Trong những luận giải về ngôn ngữ, L. Wittgenstein đã nhận định: “Mỗi lần
hiện hữu, chúng ta chỉ có những biến thể, một hiện thực được tạo bởi các cá nhân với bối cảnh cụ thể. Chúng ta không bao giờ gặp được những hằng thể bất biến.” [dẫn
theo A. Utaker 1992]. Ý kiến của triết gia quan tâm sâu sắc tới mối quan hệ khăng khít giữa ngơn ngữ học và triết học này đã khẳng định vị trí tất yếu của biến thể trong ngôn ngữ. Ở những nghiên cứu ngôn ngữ học lý thuyết, mối quan hệ giữa biến thể và
hằng thể (hay còn đƣợc biết tới với thuật ngữ bất biến thể) là mối quan hệ đã đƣợc
chú ý bàn luận.
Thực tại khơng có gì là hồn tồn giống nhau theo nghĩa tuyệt đối nhƣ dấu bằng quy ƣớc của toán học (=). Những đối tƣợng quy ƣớc ấy đƣợc hợp thành từ những dạng tồn tại cụ thể khác nhau trong ngƣỡng dao động cho phép. Nói một cách tƣờng minh hơn là những biểu hiện cụ thể đa dạng khơng giống nhau kia sẽ đƣợc khái qt hóa thành một hiện tƣợng trừu tƣợng đại diện mang đầy đủ những đặc trƣng cơ bản nhất của những biểu hiện cụ thể, khác biệt về bản chất với những hiện tƣợng trừu tƣợng khác. Tiên đề triết học này, dƣờng nhƣ trở thành cơ sở lý luận quan trọng của hai khái niệm quen thuộc hằng thể và biến thể trong ngôn ngữ học. V.N. Voloshinov so sánh mối quan hệ giữa biến thể và hằng thể (ông dùng thuật ngữ “hình mẫu”) “tương tự như mối quan hệ giữa tính thực tiễn sống động của tiết tấu và tính trừu
tượng của nhịp” [Voloshinov – N.T.Lập dịch 2015; 186], trong đó có thể hiểu nhịp là
những khn thức chuẩn mực và cố định của nhạc lý còn tiết tấu thuộc về sự sáng tạo của ngƣời soạn nhạc cũng nhƣ sự ngẫu hứng trong biểu diễn của ngƣời nghệ sĩ. Còn Cao Xuân Hạo, ở một bài viết bàn về hai khái niệm này, đã có một nhận định hình ảnh: “…trong một biến thể bao giờ cũng có đủ những thuộc tính quan yếu của một
hằng thể, vì hằng thể chính là cái tập hợp gồm có những nét quan yếu ấy. Biến thể chẳng qua là một dạng của hằng thể. Sự khác nhau giữa các biến thể cũng có thể ví như những sự thay đổi diện mạo của một con người tùy theo tâm trạng: khi vui khi buồn, khi mừng khi sợ, tùy theo góc độ nhìn thẳng, nhìn nghiêng, hay tùy theo tư thế đứng, ngồi, bơi, chạy” [C.X.Hạo 2003; 449]. Mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể
khơng nằm ngồi nội dung mang tính quan yếu (relevance) hay khơng quan yếu của các thuộc tính, các nhân tố cấu thành nên đối tƣợng. Một thực thể đƣợc coi là biến thể của một hằng thể nếu sự khác nhau giữa chúng là “những sự khác nhau không quan
yếu (khơng có chức năng khu biệt)” [C.X.Hạo 2003; 445]; trái lại nếu là hai hằng thể
thì trong chúng tồn tại “những sự khác nhau quan yếu” [C.X.Hạo 2003; 445].
