BIẾN THỂ CÚ PHÁP TRẬT TỰ THÀNH TỐ
2.1.1. Biến thể cú pháp vị trí chủ ngữ
Chủ ngữ, đƣợc các nhà nghiên cứu Việt ngữ nhƣ Trà Ngân (1943), Phạm Tất Đắc (1953), Nguyễn Kim Thản (1964), Diệp Quang Ban (1987), Đỗ Hồng Dƣơng (2011) v.v. cố định vị trí ln đứng trƣớc vị ngữ. Dấu hiệu nhận diện này đã không đƣợc Nguyễn Minh Thuyết & Nguyễn Văn Hiệp (1998) chấp nhận nhƣ một tiêu chí xác định chủ ngữ bởi chính những phản ví dụ chuyển dịch vị trí chủ ngữ xuống sau vị ngữ [N.M.Thuyết & N.V.Hiệp 2004: 151]. Tiếng Việt là một ngơn ngữ có trật tự S-V-O điển hình và vị trí cơ bản nhất của chủ ngữ là đứng trƣớc vị ngữ nhƣng bên cạnh biến thể không đánh dấu S-V, tiếng Việt cịn có biến thể đánh dấu V-S. Trong giao tiếp, do nhu cầu chủ quan, có thể chủ ngữ và vị ngữ khơng ở vị trí của tiêu thể cơ bản mà tạo thành biến thể mang cấu trúc vị ngữ (- bổ ngữ) - chủ ngữ. Căn cứ theo nghĩa biểu hiện của vị ngữ với đặc trƣng của vị từ ngữ nghĩa trung tâm, khả năng thay đổi trật tự của chủ ngữ có thể xảy ra nhƣ sau:
2.1.1.1. Trường hợp vị ngữ là vị từ quá trình
Vị từ quá trình, theo cách phân loại của Dik (1981) cũng nhƣ của Cao Xuân Hạo (1991) là những vị từ [+ Động][- Chủ ý], nhƣ: ngã, rơi, vỡ, đổ, cháy, sôi, hết, gãy, nổ,
thủng, v.v. Đây là nhóm vị từ thƣờng dễ gặp nhất trong các trƣờng hợp biến thể thay đổi
vị trí chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
{2:1} a. Hết dầu lạc rồi. (Khái Hƣng, Hồn bướm mơ tiên) b. Dầu lạc hết rồi.
{2:2} a. Ngã em bây giờ. b. Em ngã bây giờ.
{2:3} a. Gãy tay tôi rồi. (Võ Quảng, Quê nội)
b. Tay tôi gãy rồi. (Võ Quảng – Q nội)
Nhóm vị từ này có tính [- Chủ ý] phù hợp với chủ thể đi sau đang mất đi trạng thái tồn tại vốn có để chuyển sang một trạng thái mới. Quá trình chuyển động này đƣợc tri nhận trong một khoảnh khắc bất ngờ. Chính sự bất ngờ, đột biến này là cơ sở để vị từ đƣợc đề bạt lên vị trí đầu câu, một vị trí đƣợc quan tâm chú ý khi tiếp nhận thông tin. Trong khi ấy, chủ ngữ đƣợc chuyển dịch xuống phía sau, gắn kết chặt chẽ với nội dung thông báo của tồn sự kiện, chứ khơng cịn là tiền đề nhƣ vai trị thơng tin cơ sở vốn đƣợc
2.1.1.2. Trường hợp vị ngữ là vị từ hành động
Không phải tất cả nhƣng một số vị từ hành động [+ Động][+ Chủ ý] nhƣ: bay, nhảy, chạy, về, vào, v.v. trong những điều kiện cụ thể của ngữ cảnh cũng lâm thời chuyển
sang ý nghĩa không chủ ý [- Chủ ý]. Và chúng cũng hình thành những biến thể thay đổi vị trí chủ ngữ nhƣ những vị từ q trình.
{2:4} Tơi chờ từ sáng mà nƣớc ở vịi vẫn khơng chảy. Cái máy bơm hỏng rồi! a. A! Chảy nƣớc rồi.
b. A! Nƣớc chảy rồi.
{2:5} a. Bay áo kìa!
b. Áo bay kìa!
{2:6} a. Chạy sổng gà của ông bây giờ. b. Gà của ông chạy sổng bây giờ.
Vị từ của ba ví dụ trên nếu đƣợc phân loại trong từ điển: chảy (Nƣớc suối chảy róc rách); bay (Con chim bay ngồi trời); chạy sổng (Con chó chạy sổng ngồi sân) đều là những hành động chủ ý. Nhƣng ở những điều kiện lâm thời, những hành động này không phải hành động tự thân của chủ thể mà là hệ quả của một tác động ngoại lực. Hay cụ thể hơn, hành động ấy đƣợc cá nhân ngƣời nói nhận thức nhƣ một q trình bằng những nhận định về một chủ thể khác ngoài bản thân đang vận động, biến chuyển trạng thái.
