủ ngữ. Danh từ riêng và đại từ nhân xƣng là hai nội dung tự thân ln xác định, vì vậy khi chúng giữ vai trị làm bổ ngữ trong cấu trúc cú pháp thì dễ dàng thực hiện đƣợc thao tác thay đổi vị trí.

- Trƣờng hợp bổ ngữ là những danh từ riêng:

{2:27} a. Mỹ, bà chấp. (Nguyên Ngọc, Đất Quảng)

b. Bà chấp Mỹ.

- Trƣờng hợp bổ ngữ là đại từ nhân xƣng (chủ yếu là ngôi thứ hai hoặc kết hợp ngôi thứ hai và ngôi thứ nhất)

{2:28} a. Mày, tao phải đánh chết! b. Tao phải đánh chết mày!

(2) Tiếp đến, thành phần chủ ngữ đƣợc xem xét. Thơng thƣờng, chủ ngữ có vị trí

đầu câu với chức năng là đối tƣợng làm cơ sở cho tồn bộ nội dung thơng báo đƣợc diễn trình phía sau. Ở trƣờng hợp những biến thể có bổ ngữ đƣợc đánh dấu (BN-CN-VN), chủ ngữ nhƣờng cho bổ ngữ gánh trách nhiệm mang thơng tin cơ sở, có thể tồn bộ hoặc một phần. Những trƣờng hợp chủ ngữ cùng mang thông tin đã biết với bổ ngữ (chủ ngữ mang một phần thông tin cơ sở) là những trƣờng hợp yêu cầu vị ngữ đảm nhiệm chức năng mang trọng tâm thông tin (sẽ đƣợc phân tích ở tiểu mục tiếp theo bàn về vị ngữ). Còn trƣờng hợp chủ ngữ không chứa thông tin đã biết mà mang thông tin tiêu điểm chính là nội dung cần làm rõ thêm ở đây. Xem xét một ví dụ:

Ở ví dụ này, phát ngơn sẽ đƣợc phân tích theo phân đoạn thực tại nhƣ sau: Thảo / thì tao / tin. - Thảo thì ai mà tin?

CS TĐ CS (TĐ: Thông tin tiêu điểm; CS: Thông tin cơ sở) Chủ ngữ “tao” đƣợc xác định là thông tin tiêu điểm của phát ngơn ở ví dụ 2:29, vì lý do ấy mà việc thay đổi vị trí của bổ ngữ hồn tồn bình thƣờng. Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp: “Cơm, tôi ăn” hồi đáp lại câu hỏi “Cơm ai ăn?” có thể chấp nhận vì xét về nội dung thơng tin “Cơm, tơi ăn” không đồng nhất với “Cơm, tôi ăn rồi”. Yếu tố “Rồi” trong phát ngôn này là nội dung sẽ đƣợc làm rõ thêm ở nội dung bàn về vị ngữ.

(3) Ba tác giả cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1975) nhắc tới điều kiện của vị ngữ: vị

ngữ trong kiểu câu có bổ ngữ trƣớc chủ ngữ phải là động từ. Cụ thể hơn, cần xác định đó là những vị từ hành động. Vị từ hành động ln u cầu có hai đến ba diễn tố ở xung quanh. Đây là điều kiện cần yếu để một câu có bổ ngữ tồn tại, trƣớc khi bổ ngữ ấy thay đổi vị trí. Nếu vị ngữ là vị từ quá trình (ngã, sơi, rơi, v.v.) hay vị từ tƣ thế (đứng, ngồi, nằm, v.v.) thì cấu trúc vị từ - tham tố ở tầng nghĩa sâu chỉ cần có chủ thể thực hiện hành động, tƣơng ứng với chức năng chủ ngữ trong câu, chứ không thể tồn tại tiếp thể, đối thể để đảm nhiệm vai trị bổ ngữ. Cùng với vậy, vị từ cần có những trạng tố bổ sung thêm ý nghĩa thƣờng là hoàn thành, nhấn mạnh đi kèm. Nguyên do bởi trong một số tình huống giao tiếp, chính những trạng tố có vai trị phụ, bổ sung thêm một vài nét nghĩa ấy cho vị từ lại chính là nội dung mang giá trị tiêu điểm, là trung tâm thông báo của phát ngơn. {2:30} a. Hình của nó ngƣời ta chụp rồi. (Nam Cao, Lão Hạc)

b. Ngƣời ta chụp hình của nó rồi. Phát ngơn 30b sẽ có cấu trúc phân đoạn thực tại là:

Ngƣời ta chụp hình của nó / rồi. - Ngƣời ta chụp hình của nó chƣa? - Ngƣời ta chụp gì đấy? - X

- Ngƣời ta làm gì đấy? - X

Theo phân tích phân đoạn thực tại, “rồi” mới là phần thông tin trọng tâm của phát ngôn. Tất cả các thành phần khác trong trƣờng hợp này đều có thể tỉnh lƣợc (vì là cái đã biết, là nội dung cơ sở) riêng “rồi” thì khơng thể lƣợc bỏ.

Phát ngôn 30b’ sẽ đƣợc phân đoạn thực tại theo hai phƣơng án khả dĩ: Ngƣời ta chụp / hình của nó. - Ngƣời ta chụp gì đấy? Ngƣời ta / chụp hình của nó. - Ngƣời ta làm gì đấy?

Ở cả hai phƣơng án này, bổ ngữ “hình của nó” đều mang trọng tâm thông báo của phát ngôn. Do vậy, tƣơng hợp với nội dung phía trên đã lập luận: bổ ngữ ln là thành phần đã biết thì mới có thể đảm nhiệm vị trí trƣớc chủ ngữ, phát ngơn 30b’ khá khiên cƣỡng để thay đổi vị trí bổ ngữ, tạo biến thể là phát ngơn 30a’.

Ví dụ 30 đƣợc phân tích nhằm đi đến một khẳng định rằng bên cạnh điều kiện bổ ngữ ở vị trí đầu phát ngơn phải là thơng tin đã biết, vị ngữ cũng cần tƣơng hợp với hai điều kiện: (1) Vị ngữ là vị từ hành động và (2) Vị ngữ có những trạng tố bổ sung, và chính những thành phần phụ ấy giữ vai trị thơng tin tiêu điểm của phát ngơn.

Tóm lại, biến thể có bổ ngữ đƣợc đánh dấu của câu tiếng Việt là một hiện tƣợng phổ biến. Chúng đƣợc đảm bảo tồn tại với yêu cầu tiên quyết là bổ ngữ phải mang phần thông tin đã biết, làm cơ sở cho tồn bộ phát ngơn. Tƣơng hợp cùng nội dung đã biết của bổ ngữ, tùy từng ngữ cảnh cụ thể sẽ có hai khả năng nảy sinh điều kiện về chủ ngữ và vị ngữ: Hoặc chủ ngữ mang thông tin tiêu điểm, hoặc chủ ngữ mang thơng tin cơ sở thì vị ngữ phải cần có bộ phận bổ sung ý nghĩa mang giá trị trọng tâm thông báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến thể cú pháp của câu đơn tiếng việt từ bình diện cấu trúc chức năng (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)