Xem xét một cách kỹ lƣỡng hơn, thao tác luận cần xác định “đặc trƣng quan yếu” ấy là gì? Từ nhận thức về biến thể ngơn ngữ là “sự thể hiện cụ thể ở các vị trí
khác nhau trong chuỗi lời nói nhưng về bản chất cùng thuộc về một đơn vị ngôn ngữ”
[T.Đ.San 1976], Trƣơng Đơng San đã có những nhận định về “đặc trƣng quan yếu” của biến thể ngôn ngữ. “Khái niệm “biến thể” của một đơn vị ngôn ngữ, chỉ áp dụng
cho mặt hình thức của đơn vị đó (…). Theo chúng tơi nghĩ, thì các nghĩa của một đơn vị loại trừ nhau trong một chu cảnh ngữ nghĩa, trong lúc đó các biến thể có khả năng thay thế nhau ở cùng một vị trí cú pháp.” [T.Đ.San 1976; 11]. Theo ông, sự khác biệt
giữa các hằng thể ngôn ngữ đƣợc nảy sinh từ nghĩa. Nghĩa khác nhau thì tất yếu đó là hai hằng thể khác nhau, vì vậy có thể hiểu biến thể ngơn ngữ là những thực thể đồng nghĩa, chỉ khác nhau về mặt hình thức biểu hiện. Khái niệm đồng nghĩa, dĩ nhiên nên hiểu bao quát tất cả giá trị chức năng nhƣ L. Wittgenstein đã từng khẳng định: “Đừng
tìm nghĩa, hãy tìm hiểu cách dùng” [dẫn theo J. Lyons 1995 – N.V.Hiệp dịch; 59]
nhằm nhấn mạnh vào sự đa dạng của những chức năng mà ngơn ngữ đảm nhiệm. Mặc dù vậy vẫn có thể khẳng định rằng đặc trƣng quan yếu tạo nên nét khu biệt của hai hằng thể ngôn ngữ là ý nghĩa. Do đó, quan điểm của luận án đồng tình cho rằng, nội dung ngữ nghĩa là phần tinh hoa đƣợc bảo lƣu tồn vẹn trong các biến thể ngơn ngữ, dù cho sự biểu hiện đặc trƣng quan yếu này ở từng đơn vị ngôn ngữ là khác nhau.
Trong ngôn ngữ học, xuất phát từ quan hệ tƣơng liên giữa cấu trúc và chức năng, biến thể đƣợc chú ý đầu tiên ở cấp độ âm vị. Trên cơ sở nghiên cứu âm vị học trong sự phân biệt với ngữ âm học, N. Trubetzkoy và tiếp theo đó là ngƣời cộng sự R.
Jakobson đã giải quyết mối quan hệ giữa âm vị và các dạng thức tồn tại của nó bằng việc mơ tả một khái niệm mới – biến thể âm vị (allophone). Ông cho rằng: “Một biến
thể âm vị là một tập hợp những âm tố vừa tương đồng về đặc trưng ngữ âm lại vừa có quan hệ nguồn gốc” [R. Jakobson 1960]. Hay theo cách diễn đạt của các bách khoa
thƣ, các từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học hiện đại, cách hiểu phổ biến về khái niệm biến thể âm vị là: tập hợp những âm tố đƣợc sử dụng để phát một âm vị trừu tƣợng duy nhất trong một ngơn ngữ cụ thể. Cơng trình quan trọng nhất của N.Trubetzkoy –
Grundzüge der Phonologie (Những nguyên tắc cơ sở của Âm vị học) đã chứng minh
đặc trƣng quan yếu của âm vị là đơn vị để khu biệt. Hai âm tố thuộc về hai âm vị khác nhau nếu chúng mang giá trị khu biệt khác nhau. Còn hai âm tố đƣợc coi là biến thể của cùng một âm vị khi và chỉ khi giá trị khu biệt của chúng tƣơng đồng, nói cách khác là chúng khơng khu biệt lẫn nhau. Cụ thể trong thực tiễn, cùng một âm vị song mỗi cá nhân với đặc điểm của bộ máy cấu âm khác nhau nên phát âm với trƣờng độ, cao độ khác nhau để tạo ra những âm tố đa dạng và cũng chính những khác biệt ấy là hình thức nhận diện biến thể của cùng một âm vị.