Bên cạnh đó, trong phát ngơn biến thể vị ngữ là vị từ hành động, không phải lúc nào chủ ngữ cũng có thể tùy nghi thay đổi vị trí. Chủ ngữ phải đƣợc chế định qua một số yêu cầu. Chúng ta có thể nói:
{2:7} Cùng lúc ấy chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ.
(Nguyễn Đình Thi, Mặt trận trên cao) Khơng thể nói: Cùng lúc ấy chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ của anh ấy.
Trong khi có thể nói: Cùng lúc ấy một chiếc bình bịch nhỏ của anh ấy chạy tới. Biến thể thay đổi vị trí chủ ngữ trong câu có vị từ hành động là kết quả của quá trình tri nhận nhấn mạnh vào diễn tiến của một hành động bất ngờ, một quá trình thay đổi, một trạng thái chuyển hóa. Tính khơng xác định của chủ ngữ sẽ góp phần quan trọng cho yếu tố bất ngờ, đột nhiên của sự tình.
Song ở những trƣờng hợp khác, chủ thể hành động cần phải đƣợc cá thể hóa thơng qua loại từ, lƣợng từ nhƣ:
{2:8} Đằng sau bƣớc ra một tiểu đội dân quân khác. (Tô Hồi, Ba người khác) Khơng thể nói: Đằng sau bƣớc ra dân quân.
Trong khi có thể nói: Đằng sau dân quân bƣớc ra.
Cá thể hóa chủ ngữ góp phần bổ sung thêm nội dung thơng tin để xác định rõ hơn chủ ngữ. Chữ ngữ chỉ có thể dịch chuyển vị trí nếu những chủ thể của hành động ấy đƣợc minh xác chứ khơng phải một nhóm đối tƣợng bất định (danh từ khối).
Cùng với đó, chủ ngữ cũng cần đƣợc cụ thể hóa. Những yếu tố thể hiện tính cụ thể, theo Lý Tồn Thắng (1984) có nhiệm vụ chỉ rõ cái gì là kẻ trực tiếp mang lại trạng thái cho vị ngữ. Ví dụ trong ngữ liệu sau, khơng phải chửi nhau mà là âm thanh của hành động chửi (tiếng chửi) vang lên với chủ ý của những ngƣời buôn bán:
{2:9} Ở chợ, ầm lên tiếng chửi nhau. Khơng thể nói: Ở chợ, ầm lên chửi nhau.
Trong khi có thể nói: Ở chợ, chửi nhau ầm lên.
Ở một số phát ngôn, thƣờng xuyên bắt gặp những từ tƣợng thanh, tƣợng hình bổ sung ý nghĩa hình tƣợng cụ thể cho các vị từ nhƣ: nằm, đứng, ngồi, v.v., mang chức năng của vị ngữ đƣợc đƣa lên mở đầu phát ngơn cịn chủ ngữ biểu thị chủ thể của những âm thanh, màu sắc, hình dáng đƣợc chuyển về phía sau. Những vị từ này biểu hiện sự tình tƣ thế theo cách phân loại của Dik (1981) hay theo Cao Xuân Hạo (1991) là một hành động [+ Động][+ Chủ ý] nhƣng không chuyển tác, không di chuyển. Và ông chia sẻ cùng quan niệm của Halliday (1985) về ô phân loại chúng: sự tình ứng xử. Ví dụ nhƣ:
{2:10} a. Bên đƣờng đứng trơ trọi một ngơi miếu cổ đen rêu.
(Nguyễn Đình Thi, Vào lửa) b. Bên đƣờng một ngôi miếu cổ đen rêu đứng trơ trọi.
{2:11} a. Lƣng chừng núi, tọa lạc sừng sững đại bảo tháp Mandala. b. Lƣng chừng núi, đại bảo tháp Mandala tọa lạc sừng sững.
Những vị từ này không thể hiện những thay đổi chuyển động bất thƣờng nhƣ vị từ quá trình và một số vị từ hành động trong điều kiện lâm thời, mà kết hợp với từ tƣợng
hiện diện đó đƣợc ngƣời nói tiếp nhận và qua lăng kính truyền đạt của ngƣời nói để tăng thêm những sắc thái dụng học chứ không cịn đơn thuần là những miêu tả bình thƣờng, trung tính về một hành động, một kết quả hành động của sự vật, hiện tƣợng.
2.1.1.3. Trường hợp vị ngữ là vị từ trạng thái
Vị từ trạng thái là những vị từ [- Động][- Chủ ý] (theo Dik) và [- Động][+ Nội tại] (theo Cao Xuân Hạo), vốn đƣợc từ pháp học truyền thống định danh là Tính từ. Trong nhóm vị từ này, vị từ trạng thái biểu thị số lƣợng nhƣ: đơng, đầy, ít, thưa, cạn, v.v. cũng có thể xuất hiện trong những biến thể thay đổi vị trí của chủ ngữ. Những biến thể chứa vị ngữ này nhằm cụ thể hóa cũng là để nhấn mạnh về số lƣợng của chủ thể hiện hữu.
