Trên nền mối quan hệ tƣơng ứng mà đối lập giữa ngơn ngữ và lời nói, hai khái niệm hằng thể và biến thể tồn tại trong tất cả các cấp độ của đơn vị hệ thống ngôn ngữ. Cùng với những biến thể âm vị và biến thể hình vị, ở cấp độ cú pháp, biến thể của câu cũng là một khái niệm của khoa học ngôn ngữ với những nội hàm xác định.
1.3.2.1. Khái niệm biến thể cú pháp của câu
Những ý niệm đầu tiên về biến thể ở cấp độ câu đƣợc khởi đầu từ Lý thuyết phân đoạn thực tại. Kế thừa những đề xuất của H. Weil từ thế kỷ XIX, phân đoạn thực tại (aktuální členění větné) đƣợc V. Mathesius (1939) phát triển thành một trong những hệ thống lý thuyết quan trọng của trƣờng phái Praha nhằm để nghiên cứu câu. Xuất phát từ tinh thần phê phán những nghiên cứu cô lập câu với ngữ cảnh giao tiếp cụ thể của ngữ pháp truyền thống, các học giả thuộc trƣờng phái cấu trúc - chức năng này đã tập trung quan tâm tới một hiện tƣợng ngôn ngữ cùng một câu (vốn cùng cấu trúc ngữ pháp và các nhân tố từ vựng hiện diện) nhƣng trong từng tình huống giao tiếp cụ thể, từng cá nhân ngƣời nói lại thể hiện những chức năng thơng báo khác nhau. Họ phân biệt cấu trúc cú pháp của câu (với những phân đoạn cú pháp thành những thành phần câu) với cấu trúc thông tin. Cấu trúc thông tin là sự phân đoạn thực tại từng phát
ngôn cụ thể thành hai phần: chủ đề (theme) – cái đƣợc nói đến, phần cơ sở của thơng báo (thời kỳ đầu đƣợc hiểu đơn giản là thông tin cũ) và thuật đề (rheme) – điều nói đến chủ đề, phần trọng tâm của thông báo (vốn bị hiểu khái quát là thông tin mới), nhằm xác định một thông tin sự kiện đƣợc ngƣời nói cho rằng cần nhấn mạnh và ngƣời nghe cần chú ý. Từ nền tảng lý thuyết ấy, F. Daneš định hình khái niệm biến thể cú pháp năm 1964 trong bài viết tổng kết về ba bình diện nghiên cứu cú pháp của trƣờng phái Praha “A three-level approach to syntax” (sau đó đƣợc tập hợp trong vựng tập Travaux Linguistique de Prague 1966). Theo ông, khái niệm này nhằm xác định những biến đổi của một mẫu câu chuẩn để tạo nên những biến thể của chúng trên cơ sở phân tích bình diện tổ chức phát ngơn. Với những phân tích về cấu trúc thơng tin, K. Lambrecht đã có những kiến giải sâu sắc về biến thể ở cấp độ câu, mở rộng những ý tƣởng ban đầu của Daneš. Ông dùng thuật ngữ “allosentence” với nội dung cụ thể “là các biểu hiện bề mặt của một mệnh đề tương đương nhau về ngữ nghĩa nhưng
khác nhau về mặt hình thức và dụng học” [K. Lambrecht 1994; 54]. Nhiều nhà ngữ
học đánh giá Lambrecht là ngƣời kế tục công việc bị bỏ dở của Daneš nhƣ Joybrato Mukherjee (2001), Thomas Hoffmann & Graeme Trousdale (2013), nhƣng Lambrecht thực sự có vai trị quan trọng trong việc định hình cũng nhƣ phát triển khái niệm biến thể ở cấp độ câu. Lambrecht nhấn mạnh những tác động trực tiếp của cấu trúc thông tin đối với biến thể ở cấp độ câu: “Sự khác nhau trong cấu trúc thông tin của câu luôn
được hiểu như là sự tương phản giữa các câu giả [biến thể câu1]…” [K. Lambrecht 1994; 19] hay “Trong khi cấu trúc hình thái cú pháp và ngơn điệu của các câu riêng
rẽ có thể được phân tích mà khơng cần viện đến các phạm trù cấu trúc thơng tin, thì chỉ có cấu trúc thơng tin mới có thể giải thích được sự khác nhau giữa các biến thể của câu.” [K. Lambrecht 1994; 161] . Xuất phát từ những nghiên cứu về cấu trúc
thơng tin, ơng định hình cơ chế tạo lập biến thể nhƣ là sự hiện thực hóa một mệnh đề trừu tƣợng tiềm ẩn trong tâm trí của con ngƣời. Ơng quan niệm: “…các câu giả [biến thể câu] thay thế diễn đạt một mệnh đề nhất định tồn tại tiềm tàng…” [K. Lambrecht 1994; 19]. Đây là sự nối dài rất hệ thống ở cấp độ cú pháp học mà Lambrecht đã kế