Ở cấp độ tiếp theo, quan niệm phổ biến nhất, bao trùm trong giới ngôn ngữ học cho rằng biến thể hình vị (allomorph) là hiện tƣợng mà một hình vị trừu tƣợng có một vài hình thức biểu đạt của âm thanh khác nhau đƣợc đánh dấu song nội dung ý nghĩa hồn tồn khơng thay đổi. Tác giả cuốn Handbook of Morphology (Sách chỉ dẫn về Hình thái học) đã có ví dụ rất rõ ràng về biến thể hình vị mà cụ thể là hậu tố “-ed” trong những động từ quá khứ có quy tắc của tiếng Anh. Cùng đƣợc biểu hiện ở mặt chữ viết là “-ed” nhƣng có tới ba cách phát âm khác nhau: (1) /əd/ nếu động từ kết thúc bằng t và d; (2) /t/ nếu động từ kết thúc bằng những âm vô thanh; và (3) /d/ với những động từ có cịn lại [A. Spencer, A.M. Zwicky 2001; 318]. Song cũng có một số tác giả khơng đồng tình với quan niệm biến thể hình vị chịu ảnh hƣởng của phân mơn Hình - Âm vị học (Morphophonology) này. Họ cho rằng với cấp độ hình thái, biến thể đƣợc thể hiện rõ nhất ở quá trình thay đổi hình thái từ (inflexion). Một từ vị trừu tƣợng (lexeme) đƣợc hiện thực bằng những biến thể, nhƣ “go” (khơng đánh dấu) và “goes”, “gone”, “going”, v.v. (có đánh dấu) của tiếng Anh. Quan niệm này chấp nhận từ hình/ dạng thức từ (word form) nhƣ là biến thể từ vị với những dạng tồn tại thực tế của một từ vị trừu tƣợng gốc. Bản chất nghĩa từ vựng của các biến thể này không thay
đổi, sự khác biệt nằm ở nghĩa ngữ pháp trong từng ngữ cảnh cụ thể kéo theo những hình thức thể hiện “có đánh dấu” (tức có thêm những phụ tố) và từ đó nảy sinh những biến đổi trong ngữ âm [D. Crystal 1995; 118]. Bao quát hơn, một số tác giả khác lại cho rằng ở cấp độ hình thái cần bao gộp cả biến thể hình vị và biến thể từ vị.
Còn ở cấp độ cú pháp học, biến thể của câu (allosentence) mới chỉ đƣợc biết đến qua quan niệm của Daneš (1964) và định nghĩa của Lambrecht (1994) – “(biến thể của câu) là các biểu hiện bề mặt của một mệnh đề tương đương nhau về ngữ nghĩa nhưng khác nhau về mặt hình thức và dụng học” [K. Lambrecht 1994; 54]. Các nhà
ngôn ngữ học chức năng tập trung chú ý tới hiện tƣợng nhiều hình thức phát ngơn biểu đạt một nội dung sự tình. Hƣớng quan tâm này có nguồn gốc từ quan niệm của chức năng luận – coi ngữ pháp không phải là một tập hợp các quy tắc mà là những lựa chọn của ngƣời bản ngữ và phụ thuộc từng ngữ cảnh khác nhau để xuất hiện.
Tóm lại, trên nền mối quan hệ ngơn ngữ và lời nói, mỗi đơn vị ngôn ngữ trừu tƣợng đều đƣợc thể hiện bằng những dạng thức tồn tại cụ thể trong từng ngữ cảnh xác định. Từ những âm tố rời rạc với những đặc trƣng khu biệt không quan yếu mang tƣ cách biến thể âm vị, cho tới những phát ngơn cùng truyền đạt một nội dung sự tình đảm nhiệm vai trò là biến thể của một câu trừu tƣợng tùy từng bối cảnh giao tiếp cụ thể, đều nên hiểu là những biến thể của các đơn vị ngôn ngữ.