{2:12} a. Đông khách quá! b. Khách đông quá!
{2:13} a. Đầy mặt đất những Châu Chấu, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm.
(Tơ Hồi, Dế mèn phiêu lưu ký) b. Mặt đất đầy những Châu Chấu, Bọ Ngựa, Bọ Muỗm.
Ngồi ra, ở bình diện nghiên cứu phong cách học cũng đã có những nghiên cứu về giá trị tu từ của những trƣờng hợp vị trí chủ ngữ đứng sau những vị ngữ chứa vị từ trạng thái biểu thị phẩm chất nhƣ: đẹp, hùng vĩ, tuyệt vời, trong sáng, kiên cường, v.v. kết hợp từ biểu cảm nhƣ: thay, biết bao, biết mấy, thật v.v. Loại biến thể này chịu tác động của
chức năng biểu cảm nên đặc biệt xuất hiện nhiều trong thi ca.
{2:14} a. Đau đớn thay phận đàn bà. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Phận đàn bà đau đớn thay.
{2:15} a. Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi! (Tố Hữu, Ta đi tới) b. Tổ Quốc ta ơi, đẹp vô cùng.
{2:16} a. Thật vĩ đại, cái trầm lặng đầy tin tƣởng của những con ngƣời.
(Thép Mới, Một số bài viết) b. Cái trầm lặng đầy tin tƣởng của những con ngƣời thật vĩ đại.
Sau khi đã mơ tả và phân tích cấu trúc hình thức của các biến thể cú pháp thay đổi vị trí chủ ngữ, thiết nghĩ cũng cần có một chú ý nhỏ về hiện tƣợng câu tồn tại với trật tự đánh dấu (vị từ - danh từ) tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp các biến thể đang xét, để thấy rõ hơn
Trên bàn có một quyển sách; Ở túi áo gài cây bút máy; Trong vƣờn trồng cam, v.v. đã đƣợc nghiên cứu khá kỹ trong Việt ngữ học. Đối với thành phần đứng trƣớc vị từ, một số ý kiến nhƣ của Diệp Quang Ban (1981) và Trần Ngọc Thêm (1985) chỉ ra giá trị ngữ nghĩa không thể lƣợc bỏ nhƣng vẫn đều chấp nhận ngữ đoạn trỏ địa điểm chỉ là trạng ngữ của câu tồn tại. Luận án ủng hộ cách hiểu thứ hai mà Nguyễn Văn Hiệp (2009) đã khẳng định: “...trong các câu tồn tại, ngữ đoạn chỉ địa điểm ở đầu câu chính là chủ ngữ” [N.V.Hiệp 2009; 148]. Có hai luận cứ bổ sung cho kết luận này rất cần đƣợc nêu ra nhằm củng cố quan điểm cho rằng câu tồn tại: “Trong túi - có - tiền.” khơng thể đồng nhất với
C V B
phát ngôn thay đổi trật tự thành tố: “Tiền - có - trong túi.”. Do vi phạm tiêu chí cấu trúc C V B
cú pháp cũng nhƣ vật quy chiếu tƣơng đồng nên câu tồn tại không đƣợc xem xét trong nghiên cứu biến thể cú pháp của câu. Thứ nhất, xét về nội dung ngữ nghĩa biểu hiện, “tiền” khó có thể là chủ thể của hành động. Ý kiến này chia sẻ với một số nhận định trƣớc đây coi câu tồn tại ẩn đi chủ ngữ. Thứ hai, theo những quan niệm mới về ẩn dụ của Tri nhận luận, các ngữ giới từ hồn tồn có thể đảm đƣơng vai trò chủ ngữ của câu. Những ngữ giới từ ấy là sự ánh xạ trong nhận thức của con ngƣời về một thực thể có thể bao chứa nhiều sự vật tồn tại bên trong nó.
Trƣờng hợp vi phạm tiêu chí nhận diện đặc trƣng quan yếu của biến thể cũng xảy ra tƣơng tự với câu đẳng thức có từ “là”. Một số phân loại nhƣ của Halliday (1985), Cao Xuân Hạo (1991) xếp loại câu này thể hiện sự tình quan hệ. Câu đẳng thức là loại câu sử dụng hai danh ngữ có đồng sở chỉ nhƣng mang chức năng chủ ngữ và bổ ngữ, nối kết bằng từ “là” chỉ quan hệ giữa hai tham tố. Hai danh ngữ này có thể đổi chỗ cho nhau mà không làm thay đổi nghĩa của câu nhƣng đồng thời cũng đổi vai cho nhau trong cấu trúc cú pháp. Xem xét hai câu đẳng thức sau:
“Đại học Văn khoa - là - nơi tôi học tập.” và “Nơi tôi học tập - là - Đại học Văn khoa.”
C V B C V B
Rõ ràng sự đồng nhất về nội dung sự tình chỉ cho thấy hai phát ngơn trên đồng nghĩa. Sự khác nhau trong vai trò ở cấu trúc cú pháp khẳng định những thay đổi vị trí thành tố của